K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 9 2017

* Văn học lãng mạn qua Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân:

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le, mâu thuẫn giữa người tử tù và viên quản ngục. Cảnh cho chữ là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có với nhiều ý nghĩa và nét đẹp

- Nguyễn Tuân xây dựng hình tượng Huấn Cao phù hợp với lí tưởng, sự sáng tạo nghệ thuật của tác giả

* Văn học hiện thực phê phán

Hạnh phúc của một tang gia (Vũ Trọng Phụng)

- Xoáy sâu vào hiện tại, ghi lại chân thực những cái đồi bại, lố lăng, vô đạo đức của xã hội tư sản lúc bấy giờ.

    + Mâu thuẫn trào phúng nằm ngay trong nhan đề, thể hiện sự mỉa mai, hài hướng và đau xót, đám con cháu hạnh phúc trước cái chết của cụ cố vì chúng chờ đợi quá lâu để được hưởng thụ gia sản

26 tháng 7 2017

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm, gần gũi nhau về cảm hứng, tư tưởng, nguyên tác miêu tả hiện thực, tạo thành dòng sông rộng lớn trong đời sống văn học.

- Trào lưu văn học là hoạt động nổi bật của quá trình văn học, thuật ngữ chỉ một số phong trào sáng tác tập hợp tác giả, tác phẩm gần gũi về cảm hứng, tư tưởng tạo thành luồng trong đời sống văn học một thời đại

- Một số trào lưu văn học lịch sử thế giới:

    + Văn học phục hưng: đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại hệ tư tưởng cổ hủ, khắc nghiệt thời Trung Cổ

VD: Đôn-ki-hô-tê (Xéc-van-tec) ; Ro-me-o & Giu-li-et(Sếch-xpia)

    + Chủ nghĩa cổ điển: luôn đề cao lí trí, sáng tác theo qui phạm chặt chẽ

Ví dụ: Hóa thân Kafka, Lão hà tiện của Mô-li-e

    + Chủ nghĩa lãng mạn: đề cao những nguyên tắc chủ quan, đề tài cũng như cách xây dựng hình tượng nghệ thuật đều do tác gải tưởng tượng nhằm đề cao tự do, hạnh phúc, mộng tưởng.

VD: Chiến tranh và hòa bình (L. Tôn-x tôi), Tội ác và trừng phạt ( Đôn-tôi-ep-xki)

- Văn học Việt Nam cũng có những trào lưu: trào lưu lãng mạn và trào lưu hiện thực phê phán ( 1930 – 1945), trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa (Cách mạng tháng Tám 1945)

    + Chủ nghĩa siêu thực

    + Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo

    + Chủ nghĩa hiện sinh

23 tháng 8 2019

Tìm hiểu đề:

- Sự khác nhau:

    + Chữ người tử tù sử dụng nhiều từ Hán việt cổ, cách nói dựng lên cảnh tượng suy tàn con người phong kiến, tác giả nói tới những người tài hoa nay còn vang bóng

- Trong “Hạnh phúc của một tang gia” tác giả dùng nhiều từ, cách chơi chữ để mỉa mai, giễu cợt tính giả tạo

- Việc dùng từ, chọn giọng văn phù hợp với chủ đề truyện, thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả

2 tháng 10 2019

b, “Chỉ nghĩ lại cũng đã se lòng”; câu đặt biệt bộc lộ cảm xúc (khác với những câu khác- tự sự)

Câu văn cho thấy tâm trạng lắng lại của người viết trước đối tượng nghị luận

12 tháng 10 2019

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:

- Điểm thống nhất: khám phá, phát hiện vẻ đẹp ở sự độc đáo và tài hoa

    + Chữ người tử tù nhìn nhận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ

    + Người lái đò sông Đà được nhìn trên phương diện chiến sĩ trên mặt trận sông Đà

Nét riêng:

- Trước cách mạng

    + Đề tài: mang tâm sự người đi tìm vẻ đẹp xưa cũ chỉ còn vang bóng

    + Nhân vật: thường là các tài tử, nhà nho, người có khí phách

    + Giọng điệu: bất bình trước xã hội mục ruỗng

- Sau cách mạng:

    + Đề tài: cuộc sống, chiến đấu của nhân dân, hiện thực của đất nước

    + Nhân vật là những con người đời thường, người lao động

    + giọng điệu: thủ thỉ, tâm tình

23 tháng 3 2019

Hoạt động nổi bật nhất của quá trình văn học là trào lưu văn học, một hiện tượng có tính chất lịch sử, ra đời và mất đi trong khoảng thời gian nhất định. Đó là một phong trào sáng tác tập hợp của các tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về cảm hứng tư tưởng tạo thành một dòng rộng lớn có bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc một thời đại.

Đáp án cần chọn: A

13 tháng 7 2019

Các nhân vật luân phiên lượt lời: lão Hạc và ông giáo, lão Hạc nói trước sau đó kết thúc tới lượt lời của ông giáo. Lão Hạc nói 5 lượt, ông giáo là 4 lượt lời

- Đoạn trích đa dạng về ngữ điệu: ban đầu Lão Hạc nói với giọng thông báo (Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!) tiếp đến giọng than thở, đau khổ,có lúc nghẹn lời

- Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ ở đoạn trích trên, nhân vật giao tiếp sử dụng biện pháp miêu tả, gợi lên hình ảnh đáng thương, khốn khổ của Lão Hạc

- Từ ngữ dùng trong đoạn trích khá đa dạng, nhất là từ ngữ mang tính khẩu ngữ, những từ đưa đẩy, chêm xen (đi đời rồi, à, ư, khốn nạn, chả hiểu gì đâu, thì ra…)

- Về câu, đoạn trích sử dụng câu tỉnh lược (bán rồi! Khốn nạn… ông giáo ơi!) mặt khác nhiều câu lại có yếu tố dư thừa, trùng lặp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: “Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần”, còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc – lại nói: “Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc.”Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Napoleon – người chinh phục cả thế giới – đã nói: “Những ngày hạnh phúc thực sự của tôi gộp lại chưa được một tuần”, còn Helen Keller – người phải gánh chịu ba tầng khuyết tật: mù, câm, điếc – lại nói: “Cuộc đời tôi không có một ngày nào là không hạnh phúc.”

Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác. Không bám víu vào sự đánh giá hay thương hại của người khác, chỉ có chủ kiến của riêng mình mới sản sinh ra sự mãn nguyện và lòng biết ơn, điều này sẽ dẫn tới hạnh phúc.

Có khi nào tự bản thân bạn đã thấy hài lòng và vui vẻ rồi, nhưng để thuận mắt “người thứ ba ”không rõ chân tướng mà bạn cứ phải nhìn trước ngó sau? Nỗi bất mãn ngày một lớn dần của bạn có xuất phát từ việc quá bận tâm đến người khác không?

Tất nhiên không thỏa mãn với hiện tại, luôn buộc chính mình phải phấn đấu hơn nữa trong cuộc sống là một phẩm chất hết sức quý giá với sự trưởng thành của bản thân. Bên cạnh đó cũng có giả thuyết cho rằng ý niệm bản ngã của chúng ta giống như một chiếc gương tạo nên từ sự đánh giá và công nhận từ người khác.Nhưng cần phải tự do, không bị ràng buộc bởi cái nhìn của người khác, như thế mới có thể tin vào cách sống của bản thân và cảm thấy hạnh phúc...

Tôi xin hỏi:

- Hôm nay, bạn là chủ nhân của hạnh phúc bản thân, hay nô lệ của ánh mắt người đời?

Triết lí sống của riêng bạn là gì? Bạn có đủ dũng khí biến triết lí đó thành sự thật?

( Trưởng thành sau ngàn lần tranh đấu, RandoKim, Kim Ngân dịch

NXB Hà Nội 2016, tr. 249-250)

Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

Câu 2: Theo tác giả, chủ kiến kiến riêng của con người sẽ sản sinh ra những điều gì?

Câu 3: Vì sao tác giả cho rằng: Chúng ta không thể tùy tiện bình phẩm giá trị quan và hạnh phúc của người khác?

Câu 4: Nêu thông điệp ý nghĩa nhất đối với anh/ chị.

0