K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 8 2018

Bố đã nhắc con phải gấp chăn sau khi ngủ dậy. Vậy mà con vẫn không thực hiện. Bố rất thất vọng con gái ạ! Nếu chỉ học giỏi trên sách vở mà cuộc sống ngoài đời như vậy là không ổn!”.

Bố.

Đọc tờ giấy ghi lời nhắc của bố để trên đống chăn cuộn tròn nằm trên giường, tôi thấy xấu hổ vô cùng! 18 tuổi, vậy mà những việc đơn giản này tôi cũng để bố phải nhắc. Hình như tôi chỉ chăm chăm vào việc học tập trên lớp mà chẳng chịu trau dồi cho mình những kĩ năng cơ bản nhất phục vụ cho cuộc sống. Câu chuyện “Nhà bác học qua sông” đã khiến tôi giật mình về hậu quả trầm trọng của việc thiếu kĩ năng sống cùng với thói kiêu ngạo, coi thường người khác mà nhà bác học kia đã nhận lấy.

Câu chuyện ngắn gọn mà thấm thía đã cho tôi bài học sâu sắc về cuộc sống. Một nhà bác học kiêu ngạo tự cho rằng thứ triết học mà mình nghiên cứu là “thứ học vấn quan trọng nhất trên đời này”. Ông ta còn tỏ ra coi thường, thậm chí còn đánh giá rằng người chèo thuyền “đã lãng phí nửa cuộc đời” khi nghe người chèo thuyền nói: “Tôi suốt ngày chỉ biết chèo thuyền, không có thời gian nghiên cứu triết học”. Vậy là bằng cái nhìn một chiều và thói tự cao tự đại, cho rằng mình cao quý hơn người bằng thứ học vấn cao siêu, nhà bác học chỉ nhìn thấy sự tầm thường, điểm yếu của người chèo thuyền. Nhưng rồi gió bão ập đến, con thuyền chòng chành và lật nhào, nhà bác học không biết bơi đã ôm thứ triết học cao quý của mình xuống đáy sông. Đúng như người chèo thuyền nói, ông ta đã “lãng phí cả cuộc đời mình”. Triết học cao siêu không thể trở thành chiếc phao cứu sinh giúp nhà bác học thoát chết! Thế mới biết, những thứ mà ta nghĩ mình hơn người khác đôi khi lại là con dao hai lưỡi làm hại chính chúng ta.

“Ai cũng muốn làm điều gì đó lớn lao nhưng lại không nhận ra rằng cuộc sống được tạo nên từ những điều rất nhỏ” (T.A.Clark). Nếu triết học là “điều lớn lao” thì việc biết bơi lại chính là “điều rất nhỏ”. Quả thực, những kĩ năng cơ bản cần thiết mới chính là yếu tố tiên quyết giúp con người sống sót. Nếu không có những kĩ năng cơ bản thì chúng ta không thể tồn tại, nói gì đến làm những gì lớn lao. Kĩ năng sống là điều quan trọng với mỗi con người. Thế giới luôn vận động. Mọi biến cố, những khó khăn, thử thách, thậm chí là những nguy hiểm luôn có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Kĩ năng giúp con người chủ động thích nghi với từng hoàn cảnh, có thể tự bảo vệ mình khi có nguy hiểm xảy đến. Nếu như nhà bác học kia biết bơi để tự cứu mình thì ông ta đã không phải “lãng phí cả cuộc đời” như vậy. Một bài học sâu sắc đối với chúng ta: hãy chuẩn bị cho mình những kĩ năng cần thiết trước khi bắt tay tìm hiểu những điều lớn lao.

Đặt trong bối cảnh đất nước đang trên con đường hội nhập, bài học này lại càng có ý nghĩa hơn bao giờ hết. Một căn bệnh thâm niên của người Việt Nam ta là “nặng về lí thuyết, coi nhẹ thực hành”. Lí thuyết “suông” thì có thể nắm chắc nhưng kĩ năng sống, kĩ năng thực hành thì còn là một vấn đề đáng quan tâm.Giá mà thống kê cho hết số sinh viên Việt Nam ra trường vẫn phải đào tạo lại vì những kiến thức trên giảng đường chưa thể áp dụng vào công việc cụ thể! Giá mà thống kê cho hết những người tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại khá trở lên mà 7,8 năm vẫn không xin được việc làm do không có kĩ năng thực hành!...Đó thật sự là một lãng phí khủng khiếp vì chỉ chú tâm vào những kiến thức sách vở xa vời mà không rèn luyện, trau dồi từ những kĩ năng rất nhỏ. Cho nên một vài năm trở lại đây, hàng loạt những khoá học kĩ năng được mở ra ở Việt Nam: kĩ năng “mềm”, kĩ năng quản lí thời gian, quản lí tài chính, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng đối đầu với thử thách…Học sinh tiểu học, trung học , sinh viên, thậm chí cả những người đã đi làm cũng tham gia để trau dồi cho mình từ những điều đơn giản nhất! Nhưng đâu phải cứ đến những khoá học ấy, con người mới học được kĩ năng sống. Chúng ta có thể tự mình trau dồi qua việc va chạm trong cuộc sống hàng ngày ( Có lẽ, đã đến lúc tôi nên rời khỏi những trang sách dày cộp mà rèn luyện mình bằng việc đơn giản hàng ngày để bố không còn phải nhắc nhở từ việc nhỏ nhất là gấp chăn sau khi ngủ dậy nữa!)

Một bài học khác mà câu chuyện mang đến cho tôi là việc đánh giá người khác và bản thân mình. Con người sinh ra không ai là hoàn hảo. Ai cũng có “gót chân A – sin” của mình. Mỗi chúng ta đều có những điểm mạnh, điềm yếu riêng. Không ai có thể cho rằng mình hơn người khác, Ta có thể nổi trội hơn người khác về một số điểm nhưng cũng có những điểm mà người khác hơn ta rất nhiều. Điểm mạnh của người này là điểm yếu của người kia, đó là sự thật của đời sống. Như người chèo thuyền kia ngày ngày chèo thuyền đưa người qua sông, đó là thế mạnh của ông ta. Nhà bác học trong truyện lại có thế mạnh trong việc nghiên cứu triết học. Bạn học tốt các môn xã hội nhưng lại gặp khó khăn trong việc tiếp cận các môn tự nhiên. Bạn có thể giải rất nhanh một bài toán hóc búa nhưng có khi ngồi cả ngày bạn vẫn không “nặn” ra câu văn nào. Các bác sĩ chữa bệnh cho rất nhiều người nhưng đưa họ về với đồng ruộng nông thôn thì họ hoàn toàn “bó tay”. Những người lao công không thể nghiên cứu khoa học nhưng nhờ họ mà đường phố mới sạch đẹp. Người nào cũng có những thế mạnh, những công việc thích hợp để nuôi sống bản thân, có ích cho gia đình và xã hội. Không có công việc cao quý, chỉ có những con người cao quý trong nghề nghiệp của mình. Lu-i Pa-xtơ từng nói: “Không phải nghề nghiệp làm nên danh dự cho con người,mà con người mới làm nên danh dự cho nghề nghiệp”. Nhà bác học đã hoàn toàn sai lầm trong việc đánh giá người khác chỉ dựa vào công việc của người lái thuyền, dựa vào tiêu chuẩn ông ta đặt ra cho mình. “Triết học là thứ học vấn cần thiết” nhưng nếu không có người chèo thuyền kia thì sao nhà bác học có thể qua sông. Như vậy, giá trị của một con người thay đổi theo từng hoàn cảnh khác nhau. Chúng ta nên khiêm tốn khi đánh giá bản thân và đừng bao giờ đánh giá thấp người khác! Tự tin vào bản thân không có nghĩa là cho mình hơn người khác và không bao giờ thất bại. Chỉ còn vài tháng nữa kì thi đại học sẽ diễn ra, các bạn học sinh lớp 12 cần xác định rõ đâu là thế mạnh của mình, nghiên cứu thật kĩ tình hình các trường mình có ý định để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất!

Câu chuyện nhỏ mà bài học đặt ra không hề đơn giản chút nào. Tuy vậy, kết thúc câu chuyện lại gợi ra trong tôi một nỗi băn khoăn. Lẽ nào sau khi nói với nhà bác học: “Vậy thì ông đã lãng phí cả cuộc đời mình rồi”, người chèo thuyền lại không có hành động gì để giúp người khách lâm nạn của mình? Liệu ông ta đã làm tròn nhiệm vụ của một người lái đò đưa khách qua sông, hay hơn thế nữa, ông ta đã sống đúng với lương tri của một con người? Nếu được viết tiếp câu chuyện này, nếu tôi là người chèo thuyền kia, sau khi đã “dạy” cho nhà bác học kia một bài học, tôi sẽ lao xuống cứu ông ta. Với tôi khi ấy, câu chuyện mới thực sự mang tính giáo dục và nhân văn hơn cả. Bài học mà nó đặt ra cũng vì thế mà thuyết phục hơn! Con người ai chẳng có lúc sai lầm. Điều quan trọng là ta phải biết cùng nhau sữa chữa, rút kinh nghiệm. Xã hội sẽ tốt đẹp biết bao nếu mỗi cá thể không ngừng hoàn thiện mình và biết bổ sung, lấp đầy những “khoảng trống” của người khác!

“Tay phải của người là tay trái của mình” vì vậy mỗi chúng ta phải nỗ lực tự “làm đầy” mình và học hỏi mọi người ngay từ những điều cơ bản nhất. “Điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người là luôn làm một học trò”. Có như vậy chúng ta mới nâng cao được giá trị bản thân và không bao giờ phải hối hận vì đã “lãng phí” bất cứ giây phút nào trong cuộc đời mình!

22 tháng 3 2016

ra google nha bn

24 tháng 12 2020

Sự thông minh, trí khôn của con người đặc biệt là người dân lao động luôn được ông cha ta ca ngợi. Trong văn học dân gian, truyện cổ tích về nhân vật có trí khôn chiếm số lượng lớn. “Em bé thông minh” là một truyện cổ tích đặc sắc của dân tộc ta, truyện đã đưa ra các thử thách để nhân vật vượt qua, khẳng định trí thông minh của mình và tạo nên sức hấp dẫn của câu chuyện. 

 

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau:                                          Đi học                Hôm qua em tới trường,                  Mẹ dắt tay từng bước.                  Hôm nay mẹ lên nương,                  Một mình em tới lớp.                   Trường của em be bé,                  Nằm lặng giữa rừng cây.                  Cô giáo em tre trẻ,                  Dạy em hát rất...
Đọc tiếp

Viết 1 đoạn văn khoảng 6 đến 8 câu phát biểu cảm nghĩ của con về bài thơ sau: 

                                         Đi học

                Hôm qua em tới trường,
                  Mẹ dắt tay từng bước.
                  Hôm nay mẹ lên nương,
                  Một mình em tới lớp. 

                  Trường của em be bé,
                  Nằm lặng giữa rừng cây.
                  Cô giáo em tre trẻ,
                  Dạy em hát rất hay. 

                 Hương rừng thơm đồi vắng,
                 Nước suối trong thầm thì,
                 Cọ xoè ô che nắng,
                 Râm mát đường em đi.

3

Đoạn thơ là niềm vui của các em bé vùng cao khi được đến trường. Trên chặng đường tới trường hôm nay, dù không còn sự đồng hành của mẹ nhưng ta vẫn cảm thấy niềm vui của nhân vật "em". Em vui khi được tới lớp, được gặp cô giáo và học hát. Đặc biệt thiên nhiên còn như đang che chở cho từng bước chân tới trường của em: hương rừng, nước suối thầm thì như đang động viên em. Cọ thì những những tán ô xanh to rộng tạo thành bóng mát che nắng cho em. Qua đoạn thơ trên ta được cảm nhận rõ nét vẻ đẹp thiên nhiên núi rừng đồng thời là niềm vui của em nhỏ vùng cao khi mỗi ngày đều được đến trường.

8 tháng 7 2023

Ngôi nhà thứ hai để ta sống một phần tuổi thơ là trường học. Thấu rõ điều ấy, nhà thơ Minh Chính đã sáng tác nên bài "Đi học" gắn liền thời gian học tập của chúng ta. Nói về việc học hành của "em", khi ngày đầu đến lớp thì được mẹ dắt tay nâng niu từng bước, còn hôm sau thì "em" tự đến lớp. Từ đó ta thấy được rằng trẻ em bao giờ cũng cần được yêu thương chăm sóc nhưng cũng cần có tinh thần tự lập cao vì mẹ em khi ấy còn bận "lên nương" làm việc. Và để miêu tả ngôi trường, tác giả dùng từ láy "be bé" cùng nghệ thuật nhân hóa "nằm lặng" làm cho câu thơ tăng nên giá trị hình ảnh và thể hiện rõ cảm xúc chân thật hồn nhiên của em học sinh. Ở đó, cô giáo dạy trẻ "em" hát hay cùng khi ấy tác giả lại đưa vẻ đẹp thiên nhiên vào câu thơ: hương rừng thơm, đồi thì vắng, nhân hóa "nước suối trong" bằng từ láy "thầm thì" và "cọ" bằng động từ "xòe ô" để che nắng cho mát đường bạn học sinh đi. Từ đây ta thấy rằng nhà thơ là người hiểu được sự quan trọng của việc học hành nên đã bày tỏ sự ưu ái của tất cả mọi người đều dành cho sự học, kể cả thiên nhiên cũng thế!. Khép lại, bài thơ là những bước chân đi học cùng cảm xúc của bạn học sinh, theo đó là tình cảm của tác giả dành cho tuổi đời học tập của "em".

TLam

20 tháng 10 2021

Ở nước ta, thời trung đại đã có một nền thơ văn rất phong phú và hấp dẫn. Thơ trung đại Việt Nam đựơc viết bằng chữ Hán hoặc chữ Nôm và có nhiều thể như thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu bảy chữ), ngũ ngôn tứ tuyệt (bốn câu, mỗi câu năm chữ), thất ngôn bát cú (tám câu, mỗi câu bảy chữ)... Bài thơ "Sông núi nước Nam"sử dụng thể thất ngôn tứ tuyệt. Tuy bài thơ chỉ vỏn vẻn bốn câu nhưng ẩn chứa những hàm ý sâu sắc. Ngay từ câu đầu tiên, tác giả đã khẳng định:
"Nam quốc sơn hà Nam đế cư"
(Sông núi nứơc Nam vua Nam ở)
Câu thơ có hai vế là "Nam quốc sơn hà" và "Nam đế cư". Ở vế đâu, tác giả nói về giang sơn đất nước, còn vế sau thì

 

20 tháng 10 2021

em cảm ơn nhiều ạ em đang cần gấp😭

25 tháng 2 2016

mình sẽ giúp bạn khi có thời gian vì bài của mình quá dài

 

25 tháng 2 2016

ngày mai phải nộp rồi.

27 tháng 12 2019

Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:

- Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt

- Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ

Trong những nhân vật mà em đã học, em ấn tượng nhất là nhân vật Dế Mèn trong văn bản " Bài học đường đời đầu tiên ". Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình

26 tháng 11 2017

                                       bai lam

qua cac cau cchuyen em đã học , em thấy ấn tượng nhất là nhân vật Lang Liêu trong  chuyện bánh chưng , bánh giầy.vì Lang liêu là 1 người đạo đức , hiếu thảo với vua cha và tổ tiên. mẹ bị vua cha ghẻ lạnh  và mất sớm nên Lắng Liệu cũng có phần thiệt thòi hơn các anh nhưng vẫn chịu khó để thi tài với các anh , cuối cùng được thần hiện lên mách bảo và làm ra hai loại bánh chưng , bánh giầy . dieu do the hien su qui trong hat gao , dong thoi the hien long ton kinh troi dat , to tien 

chúc bạn học giỏi !

24 tháng 4 2018

Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu thăng trầm bể dâu mới có được hòa bình và nền độc lập như hôm nay. Đó là nhờ vào sự nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Cho đến ngày nay, lòng yêu nước vẫn luôn là thứ tình cảm thiêng liêng cần được trân trọng và phát triển hơn nữa.

Lòng yêu nước là tình yêu  đối với quê hương , đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người.

Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá cao xa, nó nằm ngay ở ý thức và hành động của mỗi người. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”.

Lòng yêu nước lúc đó chính là cố gắng không ngừng nghỉ, cố gắng ngày và đêm để giữ lấy độc lập của đất nước. Quân thù hung ác nhưng ý chí chiến đấu của nhân dân càng phải quyết tâm. Tình yêu nước nồng nàn và tha thiết đó là vũ khí để chiến thắng kẻ thù.

Trong thời bình, lòng yêu nước thể hiện ở việc chung ta xây dựng xã hội chủ nghĩa, mang lại cuộc sống no đủ cho nhân dân và sự vững bền cho đất nước.

Tình yêu mà chúng ta dành cho làng quên yên bình, cho những dòng sông đổ nặng phù sa, cho bãi mía nương dâu. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. CHúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.

Đất nước ta đang đi lên chủ nghĩa xã hội, thế hệ trẻ cần phải cống hiến và chung tay xây dựng đất nước phát triển hơn. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường thì cần phải cố gắng chăm học, rèn luyện không ngừng để trở thành người công dân tốt cho xã hội.

Lòng yêu nước của mỗi công dân sẽ đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Xung quanh chúng ta còn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia và giúp đỡ. có những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ, bị bố mẹ bỏ rơi, những cụ già neo đơn hoặc bị con cái ngó lơ. Họ cần được yêu thương và sẻ chia. Chúng ta hãy dang rộng vòng tay để yêu thương họ, kêu gọi xã hội yêu thương họ bằng những hành động thiết thực nhất.

Tuy nhiên bên cạnh những người tràn đầy tinh thần yêu nước thì vẫn có những phần tử cố ý chống lại đất nước, chống lại chính quyền. Đó là những kẻ đi theo chủ nghĩa xuyên tạc, nói xấu đảng và chính phủ. Cần phải xử lý thật nghiêm khắc những trường hợp này để mang lại sự yên ổn của xã hội.

Như vậy lòng yêu nước trong xã hội này là cần thiết đối với mỗi con người. Chúng ta cần phải rèn luyện tinh thần này thường xuyên để dựng xây và cống hiến cho đất nước.

24 tháng 4 2018

Con người, bất cứ ai, sinh ra, lớn lên cũng đều gắn mình với một mái ấm tình thương, một bờ ao, một luống đất, một dòng sông, một khu phố, một con đường… với biết bao tình cảm mến thương khăng khít. Chính tình yêu đối với những sự vật nhỏ bé cụ thể ấy góp lại trở thành tình yêu quê hương, đất nước. Thật đúng như lời nhà văn Xô Viết I-li-a Ê-ren-bua nối: "Dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von-ga, con sông Von -ga đi ra biển. Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc” Câu nói nổi tiếng này có ý nghĩa sâu sắc như thế nào?

Ai cũng biết, tình yêu đất nước là một khái niệm trừu tượng khó hình dung. Người ta có thể tỏ bày tình yêu đất nước, Tổ quốc của mình bằng ước mơ hoài bão. Thế nhưng hiểu cụ thể, đầy đủ, rõ ràng thế nào là lòng yêu đất nước thì thật là khó khăn. Bởi vậy, ở đây, nhà văn giúp chúng ta hiểu thấu được khái niệm trên bằng một hình ảnh so sánh sinh động và cụ thể: đó là hình ảnh “dòng suối đổ vào sông, sông đổ vào đại trường giang Von- ga, con sông Von-ga đi ra biển" cũng chẳng khác chi: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc". Với hình ảnh so sánh này nhà văn cho rằng lòng yêu đất nước được hình thành trên cơ sở biểu hiện hết sức cụ thể, từ những việc làm nhỏ nhặt nhất góp lại. Nói rõ hơn tình yêu Tổ quốc cụ thể là “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” góp lại.

Cách “định nghĩa” của nhà văn Ê-ren-bua thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai cũng hiểu được là mình đã và đang yêu đất nước mình, Tổ quốc mình, bởi vì như đã nói ở bên trên, ai chẳng có một tình yêu đối với mái tranh nâu, với luống đất, bờ ao, nhịp cầu mồ mả ông bà, những người thân thuộc, nghĩa xóm tình làng và một miền quê gắn bó không rời cùng ta từ thuở lọt lòng đến khi khôn lớn. Đúng như một nhà văn đã nói: “Người ta có thể tách bước khỏi quê hương, nhưng không thề nào tách rời con tim mình khỏi quê hương được". Như thế, yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê, là tình cảm hết sức tự nhiên của con người. Nhưng do đâu mà nói là yêu Tổ quốc? Điều này thật dễ hiểu. Con người, bất cứ ai – cũng sinh ra, lớn lên trong một môi trường cụ thể là gia đình, làng xóm, miền quê.

Đó là những con người, những cảnh vật gần gũi, gắn bó máu thịt. Bởi vậy, nếu mỗi chúng ta không có tình yêu đối với các bậc sinh thành mình thì làm sao có được tình yêu đối với nhân dân rộng rãi. Không có chút xúc động nào trước cảnh vật: mái tranh nâu, bờ ao, luống đất, nhịp cầu… khăng khít với mình suốt tuổi bé thơ và trong cả cuộc đời thì làm gì có được tình yêu đất nước, tình yêu Tổ quôc. Bác Hồ nặng lòng yêu xứ Nghệ (đến độ trước phút đi xa, Bác còn thèm nghe một câu hò ví dặm) yêu mảnh đất “xứ dân gầy” non xanh nước biếc như tranh họa đồ nên Bác mới một đời tận tụy hi sinh, đấu tranh vì độc lập tự do của đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân: “Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta. Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chí biết quên mình cho hết thảy. Như dòng sông chảy phù sa'" (Bác ơi – Tố Hừu). Nhà thơ trẻ Đỗ Trung Quân cũng từng định nghĩa tình yêu quê hương:

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay

Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ 

Êm đềm khua nước ven sông… 

Chính tình yêu đối với chùm khế ngọt, đường đi học, con diều biếc trên đồng, con đò nhỏ ven sông… góp lại trở thành tình yêu một miền quê, tình yêu đất nước và tình yêu Tổ quốc.

Nhà văn nói “lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê” là “yêu Tố quốc” cũng có ý phê phán một thứ lòng yêu nước chung chung, mơ hồ rỗng tuếch mà không biểu hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực và gần gũi.

“Ai yêu nước Việt hơn người Việt 

Nhau rốn chôn sâu giữa đất lành”“.

Là người Việt Nam, chúng ta yêu đất nước Việt Nam của chúng ta hơn ai hết, dù đất nước này còn nghèo nàn, thiếu thốn. Chiến tranh đã đi qua hơn hai mươi năm, nhưng hậu quả của bom đạn tàn phá xưa đâu phải đã hết. Nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một cơ sở vật chất yếu kém, lạc hậu, nên với sự nỗ lực phi thường của toàn Đảng, toàn dân từ ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, đặc biệt là với công cuộc đổi mới do Đảng lãnh đạo, thực hiện từ mười năm nay – đã bù đắp phần nào mất mát, hàn gắn lại các vết thương chiến tranh xưa, và đem lại một số thành tựu đáng kể.

Tuy nhiên, một số mặt tiêu cực trong quản lí kinh tế, trong đời sống xã hội chưa thể khắc phục ngay được. Trong tình hình ấy, tinh thần yêu nước của mỗi người chúng ta, hơn bao giờ hết, phải được thể hiện bằng những tình cảm, những việc làm cụ thể, thiết thực góp phần đổi mới và xây dựng đất nước, chứ không thể nói chung chung, phải biến tình cảm cao quý thiêng liêng này thành một vật báu trưng bày trong tủ kính chứ đừng cất giấu kĩ trong rương, trong hòm như trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Hồ Chủ tịch đã nói. Rất đỗi tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc, tinh thần nồng nàn yêu nước của biết bao thế hệ người Việt Nam và tin tưởng vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, mỗi người học sinh chúng ta phải làm gì để thể hiện một cách cụ thể, sinh động tinh thần yêu nước nồng nàn của mình?

Chúng ta hãy yêu thương những người thân gần gũi nhất của mình là ông bà, cha mẹ, họ hàng nội ngoại, thầy cô giáo, bạn hữu và thể hiện lòng yêu thương ấy bằng thái độ chăm sóc, vâng lời, lễ độ, giúp đỡ nhau… Phải biết vị tha, không nên chỉ đòi hỏi mọi người phải đặc biệt quan tâm chăm sóc đến riêng mình một cách vị kỉ. Ngoài ra, chúng ta còn phải biết yêu quý với ý thức giữ gìn các vật dụng bình thường nhất, gần gũi nhất trong đời sống của mình: đồ dùng trong gia đình, tài sản công cộng, biết gắn bó với làng xóm, khu phố mình đang sống.

Trong thời đại chúng ta, đặc biệt đất nước chúng ta hôm nay, yêu Tổ quốc chính là yêu chủ nghĩa xã hội, hòa mình vào mọi hoạt động đổi mới và xây dựng đất nước làm cho dân giàu nước mạnh.Khi còn là học sinh, tình yêu quê hương đất nước của chúng ta phải biểu hiện cụ thể bằng những việc làm thiết thực như chăm học, chăm làm, tu dưỡng rèn luyện mình để mai sau trở thành một người công dân tốt, phải biết yêu quý gìn giữ của công, tham gia tích cực vào mọi hoạt động xã hội công ích do nhà trường và địa phương tổ chức. Chính trên cơ sở đó, tình yêu đất nước nhân dân của chúng ta sẽ được bồi dưỡng thêm ngày càng sâu sắc hơn với một nhận thức rõ rệt là lòng yêu Tổ quốc ngày nay phải gắn chặt với việc xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiên tiến.

Tóm lại, lòng yêu Tổ quốc là tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi con người chúng ta được nhà văn Ê-ren-bua nêu lên bằng những biểu hiện cụ thể nhằm nhắc nhở chúng ta tình yêu ấy phải gắn liền với những hành động và việc làm cụ thể trong các hoàn cảnh cụ thể. Mỗi học sinh chúng ta cần hiểu sâu sắc câu nói nổi tiếng này của nhà văn để ra sức rèn luyện, tu dưỡng, phấn đấu trong những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường để biểu hiện một cách cụ thể lòng yêu Tổ quốc của mình.