Bao...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Phép so sánh thể hiện qua từ : bao nhiêu ... bấy nhiêu

2. Cấu trúc : dạng bao nhiêu.... bấy nhiêu.

3. Chỉ ra : bến cảng - đông vui, tàu - mẹ, tàu - con, xe - anh, xe - em tíu tít nhận hàng chở hàng , bận rộn.

Tác dụng : Những sự vật hiện tượng như được gần gũi với con người với những hoạt động của con người ở biển rảng, rất đông vui, nhộn nhịp tấp nập.

Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:     Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau...
Đọc tiếp

Hãy chỉ ra các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau và nêu chức năng của chúng:

     Cách chiếc tàu chiến một hải lí rưỡi, có một vật dài màu đen nổi lên khỏi mặt nước độ một mét. Đuôi nó quẫy mạnh làm nước biển sủi bọt. Chưa ai thấy đuôi cá quẫy sóng mạnh như vậy bao giờ! Con cá lượn hình vòng cung, để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh. Chiếc tàu tiến lại gần. Tôi bắt đầu ngắm kĩ con cá. Báo cáo của tàu Hen-vơ-chi-a và San-nông hơi cường điệu kích thước của nó. Theo tôi, con cá không dài quá tám mươi mét. Chiều ngang hơi khó xác định, nhưng tôi có cảm tưởng rằng nó cân đối một cách lạ lùng về cả ba chiều.

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Các phương tiện liên kết được sử dụng trong đoạn trích:

+ Sử dụng các từ đồng nghĩa, thay thế (phép thế): sử dụng các từ ngữ như "nó", "vật thể dài màu đen" để nói về "con cá".

+ Sử dụng các từ ngữ được lặp lại (phép lặp): "đuôi", "nó", "con cá", "chiếc tàu".
5 tháng 10 2016

1)-Thơ của Hồ Xuân Hương thuộc thể thơ đường luật nhà thơ không sử dụng từ hán việt

-Thơ của Hồ Xuân Hương giống với loại thơ những câu hát than thân,châm biếm

2)Các quan hệ từ trong đoạn đầu của văn bản Cổng trường mở ra theo thứ tự lần lượt sẽ là : của, còn, còn, với, của, và, như, những, như, của, như, cho.
3)- Nó gầy nhưng khỏe - > chú ý sự khỏe của nó - > Ý khen 

- Nó khỏe nhưng gầy - > chú ý sự gầy của nó - > Ý chê.
 
5 tháng 10 2016

Câu 1:

Không sử dụng từ Hán Việt giống với loại thơ Than Thân

Caau2:

của, còn , với, như và cho

Câu 3:

Nó Gầy những khỏe ==> khỏe ==> ý khen

Nó khỏe những gầy ==> yếu ==> ý chê

 

2 tháng 5 2022

a, - Đoạn văn trên trích từ vb "Sống chết mặc bay"

    - PTBĐ: Tự sự

    - Tác giả: Phạm Duy Tốn

 

b, - Phép liệt kê: rồi lại có tiếng gà, chó, trâu, bò, kê vang tứ phía

 

c, - Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết. 

    - Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng. 

    - Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm. 

 

d, Tự làm nha :))

2 tháng 5 2022

ngu văn vler:((

Cho đoạn trích sau : '' Con người của bác , đời sống của bác giản dị như thế nào , mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống . Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn , lúc ăn bác không để rơi vãi một hột cơm , ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất . Ở việc làm nhỏ đó...
Đọc tiếp

Cho đoạn trích sau :

'' Con người của bác , đời sống của bác giản dị như thế nào , mọi người chúng ta đều biết : bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống . Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn , lúc ăn bác không để rơi vãi một hột cơm , ăn xong cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất . Ở việc làm nhỏ đó , chúng ta càng thấy bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ '' .

a , Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

b , Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên ? Thái độ , tình cảm mà tác giả muốn nói trong đoạn trích ?

c , Cho câu '' Con người của bác giản dị như thế nào , mọi người ta đều biết : bữa cơm , đồ dùng , cái nhà , lối sống '' . Câu trên sử dụng phép tu từ nào ? Công dụng của phép tu từ đó ?

BẠN NÀO TRẢ LỜI NHANH VÀ ĐÚNG , MK HỨA TRẢ 20 TICK !!!

CÁC ANH CHỊ CTV GIÚP EM VỚI - EM ĐANG CẦN GẤP Ạ !

1
17 tháng 6 2020

a.

- Đoạn trích trên được trích từ văn bản " Đức tính giản dị của Bác Hồ

- Tác giả là Phạm Văn Đồng

b.

- Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là nghị luận

- Qua đoạn trích trên, em cảm nhận được rằng tác giả là người vô cùng gần gũi, thân thiết với Bác. Ngoài ra, tác giả còn thể hiện sự ngưỡng mộ, kính trọng và tự hào đối với Hồ Chủ tịch

c.

- Câu trên sử dụng biện pháp tu từ liệt kê

Phép liệt kê ...'' bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống ''

-Phép liệt kê trong đoạn trích trên nhằm diễn tả được đày đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau về tư tưởng, tình cảm của tác giả. Không chỉ vậy, nó còn thể hiện được tình cảm chân thành của tác giả đối với Bác.

Chúc bạn thi tốt !

21 tháng 6 2020

bn bình luận đi , mk trả tick cho

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau: "... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích,...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn trích sau và hoàn thành các yêu cầu sau:

"... Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến."

1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể loại gì?

2. Tìm câu rút gọn trong đoạn trích trên và cho biết câu bị rút gọn thành phần nào?

3. Em hãy viết đoạn văn ngắn (6-8 câu) nêu nhiêm vụ của mỗi học sinh là phải làm cho tinh thần yêu nước được phát huy mạnh mẽ có sử dụng phép liệt kê.

0
TÌM HIỂU VĂN BẢN a. Văn bản sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ? b. Phép tương phản ( cũng gọi là đối lập ) trong nghệ thuật là việc tạo ra nh̃ng cảnh tượng , hành động , tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả. c. Trong nghệ thuật văn chương còn có...
Đọc tiếp

TÌM HIỂU VĂN BẢN

a. Văn bản sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?

b. Phép tương phản ( cũng gọi là đối lập ) trong nghệ thuật là việc tạo ra nh̃ng cảnh tượng , hành động , tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

c. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp ( lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ ( hoặc tính chất ,... ) so với chi tiết trước ), qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc , hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mắc bay tác gia đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật.

d. Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất LÒNG LANG DẠ THÚ của tên quan phủ tước sinh mạng của người dân.

Mọi người giúp mình nhanh với trưa nay mình đi học rồi. PLEASE

1
27 tháng 3 2017
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
- Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân.
- Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê.
- Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
2. Theo định nghĩa về phép tương phản:
a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
b) Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".
c) Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.
d) Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt.
3. a) Phép tăng cấp đã được sử dụng để miêu tả tình cảnh nguy ngập của khúc đê. Mưa mỗi lúc một tầm tã. Nước sông càng dâng cao. Dân chúng thì đuối sức, mệt lử cả rồi.
b) Phép tăng cấp cũng được sử dụng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của viên quan. Viên quan hộ đê không cùng dân chống đỡ mà ngồi trong đình vững chãi, an toàn. Bao kẻ phải hầu hạ quan. Không phải là vì công việc mà chỉ vì một thú chơi bài. Quan chơi bài nhàn nhã, ung dung. Quan gắt khi có người quấy rầy. Quan quát mắng, đòi cách cổ, bỏ tù khi có người báo đê vỡ. Quan sung sướng vì ván bài ù. Mức độ vô trách nhiệm và cáu gắt vô lí của quan càng thể hiện rõ nét.
c*) Sự kết hợp của nghệ thuật tương phản và tăng cấp đã tố cáo và phê phán hành động ham mê bài bạc và vô trách nhiệm của viên quan. Nếu viên quan chỉ ham đánh bạc thì đó là thói xấu trong sinh hoạt của cá nhân y. Nhưng y đánh bạc khi làm công vụ, cụ thể là khi đi hộ đê, liên quan đến tính mạng và tài sản của dân chúng thì đó là sự vô trách nhiệm. Y thắng ván bài đã chờ thì y sung sướng là lẽ thường tình. Nhưng y thắng bài khi đê vỡ, y sung sướng khi bao người dân khổ sở, cùng cực thì sự vui mừng của y là một hành động phi nhân tính của kẻ lòng lang dạ thú. Chính sự kết hợp này đã làm cho tính chất tố cáo và phê phán thêm sâu sắc.
4. + Giá trị hiện thực của truyện Sống chết mặc bay là đã phản ánh bộ mặt của giai cấp thống trị mà tiêu biểu là tên quan có vai trò “cha mẹ” người dân nhưng đã chỉ ham mê bài bạc, hết sức vô trách nhiệm, làm cho dân chúng khốn khổ vì đê vỡ, nước lụt.
+ Giá trị nhân đạo của truyện là đã cảm thông với sự vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên tai xảy ra do thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại.
+ Giá trị nghệ thuật: Đây là truyện ngắn viết theo kiểu hiện đại bằng chữ Quốc ngữ. Nhân vật đã bước đầu có tính cách. Tác giả đã sử dụng biện pháp tương phản, tăng cấp, kết hợp với lời bình luận trực tiếp để tố cáo và phê phán. Nhân vật quan phụ mẫu đã bộc lộ bản chất xấu xa, vô trách nhiệm qua các hành động, lời nói của y với tay chân và với người dân.
Good luck to you! :)
Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0