Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. " Tôn sư trọng đạo " là tôn trọng , kính yêu , biết ơn với các thầy cô giáo ở mọi nơi mọi lúc . Coi trọng và làm theo những điều thầy cô dạy bảo . Có những hành động đền đáp công ơn đối với thầy , cô .
2. Những biểu hiện cụ thể của việc tôn sư trọng đạo là :
_ Cư xử có lễ độ , vâng lời thầy - cô giáo , làm cho thầy cô vui lòng , nhớ ơn thầy cô cả khi không học thầy cô đó nữa , thực hiện tốt nhiệm vụ của người HS , quan tâm thăm hỏi thầy cô , giúp đỡ thầy cô khi cần thiết , .......
Ý nghĩa của việc Tôn sư trọng đạo trong cuộc sống con người :
_ Giúp ta tiến bộ , trở thành người có ích cho xã hội
_ Giúp các thầy cô làm tốt trách nhiệm nặng nề , vẻ vang của mình là đào tạo nên nhưng lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .
3. Trái với tôn sư trọng đạo là thái độ :
_ Có thái độ vô lễ với thầy cô : gặp không chào hỏi, nói không thưa gửi, cãi lại thầy cô giáo, coi thường những môn học mà mình cho là môn học phụ… Ra vào lớp không xin phép thầy cô.
_ Không làm bài tập và học bài cũ.
_ Sử dụng tài liệu, quay cóp trong khi làm bài.
_ Không thực hiện đúng nội qui nhà trường đề ra
4. Người học sinh là người đang ngồi trên ghế nhà trường, em thấy mình nên thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thầy cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn lòng,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô. Giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc, biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.
Nhà hắn thuộc dạng “khó ba đời”. Ba hắn xưa là ông giáo làng, thất chí nên bỏ việc, về cày ruộng. Mấy mảnh đất màu trồng rau đậu và vài sào ruộng chỉ đủ nuôi 5 miệng ăn. Gặp khi bão lũ, sâu bệnh thì mùa màng mất trắng. Cả nhà phải bữa đói bữa no, một hạt cơm “cõng” bốn năm lát sắn.
Mẹ bệnh liên miên. Mấy anh chị đã có gia đình riêng, đều nghèo kiết xác. Hắn phải phụ ba mọi việc. Ba bảo đừng làm nữa, lo mà học hành. Nghèo thì phải lo học, “không thì cả đời làm kiếp ngựa trâu cày bục mặt như bố mẹ”. Hắn không sợ nghèo, chỉ sợ không có điều kiện học. Mà không có điều kiện thật. Năm hắn chuẩn bị thi tốt nghiệp cuối cấp THCS, trời hạn kinh khủng. Mất mùa, cả làng đói, nhà hắn cũng ăn khoai sắn cầm hơi. Rồi đến lúc không còn khoai sắn mà ăn. Mẹ phải ăn cháo lỏng. Hắn đứng nép sau phên tre, nhìn mẹ ôm bụng nhăn nhó đau mà nước mắt chảy ròng ròng. Giọt nước mắt thằng con trai tuổi đang lớn đong đầy sự tủi thân.
Không tiền đóng học phí, không tiền ăn học, hắn quyết định nghỉ, “đút vở bụi tre”, lên thành phố kiếm cơm.
Trước khi lên thành phố, hắn đến thăm cô Loan dạy Văn. Hắn là đứa học trò cô Loan thương nhất vì nhà nghèo, hiền ngoan, học khá. Vừa thưa chuyện, cô Loan đã tát một cái làm hắn nảy đom đóm. Cô giận. Hắn khóc. Đoạn, cô dúi vào tay hắn một xấp tiền mỏng. "Em nghỉ học mấy ngày qua, cả lớp đều biết. Các bạn gom góp mỗi người một chút tặng em đóng học phí…”.
“Một chút” của các bạn, ấy là mỗi người một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi…, trong đó có cả phần của cô Loan. Nhà ai cũng nghèo sát đất như nhà hắn chứ có khá gì hơn. Cô Loan gom lại, chở hết xuống chợ huyện bán, lấy tiền đem về.
Hắn cầm xấp tiền tình nghĩa, thầm nghĩ: Cái sự học cao quý là thế lẽ nào hắn dám bỏ, trong khi cô giáo và bạn bè hết lòng lo cho hắn. Cái tình người, tình bạn trong lúc hàn vi cao cả là thế, nỡ nào hắn “phụ bạc”.
Hắn quyết định phải học. Học thật giỏi.
Mười năm sau, hắn trở về. Nơi thứ hai hắn ghé thăm sau khi về nhà mình là cô Loan. Ấy là dịp 20-11, trên tay hắn là một món quà hết sức đặc biệt, được bỏ trong một chiếc bao tải to.
Trong đó là một rổ khoai, nửa ang lúa, một bó mía, một lọn củi… Món quà tựa ngày xưa. Bạn bè năm cũ không hẹn mà gặp, cùng tụ tập ở nhà cô Loan đông đủ. Cùng nhìn món quà “lạ”, cùng kể về cú tát năm xưa, mọi người phá lên cười sung sướng!
“Lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “nhân bất học bất tri lý”… Ôi, hiểu và làm được theo những lời răn dạy ấy, tình người, tình đời đẹp biết bao nhiêu…
Cây cam trong vườn vào cuối tháng 10 đã chín. Những quả cam căng mọng, tròn to ánh lên màu vàng tươi. Chiều thứ bảy hôm trước, ông bắc ghế chọn cắt 20 quả cam to nhất, đẹp nhất, giống cam Giàng nổi tiếng vừa thơm, vừa ngọt. Mười quả cam, ông xếp lên hai đĩa to bày lên bàn thờ. Mười quả cam còn lại, ông xếp cẩn thận vào chiếc làn mĩ nghệ, quả cam nào cũng có cuống và hai lá.
Sáng chủ nhật hôm sau, ông gọi hai cháu lại và bảo:
- Cháu Lương ở nhà coi nhà. Có ai đến chơi, cháu thưa là ông đi sang làng Trịnh độ 10 giờ mới về. Còn cháu Quân đi theo ông; ăn mặc phải tươm tất vào.
Bảy giờ sáng, nắng tháng mười vàng hoe. Ông đi trước, em xách làn cam theo sau. Những năm trước đây, anh Quang còn ở nhà, chỉ có anh mới được đi theo ông khi có việc gì đó.
Anh Quang đã vào Đà Nẵng học đại học, đây là lần đầu tiên em được vinh dự đi theo ông.
Đường liên thôn, liên xã đã được xi măng hóa rất phẳng và thẳng tắp, thỉnh thoảng có một chiếc xe máy vút qua. Vượt qua cánh đồng lúa chín, đi dọc con mương dài, rẽ vào làng Trịnh. Đến gốc đa làng vào cái đình bốn góc uốn cong, có hai con nghê đá... ông dừng lại nói: hơn 60 năm về trước, ông học với cụ giáo Bình, học trong đình làng đây. Bàn ghế kê bằng cánh cửa. Học thích lắm, vui lắm ! Ông cháu ta sắp vào thăm cụ.
Con trai trưởng cụ giáo Bình hiện là kĩ sư đang công tác ở phòng Nông nghiệp - Nông thôn huyện nhà ra chào và tiếp chuyện ông. Hai đứa bé con bác Lợi cũng đang học Tiểu học ra chơi với em. Lần đầu mới gặp, nhưng cùng trang lứa nên chúng em quen thân ngaỵ.
Ông bày 10 quả cam lên cái mâm bồng sơn son thếp vàng trang trọng đặt lên bàn thờ, rồi thắp hương khấn. Ông nói với bác Lợi:
- Ảnh thầy bị ẩm và mờ đi. Có lẽ ta nên chụp lại, phục chế lại, bác Lợi nhỉ.
- Vợ chồng em và các cháu cũng đã bàn định rồi đấy ạ...
Hết tuần hương, ông lại thắp hương cắm lên bàn thờ, chắp tay vái rồi xin phép bác Lợi, hai ông cháu ra về.
Lúc về, hai ông cháu đi tắt cánh đồng lúa tốt bời bời. Ông kể lại một số kỉ niệm về cụ giáo Bình. Ông nói:
- Cụ giáo Bình nghiêm khắc lắm, nhưng không đánh học sinh bao giờ. Hôm nào trời mưa, học trò xa, cụ giữ lại cho ăn cơm, ăn khoai vui lắm. Chữ cụ rất đẹp, dạy môn gì cũng giỏi. Máy bay Mĩ ném bom trường học, cụ là Hiệu trường và hai thầy giáo trẻ đã hi sinh vào năm 1971. Ngày mai, 11 tháng 11 là giỗ cụ đó. Ông cháu ta hôm nay sang là để thắp hương và dâng cụ mấy trái cam đầu vụ. Nhờ cụ dạy dỗ mà ông mới nên người, mới có gia đình cháu ngày nay.
Em bâng khuâng nghĩ: "Mùa cam sang năm, cháu lại được theo ông sang thăm cụ giáo Bình lần
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn
Bán tự vi sư , nhất tự vi sư
Nhất quý nhì sư
để trở thành người biết tôn sư trọng đạo chúng ta cần
chăm học chăm làm lễ phép vs thầy cô
thường xuyên hỏi thăm giúp đỡ khi thầy cô cần thiết
luôn nghĩ đến coong lao thầy cô mong muốn đền đáp công lao đo
tục ngữ và thành ngữ sau:
Tiên học lễ, hậu học văn
- Không thầy đố mày làm nên
- Học thầy chẳng tầy học bạn
- Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ
- Một kho vàng không bằng một nang chữ
- Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học
tiên học lễ ,hậu học văn
một chữ cũng là thầy ,nửa chữ cũng là thầy
ko thầy đố mày làm nên
nhất tự vi sư,bán tự vi sư
cách rèn luyện :
làm tròn trách nhiệm của ng hs
vâng lời thầy cô giáo
usually hỏi thăm thày cô giáo lúc cần thiết
áp dụng định lí Pain ta có
Pain(ác) + yahiko=tốt ( yahiko = đèn ) :))
Pain + Obito(ác)= ác ( Obito = mực ) :))
ta lại có
Obito+Rin(tốt)= tốt ( Rin = đèn)
Obito+Madara(ác)=ác ( Madara = mực )
ta lại có
Madara+izuna(tốt)=tốt ( izuna là đèn )
Madara + zetsu(ác) = ác ( zetsu = mực )
từ những điều trên ta suy ra được , gần mực thì đen gần đèn thì sáng
2, trường hợp ngoại lệ
Kabuto ( tốt ) + orochimaru ( ác ) = ác ( => orochimaru = mực )
Jiraya + orochimaru ( ác ) = tốt ( ngoại lệ )
Orochimaru (ác)+ jiraya ( tốt ) = ác ( ngoại lệ )
từ những điều trên ta suy ra được gần mực chưa chắc đen và gần đèn chưa chắc sáng
hững câu tục ngữ được xem là "túi khôn" của nhân loại. Sau những câu văn ngắn gọn, có vần điệu, có lớp nghĩa hiển ngôn hiển hiện rõ ràng là lớp nghĩa hàm ẩn sâu xa. Ở đó, nhân dân ta đã thể hiện kinh nghiệm, tư tưởng, quan điểm, hay đơn giản hơn là những điều quan sát được trong thiên nhiên và sự liên tưởng qua việc quan sát đó. Sự kiện ấy đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ và nổi bật là câu: "Lá lành đùm lá rách".
Với những hình ảnh gần gũi, giản dị, câu tục ngữ này dễ dàng tạo nên một ấn tượng riêng trong lòng người đọc. Ngắn gọn thế nhưng câu tục ngữ lại chứa đựng những ba nghĩa chính. Xét về nghĩa đen có người bảo "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ một hiện tượng tự nhiên. Trên cây, những chiếc lá lành lặn, mạnh mẽ bao giờ cũng vươn lên và cũng luôn ỏ phía trên những chiếc lá có đôi chút rách nát, yếu ớt như để che chở, bao học. Tuy đó chỉ là một cái nhìn chủ quan của dân gian xưa về một hiện tượng tự nhiên nhưng nó cũng đã thể hiện tình cảm của họ thời đó. Còn có một cách giải thích khác được lưu truyền. Cách giải thích ấy cho rằng "Lá lành đùm lá rách" là để chỉ những lớp lá khi gói luôn là những chiếc lá không mấy lành lặn rồi mới đốn những chiếc lá lành lặn, đẹp đẽ. Cái cách gói ấy đã có từ muôn đời, đến nay đã thành cái lệ, cái tập tục, cái thói quen của những người làm bánh.
Nhưng dù lớp nghĩa đen nay có là gì đi nữa thì ẩn sâu trong nó vẫn là một lớp nghĩa bóng đẹp đẽ, sâu xa. Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện tinh thần tương thân tương ái, bao bọc, che chở những con người khó khăn hơn, và cả những chiếc lá rách nát, xấu xí để cuộc sống sẽ như một cái cây tươi tốt, đâm chồi nảy lộc. Những ý nghĩ sâu sắc ấy đã dạy cho chúng tôi một bài học về cách làm người, về cách ứng xử trong xã hội, trong cuộc sống này. Qua đó mỗi người cũng đã tự thấy được bổn phận, trách nhiệm của mình là phải bao bọc, chở che cho những con người bất hạnh hơn. Nói đúng ra là phải biết thương yêu, chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau để cuộc sống bớt khổ đau, đói nghèo và bất hạnh. Có vậy, mối quan hệ giữa con người trong xã hội mới đúng nghĩa "đồng bào" mà cha ông xưa đã răn dạy.
Những câu tục ngữ luôn như vậy, ngắn gọn mà chứa đựng một bài học sâu sắc. Hi vọng rồi đây, vốn kiến thức của em sẽ ngày một dày hơn lên, có thêm nhiều những câu ca dao, tục ngữ hay như vậy. Chắc chắn em sẽ cố gắng hết mình để nghe lời và thực hiện tốt những gì đã được đúc kết từ mỗi lời dạy đó.
Dân tộc Việt Nam với lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước, trong suốt chiều dài lịch sử ấy có những truyền thống tốt đẹp được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Một trong số đó là truyền thống yêu thương con người tinh thần tương thân tương ái được thể hiện qua câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”.
Như đã nói ở trên, truyền thống yêu thương con người, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau lúc khó khăn là một trong những truyền thống lâu đời nhất của dân tộc ta.
Về câu tục ngữ, câu này có hai lớp nghĩa, xét về lớp nghĩa đen là lớp nghĩa mà ta có thể thấy nó hiện ngay trong từng chữ mà chúng ta không cần phải suy luận gì. Lớp nghĩa này có thể hiểu là trong một cây, những chiếc lá lành có thể “che chở” cho những chiếc lá rách nát không lành lặn để cùng nhau vượt qua một trận mưa bão mà chiếc lá rách kia không bị rụng xuống. Từ lớp nghĩa đen này, ta có thể suy ra lớp nghĩa bóng của câu tục ngữ – là lớp nghĩa không hiển thị trực tiếp và người đọc phải tự suy luận ra dựa trên lớp nghĩa đen. Với câu tục ngữ này ta có thể hiểu nghĩa bóng của nó là nói về tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái giúp đỡ nhau lúc gặp khó khăn, hoạn nạn. Những người giàu thì giúp đỡ người nghèo, người đầy đủ thì giúp đỡ người túng thiếu. Cũng có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về tinh thần này như câu: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”, hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”.
Câu tục ngữ đã trở thành một lối sống cao đẹp của nhân dân ta từ xưa đến nay và luôn được gìn giữ, phát huy qua từng thế hệ. Điều này được thể hiện qua những hành động thiết thực và ý nghĩa như chương trình “Vì người nghèo”, “Lục lạc vàng”, “Vượt lên chính mình” với nội dung đều là giúp đỡ những người nghèo vượt qua khó khăn, thử thách.
Trường em cũng có rất nhiều hoạt động với nội dung này như là khuyên góp quần áo, sách vở ủng hộ những bạn có hoàn cảnh khó khăn ở những vùng dân tộc khó khăn hay vùng sâu vùng xa. Mỗi dịp Tết đến xuân về thì học sinh trong trường và các thầy cô góp tiền để mua quà Tết cho những bạn thuộc diện khó khăn của trường. Đây đều là những hành động nhỏ nhưng rất thiết thực, giúp đỡ một phần nào khích lệ động viên tinh thần giúp họ vững tin hơn trong cuộc sống.
Câu tục ngữ có ý nghĩa rất sâu sắc, đó là tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn hoạn nạn, đây là một truyền thống tốt đẹp cần được gìn giữ và phát huy.
Dàn ý đoạn:
a. Giải thích
- Thất bại: không đạt được kết quả, mục tiêu mà mình đã đặt ra.
- Thành công là đạt được những gì mình mong muốn.
- Mẹ là người sinh ra con, ẩn dụ cho cội nguồn
=> Câu tục ngữ đã khẳng định thất bại là cội nguồn sinh ra thành công.
b. Bàn luận vấn đề
- Thất bại khiến người ta buồn, đau đớn và sẽ tìm ra nguyên nhân để khắc phục, sửa chữa những sai lầm mình từng mắc phải.
- Người thất bại sẽ có được kinh nghiệm từ chính thất bại để tôi rèn ý chí.
- Người thất bại sẽ thấy cần nỗ lực hơn nữ để khẳng định mình, để thoát khỏi mặc cảm kém cỏi. Đó cũng chính là động lực để vươn đến thành công.
-…
c. Bài học và liên hệ bản thân
- Khi gặp thất bại trên đường đời đừng vội vàng nản chí, cần bình tĩnh, nghiêm khắc nhìn lại bản thân, rút kinh nghiệm và tiếp tục cố gắng.
- Câu tục ngữ là lời an ủi, động viên những người gặp thất bại.
- Liên hệ bản thân
Tôn sư là người học trò phải iết kính trọng và tôn trọng vai trò của người thầy trong suốt quá trình dạy học , kể cả trong cuộc sống . Trọng đạo là người học trò phải biết tôn trọng , lễ phép , kính trọng người thầy vì thầy là người đã giảng dạy truyền bảo cho chúng ta biết thế nào là đạo đức , đạo nghĩa , nhân cách làm người và những tri thức khác về mọi mặt của đời sống tự nhiên , cuộc sống ngoài xã hội ,.. => TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO là đối xử lễ phép , thành kính , tôn trọng thầy , cô giáo - những người đã có công dạy dỗ chúng ta nên người .
BẠN KICK MIH NHA
CHÚC BẠN HỌC TỐT <3 <3 <3