Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Quê em có con sông Như Nguyệt. Sau đây là truyền thuyết của con sông này:
Cuối năm 1076, nhà Tống cho 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu, dưới sự chỉ huy cua tướng Quách Ọuỳ, theo đường bộ ồ ạt kéo vào nước ta. Tại các phòng tuyến biên giới, quân ta đánh những trận nhỏ nhằm cản bước tiến của giặc. Quân Tống tiến tới bờ phía bắc sông Như Nguyệt. Chúng tỏ ra lúns túng vì trước mặt là sông và bên kia là một chiến luỹ rất kiên cố.
Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào để phối hợp vượt sông. Nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công. Hai bên giao chiến ác liệt. Phòng tuyến sông Như Nguyệt có lúc tưởng như sắp vỡ.
Lý Thường Kiệt thúc quân lặng lẽ vượt sông rồi bất ngờ đánh thẳng vào doanh trại giặc. Quân giặc khiếp đảm trước cuộc phản công của quân ta. Chúng không còn hồn vía nào chống cự, vội vã vứt bỏ gươm giáo, tìm đường tháo chạy.
Những con sông: sông Hồng, sông Đáy, sông Cả, sông Vạc… Sông Đáy là một trong những con sông dài ở miền Bắc, nó chảy qua các tỉnh như Hà Nội, Hà Nam, Nam Đinh, Ninh Bình.
Sông Đáy có chiều dài khoảng 240 km với dân số trên lưu vực sông Nhuệ- sông Đáy ước tính lên tới 8200 nghìn người, mật độ trung bình đạt 1003 người/ km2. Nơi đây là khu vực có dân cư, kinh tế xã hội phát triển liên tục từ lâu đời, cho tới nay vẫn là vùng kinh tế- xã hội phát triển nhất châu thổ đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, môi trường đất nước, không khí đang rơi vào tình trạng ô nhiễm làm ảnh hưởng tới hệ sinh thái, cần có những biện pháp khắc phục.
sông hồng
sô hương
sông cà lồ
sông hậu
sông cửu long
Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình đầy gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.
Sông Hồng
Sông Hương Sông Cửu Long
Sông Cà Lồ
sông Hậu
Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.
Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.
Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.
Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.
Câu 1:
Trong văn bản Sông nước Cà Mau, dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng sông nước Cà Mau hiện lên thật sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè và mua một vài món quà lưu niệm. Cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao!
Câu 2:
- Một số con sông địa phương: sông Đồng Nai, sông Đại Nga,..
Giới thiệu:
Sông Đại Nga thuộc thôn Đại Nga, xã Lộc Nga, thành phố Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng. Là một con sông tự nhiên trải dài trên 10km. Con sông có màu nước khá trong vì người dân biết bảo vệ môi trường nước. Với nguồn nước quanh năm dồi dào, con sông (đã )cung cấo đủ nước tưới cho cây cà phê vào mùa khô. Bắc ngang con sông là cầu Đại Nga. Cầu Đại Nga được xây dựng trên tuyến đường quốc lộ 20 vào đầu thế kỉ XXI. Nếu có dịp đến Bảo Lộc, các bạn hãy ghé thăm sông Đại Nga.
Câu 1 :
Dưới ngòi bút tài tình của nhà văn Đoàn Giỏi, cả vùng Cà Mau hiện lên thật là sinh động. Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá. Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương. Thiên nhiên Cà Mau bao la, hào phóng; con người Cà Mau mộc mạc, hồn hậu, dễ thương. Đọc những trang văn của Đoàn Giỏi, ta có cảm giác như đang đi giữa sông nước Cà Mau, tận hưởng hương rừng Cà Mau, đến chơi chợ Năm Căn, dừng lại, bước lên những ngôi nhà bè xem và mua một vài món quà lưu niệm. Ôi! Cái cảm giác được chu du giữa cả một miền sông nước như thế mới thú vị biết bao.
C
- Sông Cà Tỏng
- Sông Cô
Đ
- Sông Đá Vàng
- Sông Đắk Po Kor
- Sông Đắk Trúc
H
- Sông Hà Thanh
K
- Sông Kẻ Cách
- Sông Kôn-Hà Thanh
L
- Lại Giang
- Sông La Tinh
N
- Sông Nước Đinh
S
- Sông Côn
T
- Sông Trà Sơn
Tuỳ từng miền địa lí, học sinh tự kể những con sông của quê mình.
– Khi viết đoạn giới thiệu về một con sông, cần chú ý chỉ ra những nét đặc trưng riêng của con sông quê mình (cảnh vật, những sinh hoạt thường nhật trên sông,…).
- Những con sông Nam Bộ thường có những cọc đáy, có những cù lao và nước chảy rất xiết, mùa lũ có từng đám (từng dề) lục bình trôi, bên bờ là đước bần, những đám ô rô, dừa nước; những con thuyền đuôi tôm, những ghe bầu chợ nặng với tiếng máy nổ đinh tai.
- Những con sông miền Bắc và miền Trung thường hiền hòa trừ mùa lũ. Thuyền buồm; tre xanh hai bờ; nước trong, bãi cát vàng, bãi ngô non…
sông Thạch Hãn ng uồn từ dãy núi Trường Sơn ở phía Tây tỉnh Quảng Trị và đổ ra biển Đông qua Cửa Việt. Sông có lưu lượng dòng chảy trung bình năm khoảng 130 m³/giây. Sông có 37 phụ lưu, diện tích lưu vực 2.660 km². Ba phụ lưu chính là sông Vĩnh Phước, sông Rào Quán (phần thượng nguồn gọi là sông Đa Krông[1]), sông Cam Lộ (phần hạ nguồn gọi là sông Hiếu).[2]
Sông Thạch Hãn chảy qua phía Tây Nam thị xã Quảng Trị (thị xã được hình thành từ làng Thạch Hãn), đoạn rẽ nhánh của dòng Thạch Hãn là sông Vĩnh Định chảy qua phía Bắc thị xã, tại đây, sông bị chặn bởi đập An Tiêm nên lượng nước không lớn. Đoạn qua thị xã Quảng Trị sông rộng 150–200 m, là đường thủy nối liền Quảng Trị lên Ba Lòng, về biển Đông (Cửa Việt).
Từ khi công trình thủy lợi Nam Thạch Hãn hoàn thành (cuối thập niên 1970) thì dòng sông Thạch Hãn mùa hè cạn trơ đáy, có thể lội bộ qua sông đoạn thị xã Quảng Trị và nhiều đoạn khác; mùa lũ thì nước dâng cao ngập toàn thị xã do bờ kênh thủy lợi đồng thời là con đập chắn lũ làm ngập chỉ một phía bắc bờ kênh. Để giải quyết tình trạng này, năm 2006 chính quyền sở tại cho xây dựng các điểm tràn trên bờ đập kênh để chia lũ dòng sông.
Về tên gọi Thạch Hãn, nguyên tên trước là Thạch Hàn [石瀚] có thể được lý giải rằng do ở giữa nguồn có một mạch đá ngầm chắn ngang sông; mạch đá như mồ hôi tiết ra thành dòng chảy, tên sông đặt theo đặc điểm này nên mới có tên là Thạch Hãn. Theo Đại Nam nhất thống chí sông Thạch Hãn dài khoảng 170 dặm bao gồm cả đầu nguồn. Với độ dài như vậy nên lượng phù sa do sông tải đến không nhiều, trừ những ngày lũ lụt, nước thường trong xanh nhìn thấy đáy.
Sông Thạch Hãn từ xưa cho tới nay đều được coi là một con sông quan trọng, là huyết mạch giao thông đường thủy uốn lượn uyển chuyển qua cách lưu vực đồng bằng, các vựa lúa chính của tỉnh Quảng Trị như Triệu Phong, Hải Lăng làm cho giao thông đường thủy giữa các địa phương này rất thuận lợi. Con sông cũng có ý nghĩa về mặt thủy lợi, cung cấp nguồn nước cho các đồng bằng xanh tươi phía dưới hạ lựu thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Thị xã Quảng Trị, nơi mà dòng sông đi qua.
Sách Đại Nam nhất thống chí viết: ... sông Thạch Hãn, từ nguồn Viên Kiều ở bảo Trấn Lao (Lao Bảo) chảy về Đông, đến tuần Ngưu Tất, có khe Trà Nê đến từ phía Bắc châu Lang Thìn (tức là phía Bắc Mường Phin, khoảng Sepone, Sa Van Na Khet ngày nay) chảy vào, lại chảy về phía Đông đến huyện Thành Hóa, có khe Tam Lưu từ phía Bắc chảy vào, quẹo tiếp về phía Đông, qua phía Bắc tỉnh thành Quảng Trị thì mang tên sông Thạch Hãn, đến ngã ba Cổ Thành chia làm hai nhánh:
- Một nhánh chảy lên Đông Bắc đến ngã ba Phú Ông, gặp sông Ái Tử (Vĩnh Phước) ở phía Tây chảy vào, qua huyện Đăng Xương (tức Triệu Phong ngày nay), rồi ngã ba Đại Độ (tức ngã ba Tướng) gặp sông Điếu Ngao từ huyện Thành Hóa (Sông Điếu Ngao qua cửa Điếu Ngao, đến xã Cam Lộ thì gọi là sông
Cam Lộ.), rồi qua ngã ba Giáo Liêm đổ ra cửa Việt.
- Một nhánh chảy xuống Đông Nam, chảy v
,
con sông dã diễn ra nhiều cuộc sông Thạch Hãn
Sông Hồng có tổng chiều dài là 1.149 km bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Việt Nam và đổ ra biển Đông. Đoạn chảy trên đất Việt Nam dài 510 km. Sông Hồng còn có các tên gọi khác như Hồng Hà, hay sông Cái (người Pháp đã phiên tên gọi này thành Song-Koï). Đoạn chảy trên lãnh thổ Trung Quốc được gọi là Nguyên Giang, đoạn đầu nguồn có tên là Lễ Xã Giang. Đoạn từ chảy qua Phú Thọ gọi là Sông Thao, đoạn qua Hà Nội còn gọi là Nhĩ Hà hoặc Nhị Hà. Sử Việt còn ghi sông với tên Phú Lương.
Giới thiệu vắn tắt về con sông Hồng
Bài làm:Sông Hồng là con sông rất riêng của Hà Nội, của đất mẹ Việt Nam. Con sông ấy chẳng những bồi đắp nên nền văn minh sông Hồng - một trong 36 nền văn minh của thế giới mà còn là hệ thống sông lớn nhất miền Bắc Việt Nam, lớn thứ hai trên bán đảo Đông Dương (sau sông Mekong hay Cửu Long).
Với chiều dài 1.126km, qua địa phận Việt Nam là 556km chiếm 49,3%, diện tích toàn lưu vực là 155.000km2 chiếm 45,6% diện tích, sông Hồng còn có 614 phụ lưu, với những phụ lưu lớn như Đà, Lô, Chảy.
Trước khi người Pháp đặt tên cho sông Hồng, nó đã có rất nhiều tên gọi. Mỗi địa phương có một tên sông riêng của mình, ví dụ như sông Thao, sông Cái, sông Nhĩ Hà, sông Nam Sang, Hoàng Giang vì thế nó cũng được coi là con sông có nhiều tên nhất.
Từ bao đời nay, vào dịp lễ hội mùa Xuân và mùa Thu, sông Hồng lại rộn ràng tiếng trống, tiếng chiêng của những đoàn thuyền Rồng đi ra tận giữa sông rước nước sông Mẹ (sông Cái) về thờ và tắm tượng.
Sông Hồng còn được coi là một di tích lịch sử ghi dấu chiến công chống xâm lược. Những trận thắng lớn của nhân dân Việt Nam trong lịch sử phần lớn là những trận đánh trên sông nước như Bạch Đằng (938), (981) trận Tây Kết lần 1, Tây Kết lần 2, Chương Dương, Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1285), Rạch Gầm Xoài Mút (1785); khu vực dốc Hàng Than, đầu cầu Long Biên (xưa là Đinh Bộ Đầu) nơi diễn ra trận đánh oanh liệt của quân và dân ta (29/1/1285) đánh bật ba vạn quân Mông Cổ do Uri-ang Kha-Đai cầm đầu ra khỏi Thăng Long, kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ xâm lược lần thứ hai (1285).
Khoảng ba bốn trăm năm trước, Sông Hồng đã đem lại cho Hà Nội sức sống của một trung tâm thương mại. Hàng hóa từ miền xuôi theo sông Hồng về lại đồng bằng, xuôi những bến bờ lên các tỉnh miền núi, hàng lâm sản miền núi lại theo sông Hồng về đồng bằng. Những bến bờ sông Hồng ấy đã sánh ngang với những bến cảng sầm uất của Châu Âu, các tàu buôn của Pháp, Nhật, Ý, Bồ Đào Nha… tấp nập cập bến sông Hồng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Sông Hồng còn là nhân chứng cho sự hy sinh mất mát và những chiến công oanh liệt của quân và dân Hà Nội.
Tài nguyên du lịch sông Hồng phải kể đến là hệ thống làng Việt. Trên sông Hồng tồn tại nhiều kiểu làng với những xóm chài, làng chài nhỏ mang đậm sắc thái sông nước. Một số làng tồn tại ở vùng đất ven sông ngoài đê chính, chẳng hạn làng gốm Bát Tràng - xưa có mỏ đất Sét trắng là nguyên liệu để làm gốm, đây cũng là vị trí thuận lợi cho giao thông vận tải đường thủy.
Sông Hồng còn nổi bật với những di tích ghi dấu sự kết tinh của lao động. Bản thân đồng bằng sông Hồng là mảnh đất được ông cha ta chú ý bảo vệ bằng hệ thống đê điều kiên cố. Với Hà Nội, kể từ khi xuất hiện đê Cơ Xá vào thời Lý đầu thế kỷ 12 (1108) để bảo vệ kinh thành Thăng Long dọc sông Hồng từ Nghi Tàm đến Lương Yên và đê Quai Vạc…, hệ thống đê sông Hồng của Hà Nội đã có một bề dày lịch sử đến hơn 800 năm./.
Sông Đồng Nai là con sông nội địa dài nhất Việt Nam, lớn thứ nhì Nam Bộ về lưu vực, chỉ sau sông Cửu Long. Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài 586 km (364 dặm) và lưu vực 38.600 km² (14.910 mi2).
Đồng Nai nguyên tên phiên âm tiếng Miên là "Nông-nại". Đây là vùng đất Chân Lạp người Việt vào khai phá trước tiên.
Theo sách cổ Gia Định thành Thông chí của Trịnh Hoài Đức thì sông còn có tên là "sông Phước Long" vì gọi tên theo phủ Phước Long cũ.
Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km²[2], nếu tính từ đầu nguồn sông Đa Đưng thì dài 586 km còn nếu tính từ điểm hợp lưu với sông Đa Nhim phía dưới thác Pongour thì dài 487 km. Sông Đồng Nai đổ vào biển Đông tại khu vực huyệnCần Giờ. Các phụ lưu chính của nó gồm sông Đa Nhim, sông Bé, sông La Ngà, sông Sài Gòn, sông Đạ Hoai và sông Vàm Cỏ. Các chi lưu của nó là sông Lòng Tàu, sông Đồng Tranh, sông Thị Vải, sông Soài Rạp.
Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vượt khỏi miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.
Đến thị trấn Uyên Hưng huyện Tân Uyên tỉnh Bình Dương thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc - Nam ôm lấy cù lao Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thành phố Biên Hòa và đến Nhà Bè thì có thêm chi lưu là sông Sài Gòn. Vì vậyca dao có câu:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về...
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên Biên Hòa.
Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi sông này là "Phước Bình". Sông Đồng Nai hòa với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ về trước khi chảy ra biển Đông.
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa Soài Rạp (rộng 2.000 - 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 15–20 m) đổ vào vịnh Gành Rái.
Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai là nơi phát triển sầm uất của cộng đồng người Minh Hương trước khi vùng đất này trở thành đơn vị hành chính chính thức của Đàng Trong năm 1698.
khá dài đó bn