Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo
Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.
- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.
+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…
Tham khảo:
- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.
* Khu vực Đông Bắc:
+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.
+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).
* Khu vực Tây Bắc:
+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...
* Khu vực Trường Sơn Bắc:
+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.
+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
* Khu vực Trường Sơn Nam:
+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.
+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.
- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:
+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;
+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.
Tham khảo
1.
- Vùng núi Đông Bắc: nằm ở tả ngạn sông Hồng đến biên giới phía Bắc.
- Vùng núi Tây Bắc: nằm giữa sông Hồng và sông Cả.
- Vùng núi Trường Sơn Bắc kéo dài khoảng 600 km từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã.
- Vùng núi Trường Sơn Nam: nằm ở phía nam dãy Bạch Mã, chủ yếu ở khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và một phần Đông Nam Bộ.
2.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc:
+ Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam.
+ Độ cao trung bình phổ biến dưới 1.000 m.
+ Đặc trưng của vùng núi này là những cánh cung núi lớn và vùng đồi (trung du) phát triển mở rộng.
+ Địa hình các-xtơ khá phổ biến, tạo nên những cảnh quan đẹp như vùng hồ Ba Bể, vịnh Hạ Long.
- Đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc:
+ Địa hình cao nhất nước ta với độ cao trung bình 1 000 - 2 000 m, nhiều đỉnh cao trên 2 000 m. Trong vùng có nhiều dãy núi cao (dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Pu Đen Đinh) và những cao nguyên hiểm trở chạy song song, kéo dài theo hướng tây bắc - đông nam.
+ Đặc trưng của địa hình Tây Bắc là bị chia cắt mạnh. Xen giữa các vùng núi đá vôi là các cánh đồng, thung lũng các-xtơ,...
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Bắc:
+ Gồm các dãy núi song song và và so le theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với địa thế thấp, hẹp và được nâng cao ở hai đầu.
+ Là vùng có độ cao trung bình khoảng 1.000 m, một số ít đỉnh cao trên 2.000 m như: Pu Xai Lai Leng (2711 m), Rào Cỏ (2 235 m).
+ Có nhiều nhánh núi đâm ngang ra biển chia cắt đồng bằng duyên hải miền Trung.
- Đặc điểm địa hình vùng Trường Sơn Nam.
+ Địa hình chủ yếu là núi và cao nguyên, có độ cao lớn hơn vùng Trường Sơn Bắc.
+ Địa hình có hướng vòng cung, hai sườn đông và tây Trường Sơn Nam không đối xứng.
+ Dạng địa hình nổi bật là các cao nguyên rộng lớn, xếp tầng, bề mặt phủ đất đỏ badan.
+ Các khối núi cao nằm ở phía bắc và nam của vùng có nhiều đỉnh cao trên 2.000 m như: Ngọc Linh (2 598 m), Chư Yang Sin (2 405 m), Lang Biang (2 167 m),...
+ Chuyển tiếp giữa miền núi, cao nguyên với miền đồng bằng là địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ với những thềm phù sa cổ, có nơi cao tới 200 m.
Tham khảo
Các bộ phận vùng biển Việt Nam | Phạm vi |
Nội thủy | Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. |
Lãnh hải | - Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. - Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. |
Vùng tiếp giáp lãnh hải | - Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải. |
Vùng quyền kinh tế | - Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. |
Thềm lục địa | - Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. |
Tham khảo
- Ví dụ 1 (ảnh hưởng của địa hình đồi núi đến phát triển kinh tế):Quần thể du lịch nghỉ dưỡng Bà Nà (Đà Nẵng) nằm trên núi Chúa thuộc dãy Trường Sơn, ở độ cao 1500 m so với mực nước biển, nên khí hậu mát mẻ quanh năm, thích hợp cho hoạt động du lịch nghỉ dưỡng.
- Ví dụ 2 (ảnh hưởng của địa hình bờ biển đến phát triển kinh tế): Vịnh Vân Phong nằm ở phía bắc tỉnh Khánh Hòa, thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là một trong những vịnh kín gió khi được bán đảo Hòn Gốm che chắn. Xét về địa hình, Vân Phong có điều kiện thuận lợi để phát triển cảng nước sâu khi có độ sâu tự nhiên lớn (khoảng 60 km bờ biển có độ sâu từ 15 - 22 m), không bị bồi lắng và luồng vào cảng ngắn với độ sâu trên 22 m. Với vị trí nằm gần đường hàng hải quốc tế, nơi đây có điều kiện thuận lợi để xây dựng cảng trung chuyển quốc tế và phát triển kinh tế biển.
Tham khảo
- Một số dạng địa hình chính của nước ta:
+ Địa hình đồi núi
+ Địa hình đồng bằng
+ Địa hình bờ biển và thềm lục địa.
Tham khảo
Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.
* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng:
+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.
- Đồng bằng sông Cửu Long:
+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.
+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…
* Đồng bằng ven biển miền Trung:
- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.
- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.
Tham khảo
Lĩnh vực | Tác động |
Chính trị | - Quyền lực nằm trong tay người Pháp. - Một bộ phận địa chủ phong kiến bị biến thành tay sai, công cụ thống trị và bóc lột của chính quyền thực dân. |
Kinh tế | - Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam, tồn tại song song với quan hệ sản xuất phong kiến. - Tài nguyên vơi cạn. - Kinh tế Việt Nam phát triển thiếu cân đối, lệ thuộc nặng nề vào kinh tế Pháp. - Việt Nam bị biến thành nơi cung cấp tài nguyên, nhân công rẻ mạt và thị trường tiêu thụ độc chiếm của Pháp. |
Văn hoá, giáo dục | - Văn hóa phương Tây du nhập vào Việt Nam - Trong xã hội vẫn tồn tại nhiều hủ tục, tệ nạn. |
Tham khảo
Khu vực
Phạm vi
Đặc điểm hình thái
Tây Bắc
Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.
- Địa hình cao nhất nước ta, với
các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam.
- Có các dãy núi thấp, sơn nguyên, cao nguyên đá vôi và các cánh
đồng thung lũng,...
Đông Bắc
Tả ngạn sông Hồng
đến biên giới phía
Bắc.
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Có 4 dãy núi hình cánh cung
(Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo.
- Có địa hình cac-xtơ.
Trường Sơn Bắc
Phía nam sông Cả
đến dãy Bạch Mã.
- Là vùng núi thấp.
- Hướng tây bắc - đông nam.
- Gồm nhiều dãy núi song song,
so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.
Trường Sơn Nam
Phía nam dãy Bạch
Mã đến Đông Nam Bộ.
- Gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên
xếp tầng.