K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 8 2016

Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùa hồi chín phả  qua mặt

Vì từ phả mang sắc thái nghĩa mạnh nhất trong các từ

16 tháng 8 2016

Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt 

16 tháng 8 2016

Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất

Vì từ ngây ngất giúp bộc lộ được sức mạnh mẽ của hương thơm hoa tràm làm lay động đến long người

16 tháng 8 2016

Nắng bốc hương hoa tràm thơm.........................(sực nức , ngây ngất , thoang  thoảng)

Chúc bạn học tốt!

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn...
Đọc tiếp

Câu 1 (2 điểm) Trong các từ chứa từ “bảo” sau, có một từ không thuộc nhóm nghĩa với các từ còn lại. Đó là từ nào? Vì sao từ đó không thuộc nghĩa với các từ còn lại?

Bảo an, bảo dưỡng, bảo hành, bảo hộ, bảo mật, bảo quản, bảo toàn, bảo tồn, bảo vật, bảo vệ.

Câu 2 (2 điểm) Cho câu: “Khi mùa rét đến, cánh đồng chỉ còn lại trơ gốc rạ, mẹ Lê lo sợ không ai mướn mình” (theo Thạch Lam)

  1. Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép, vì sao?
  2. Khi câu trên là câu đơn, bộ phận “cánh đồng chỉ còn trơ gốc rạ” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào? Bộ phận đó làm rõ ý nghĩa cho từ nào của câu?

Câu 3 (2 điểm) Khi nói về mùi thơm của hương hồi, trong bài “rừng hồi xứ Lạng”, Tô Hoài viết:

“Ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt”.

Theo em, vì sao trong câu trên, dùng “chảy” hay hơn và gây ấn tượng hơn dùng từ “bay” hoặc “thổi”?

Câu 4 (4 điểm) Cảnh bình minh nơi đâu cũng đẹp. Đó là khi mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, những tia nắng dịu dàng, đã xuyên thủng màn sương bao phủ núi đồi. Đó là khi những tia nắng ban mai hình rẻ quạt bắt đầu chiếu rọi xuống làng xóm thanh bình. Đó là buổi hừng đông với những tia nắng hồng nhảy nhót trên mặt biển. Đó là khi tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn khắp phố phường.

Em đã từng được ngắm một cảnh bình minh như thế, hãy tả lại.

1
11 tháng 2 2020

Tôi có thẻ chỉ trả lời câu 1:

Mình nghĩ là bảo vật là khác với từ còn lại

Câu 1: Cho câu văn sau: Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuân viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm. a, Hãy chỉ ra bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên. b, Có thể lược bỏ bộ phận chủ ngữ (vị ngữ) trong câu văn trên được không? Vì sao? Câu...
Đọc tiếp

Câu 1: Cho câu văn sau:

Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuân viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên ở trung tâm thành phố Nam Định, tượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đứng lồng lộng, uy nghiêm.

a, Hãy chỉ ra bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn trên.

b, Có thể lược bỏ bộ phận chủ ngữ (vị ngữ) trong câu văn trên được không? Vì sao?

Câu 2:

a, Thay đổi trật tự từ ngữ dưới đây để tạo thành 6 câu văn khác nhau: từ cuối ngõ, hai cậu bé, xuất hiện.

b, Hãy chọn một từ đồng nghĩa trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống để tạo thành câu văn nói về sức quyến rũ mạnh mẽ của câu thơ và giải thích vì sao em chọn từ đó.

Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín ... qua mặt. (hả, bay, chảy)

2
23 tháng 2 2017

Câu 1:

a, Trạng ngữ: Dưới bầu trời trong xanh, trên một khuân viên thoáng đãng cạnh hồ Vị Xuyên ở trung tâm thành phố Nam Định.

Chủ ngữ: Tượng quốc công tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Vị ngữ: Đứng lồng lộng, uy nghiêm.

b, Không thể lược bỏ bộ phận chủ ngữ hay vị ngữ trong câu văn trên. Vì đó là những bổn phận có chức năng thông báo cụ thể, nếu lược bớt 1 trong 2 bộ phận chính đó thì câu văn sẽ không diễn đạt được ý trọn vẹn.

Câu 2:

a, Ta có các câu văn sau:

- Từ cuối ngõ hai cậu bé xuất hiện.

- Từ cuối ngõ xuất hiện hai cậu bé.

- Xuất hiện từ cuối ngõ hai cậu bé.

- Xuất hiện hai cậu bé từ cuối ngõ.

- Hai cậu bé từ cuối ngõ xuất hiện.

- Hai cậu bé xuất hiện từ cuối ngõ.

b, Câu như sau:

Ai cũng muốn ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt.

Chọn từ "chảy" vì từ mùi hương như nén lại thành dòng nước cho thấy sự tác động mạnh mẽ.

28 tháng 2 2017

Câu này bạn làm rồi , cô giáo chữa luôn rồi ấy chứ .

Bạn tự làm câu hỏi mà bạn đặt ra ấy thôi .

Bây giờ tớ giở vở chép đáp án bài đó cũng được .

hiuhiu

31 tháng 7 2017

Chọn d

18 tháng 6 2019

a, Mùi hồi vốn được cảm nhận bởi thính giác nay được chuyển sang cảm nhận bằng thị giác.

→ Mùi hồi thơm như những dòng chảy bất tận đi ngang mặt. Cách viết thể hiện được cụ thể cái say đắm, ngất ngây trong cảm nhận tinh tế của tác giả.

26 tháng 11 2016

Tác giả đã dùng nghệ thuật lặp lại từ để nhấn mạnh hương thơm của quả thảo

26 tháng 11 2016

Tác giả đã lặp lại rất nhiều từ thơm để nhấn mạnh hương thơm của thảo quả

25 tháng 10 2019

Chọn câu “đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con” sẽ hợp lý hơn vì câu này nhấn mạnh hoạt động tiến lại gần, tạo sự bất ngờ, gay cấn.

Các từ ngữ ẩn dụ:

  • (Mùi hồi chín) chảy

=>  thể hiện được cụ thể hơn, rõ ràng hơn cái đắm say, ngây ngất của mọi người khi ngửi thấy mùi hồi chín.

  • (Ánh nắng) chảy;

=> sự chuyển đổi này giúp gợi tả sinh động hình ảnh của nắng, nắng không còn đơn thuần là "ánh sáng" mà còn hiện ra như là một "thực thể" có thể cầm nắm, sờ thấy.

  • (Tiếng rơi) rất mỏng;

=> cái nhẹ của tiếng lá rơi được gợi tả tinh tế, trở nên có hình khối cụ thể (mỏng - vốn là hình ảnh của xúc giác) và có dáng vẻ (rơi nghiêng - vốn là hình ảnh của thị giác).

  •  Ướt (tiếng cười).

=> gợi tả được tiếng cười của người bố qua sự cảm nhận của tâm hồn trẻ thơ hồn nhiên.

Các hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác ở trên cho thấy: với kiểu ẩn dụ này, không những đối tượng được miêu tả hiện ra cụ thể (ngay cả đối với những đối tượng trừu tượng) mà còn thể hiện được nét độc đáo, tinh tế trong sự cảm nhận của người viết, những liên tưởng, bất ngờ, thú vị là sản phẩm của những rung động sâu sắc, sự nhạy cảm, tài hoa.

15 tháng 6 2018

Trong gia đình, ai cũng thương yêu em hết mực, nhưng mẹ là người gần gũi, chăm sóc em nhiều nhất.
Năm nay, mẹ em bốn mươi tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tôn thêm vẻ đẹp sang trọng của người mẹ hiền từ. Mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng . Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến thương yêu. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi thắm hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười, nhìn mẹ tươi như đóa hoa hồng vừa nở ban mai. Đôi bàn tay mẹ rám nắng các ngón tay gầy gầy xương xương vì mẹ phải tảo tần để nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng.Mẹ làm nghề nông nhưng mẹ may và thêu rất đẹp. Đặc biệt mẹ may bộ đồ trông thật duyên dáng, sang trọng.Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ dạy cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo... Mẹ em là vậy. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm! Mỗi khi được mẹ ôm ấp trong vòng tay ấm áp của mẹ, con thấy mình thật hạnh phúc vì có mẹ .Mẹ ơi! Có mẹ, con thấy sướng vui. Có mẹ, con thấy ấm lòng. Trong trái tim con, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời con. Con luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ.

từ trái nghĩa:trắng-đen

từ đồng nghĩa:đẹp-xinh
còn bài 2 : bn tự lm nha !