K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 7 2017

a, Lỗi: lí lẽ, dẫn chứng không khớp nhau, dùng từ thừa, câu văn lỏng lẻo

Sửa: Mặt khác tục ngữ thể hiện kinh nghiệm thông qua quá trình quan sát, đúc kết hiện tượng từ tự nhiên: “chuồn chuồn … thì râm”.

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm...
Đọc tiếp

Phát hiện và phân tích các lỗi tập luận trong những đoạn văn sau và sửa chữa thành đoạn văn hoàn chỉnh.

h) Chính vì ra đời từ rất sớm nên văn học dân gian có giá trị trong diệc báo tồn và nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Các tác phẩm văn học dân gian đều hướng con người tới cái “chân, thiện, mĩ”? Không một ai là không biết đến truyện cố tích Tấm Cám. Cuộc đấu tranh của cô Tấm với mẹ con Cám cũng chính là cuộc đấu tranh giữa cái thiện trà cái ác. Và tất nhiên, chiến thắng sẽ thuộc về cái thiện. Văn học dân gian còn là kho tàng về nghệ thuật:
“Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp nào đâu. ”
Với phép so sánh đặc sắc, câu ca dao là lời hát về thân phận éo le, khố cực của người phụ nữ trong xã hội xưa. Với những giá trị ấy, văn học dân gian là bộ phận của văn học Việt Nam và là nền tảng của văn học triết.

1
3 tháng 6 2018

h, Luận điểm luận cứ thiếu chặt chẽ, lời lẽ chung chung.

Văn học dân gian có giá trị nuôi dưỡng tâm hồn con người. Các tác phẩm hướng tới các giá trị chân – thiện- mĩ nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Từ thuở lọt lòng ta được nghe chuyện Thạch Sanh hiện thân của người lao động giỏi, dũng cảm, chân thật bị mẹ con nhà Lí Thông hãm hại, cuối cùng cũng được sống hạnh phúc bên công chúa. Cô Tấm sống đi chết lại nhiều lần để giữ hạnh phúc. Bên cạnh đó, những câu ca dao ru hồn ta bằng tình yêu quê hương đất nước, gắn bó máu thịt với con người, biết ơn tổ tiên, ông cha. Văn học dân gian tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật, làm tiền đề cho sự phát triển của văn học viết.

Nội dung chính của đoạn trích sau:“Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn...
Đọc tiếp

Nội dung chính của đoạn trích sau:

“Giữa các dân tộc, chúng ta không thể tự hào là nền văn hóa của ta đồ sộ, có những cống hiến lớn lao cho nhân loại, hay có những đặc sắc nổi bật. Ở một số dân tộc hoặc là một tôn giáo, hoặc là một trường phái triết học, một ngành khoa học, một nền âm nhạc, hội họa,…phát triển rất cao, ảnh hưởng phổ biến và lâu dài đến toàn bộ văn hóa, thành đặc sắc văn hóa của dân tộc đó, thành thiên hướng văn hóa của dân tộc. Ở ta, thần thoại không phong phú – hay là có nhưng một thời gian nào đó đã mất hứng thú lưu truyền? [...] Đạo giáo hình như không có nhiều ảnh hưởng trong văn hóa nhưng tư tưởng Lão – Trang thì lại ảnh hưởng nhiều đến lớp trí thức cao cấp, để lại dấu vết khá rõ trong văn học.”

A.   Một số nhận xét về vấn đề văn hóa của dân tộc

B. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam


 

C. Con đường hình thành bản sắc văn hóa dân tộc


 

D. Tất cả các đáp án trên


 

1
20 tháng 5 2018

Đáp án cần chọn là: B

19 tháng 4 2019

Cách sử dụng chất liệu văn học dân gian của tác giả: ca dao, dân ca, truyền thuyết, phong tục, lối sống…

- Tác giả sử dụng sáng tạo các yếu tố dân gian:

   + Có khi lấy lại từng phần của câu ca dao :con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc

   + Dạy anh biết “yêu em từ thuở trong nôi”

-> Sử dụng ý, hình ảnh, ca dao, truyền thuyết để tạo nên hình tượng mới, vừa gần gũi, vừa mới mẻ

8 tháng 8 2017

g, Luận điểm và luận cứ nêu lan man, không đúng trọng tâm

Sửa: Hình ảnh cây xà nu tượng trưng cho người dân Xô- man

Hình ảnh cây xà nu trúng đạn như người dân Xô Man bị giết hại, nhưng sức sống vẫn mạnh mẽ “vươn lên đón ánh mặt trời… lông mao, lông vũ”. Qua đây, Nguyễn Trung Thành muốn khẳng định sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của người dân Tây Nguyên.

3 tháng 11 2017

c, Luận điểm và luận cứ không hài hòa với nhau

Sửa: truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân cho thấy sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn của cuộc sống. Chính trong lúc đói họ nương tựa vào nhau chia sẻ với nhau hoàn cảnh hoạn nạn, vợ chàng cũng nhờ có mấy bát bánh đúc của Tràng mà thoát cơn đói và nên duyên vợ chồng với Tràng. Đó chính là biểu hiện của giá trị nhân đạo

2 tháng 1 2019

e, Lỗi: Luận cứ, luận điểm không có sự logic, cách sắp xếp luận cứ lộn xộn

Sửa: Lòng thương người của Nguyễn Du bao trùm lên toàn bộ tác phẩm Truyện Kiều. Ông thương xót Kiều vì nàng chịu nhiều tai họa, chính vì thế các đoạn trích trong sách giáo khoa đều thể hiện rõ nỗi đau của Kiều khi phải bán mình chuộc cha. Điều này phần nào cho thấy đời sống hồng nhan của Kiều- cuộc sống hồng nhan bạc mệnh.

17 tháng 10 2019

d, Nêu lí lẽ, dẫn chứng không ăn nhập trong lập luận

Sóng bắt nguồn và đi về đâu, Xuân Quỳnh như hóa thân vào con sóng để bộc lộ tình yêu, khát vọng tuổi trẻ của mình.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

(1) Vấn đề nhìn nhận đánh giá đúng vị trí, vai trò của lịch sử là vô cùng quan trọng bởi vì lịch sử chính là điểm tựa của chúng ta, là nơi hội tụ, kết tinh những giá trị tinh thần vô giá của dân tộc. Lịch sử giúp cho chúng ta có quyền tự hào và tin tưởng vào truyền thống anh hùng, bất khuất, mưu trí, sáng tạo của tổ tiên và hy vọng vào tiền đồ, tương lai tươi sáng của dân tộc. Chính vì vậy, tất cả chúng ta cần phải hăng hái, tự giác học lịch sử nước nhà để có thể đón nhận được những thông tin, tiếp thu được những kinh nghiệm quí báu từ xa xưa vận dụng vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng Tổ quốc.

(2) Lịch sử không chỉ truyền dạy cho chúng ta nguồn gốc con Rồng, cháu Tiên mà lịch sử còn tiếp thêm sức mạnh cho chúng ta, truyền lại cho chúng ta quá khứ vẻ vang của dân tộc. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, thời nào đất nước ta cũng xuất hiện những nhân tài có công trị nước yên dân, xây dựng cuộc sống thanh bình, hạnh phúc. Đặc biệt là những khi Tổ quốc bị xâm lăng, từ những người nông dân áo vải bình dị đã sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt có lòng yêu nước nồng nàn, có tài cầm quân thao lược đánh Bắc, dẹp Nam giữ yên bờ cõi, trở thành tấm gương sáng, để lại tiếng thơm cho muôn đời.

(TS. Phạm Ngọc Trung, Học viện Báo chí và Tuyên truyền)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?

Câu 2. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào?  

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích

Câu 4: Anh/chị hãy nêu vai trò của môn lịch sử trong trường THPT theo quan điểm riêng của mình.Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. 
 

0
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

[...] Văn hoá - đó có phải là sự phát triển nội tại bên trong một con người hay không ? Tất nhiên rồi. Đó có phải là cách ứng xử của anh ta với người khác không ? Nhất định là phải. Đó có phải là khả năng hiểu người khác không ? Tôi cho là thế. Đó có phải là khả năng làm cho người khác hiểu mình không ? Tôi cho là như vậy. Văn hoá nghĩa là tất cả những cái đó. Một người không thể hiểu được quan điểm của người khác tức là trong chừng mực nào đó anh ta có hạn chế về trí tuệ và văn hoá.

[...] Một trí tuệ có văn hoá, có cội nguồn từ chính nó, cần phải có những cánh cửa mở rộng. Nó cần có khả năng hiểu được đầy đủ quan điểm của người khác, mặc dù không phải bao giờ cũng đồng ý với quan điêm đó. Vấn đề đồng ý chỉ nảy sinh khi anh đã hiểu được sự việc. Nếu không, đó chỉ là sự cự tuyệt mù quáng, quyết không thể là cách tiếp cận có văn hoá đối với bất cứ vấn đề gì.

Đến đây, tôi sẽ để các bạn quyết định lấy văn hóa và sự khôn ngoan thật sự là gì. Chúng ta tiến bộ nhờ học tập, nhờ kiến thức và kinh nghiệm. Đến lúc tích lũy được một lượng khổng lồ các thứ đó, chúng ta lại trở nên không tài nào biết được mình đang ở đâu! Chúng ta bị tràn ngập bởi mọi thứ và không hiểu sao,  chúng ta lại có cảm giác rằng tất cả mọi thứ đó cộng lại chưa hẳn đã nhất thiết đại diện cho sự phát triển của trí khôn con người... Trong tương lai sắp tới, liệu chúng ta có thể kết hợp được tất cả sự phát triển của khoa học, của tri thức và những tiến bộ của con người với sự khôn ngoan thật sự hay không ? Tôi không biết. Đó là một cuộc chạy đua giữa các lực lượng khác nhau. Tôi nhớ đến một người rất thông thái - một nhà thơ Hi Lạp nổi tiếng, đã nói :

“Sự khôn ngoan là gì,

Chính là sự cố gắng của con người,

Vượt lên sợ hãi,

Vượt lên hận thù,

Sống tự do,

Thở hít khí trời và biết chờ đợi,

Dành trọn tình yêu cho những gì tươi đẹp”

(Gi. Nê-ru, theo Nhân dân chủ nhật, tháng 12 - 1997)

b) Để nghị luận, tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào ? nêu ví dụ.

1
19 tháng 1 2017

b, Thao tác lập luận:

   + Giải thích+ chứng minh

   + Phân tích + bình luận