Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tác dụng của so sánh: tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời thể hiện được sức sống căng tràn của mùa xuân đã tác động và làm cho người người cũng tràn đầy cảm xúc và sự tươi mới.
- Sự khác biệt: Cách so sánh ở bài 2 là so sánh sự vật, hiện tượng này với một sự vật hiện tượng khác, còn cách so sánh ở bài này là sự vật được so sánh với một hoạt động, một sự vận động đang diễn ra.
Tác dụng:
- Tăng tính biểu hình biểu đạt gây ấn tượng với người đọc.
- Miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên sau mưa.
- Trí tưởng tượng đầy thú vị của tác giả kết nối giữa hành động giữa con người và thiên nhiên.
a,
- So sánh: đôi mày ai như trăng mới in ngần.
- Đôi mày ai như được trăng in ngần tạo thành hình dáng rất đẹp.
→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cũng như tình yêu thiên nhiên của tác giả.
b,
- So sánh: Trời sáng lung linh như ngọc.
- Điểm tương đồng giữa trời sáng lung linh với ngọc thì đều là những sự vật đẹp, có ánh sáng và màu sắc lung linh.
→ Ý nghĩa: tăng thêm sức gợi hình gợi cảm cho màu sắc lung linh của bầu trời.
Từ ngàn đời nay, tạo hóa đã ban cho con người thiên nhiên, thứ quý giá nhất của đất trời với biết bao những cảnh vật thật kỳ vĩ và thơ mộng. Những hàng cau xanh mượt mà gửi hình bóng của mình xuống dòng sông thơ mộng êm đềm, không sóng gió. Những thảo nguyên rực rỡ sắc màu với hàng ngàn bông hoa đua nhau khoe sắc. Bầu trời xanh ngắt trên cao với những đám mây bồng bềnh trôi mải miết về tận chân trời. Những tia nắng chói chang của mặt trời xóa đi màn đêm u tối. Những người giản dị, mộc mạc, có tâm hồn đồng cảm, chan hòa với mọi người thì mới cảm nhận được giá trị cũng như nét đẹp của thiên nhiên. Đến với thiên nhiên, con người sẽ cảm thấy như phần nào nhẹ bớt đi những gánh nặng ở trong lòng, tâm hồn như thư thái hơn, mọi lo toan, u sầu trong lòng mỗi người đều tan biến. Trong ta lúc bấy giờ chỉ còn một khoảng không diệu kỳ. Khoảng không của lòng nhân ái, tình yêu thương của chính ta với thiên nhiên.Vậy đó, thiên nhiên là như thế đó, hạnh phúc sao khi được sống cùng với thiên nhiên món quà kỳ diệu của tạo hóa ban tặng cho con người.
Chúc bạn học tốt!
d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.
- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.
Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).
/hoi-dap/question/108228.html
1. Phép so sánh thể hiện qua từ : bao nhiêu ... bấy nhiêu
2. Cấu trúc : dạng bao nhiêu.... bấy nhiêu.
3. Chỉ ra : bến cảng - đông vui, tàu - mẹ, tàu - con, xe - anh, xe - em tíu tít nhận hàng chở hàng , bận rộn.
Tác dụng : Những sự vật hiện tượng như được gần gũi với con người với những hoạt động của con người ở biển rảng, rất đông vui, nhộn nhịp tấp nập.
Trong VD có câu rút gọn là:
- Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
- Dừng chân đứng lại trời non nước
* Thành phần được rút gọn trong hai câu thơ trên là chủ ngữ, ta có thể khôi phục lại như sau:
- Chúng ta (chúng tôi, ta, tôi) bước tới Đèo Ngang
- Chúng ta (chúng tôi, tôi, ta) dừng chân đứng lại trời non nước.
=> Như vậy, qua VD tiêu biểu trên ta dễ dàng nhận thấy: Trong thơ ca, ca dao có rất nhiều câu rút gọn được sử dụng. Vì trong thơ và ca dao thường dùng lối diễn đạt ngắn gọn, súc tích, ở đó tác giả dân gian thường giấu mình đi. Hơn nữa, do số lượng câu chữ hạn chế và cách hiệp vần cũng làm xuất hiện nhiều câu rút gọn.
Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi là:
- Hình ảnh so sánh “Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã/ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang”
→ Tác dụng: tái hiện vẻ đẹp của con thuyền lúc ra khơi như một sinh thể sống động, đẹp đẽ, tràn đầy sức mạnh, lướt băng băng vượt qua dòng sông hướng về biển lớn; đồng thời gợi lên vẻ đẹp của con người lao động - hiên ngang, hào hùng như những kĩ sĩ, tráng sĩ
- Hình ảnh so sánh kết hợp nhân hóa “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng/ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
→ Tác dụng:
+ Giúp hình dung rõ hơn một điều tưởng vô hình là cái hồn, cái chất riêng của làng chài và những con người nơi đây.
+ Gợi được vẻ đẹp của người dân làng chài với tình yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương