Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện.
- Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
- Biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu làm lao.
- Biết chế tạo cung tên làm công cụ săn bắn.
- Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra còn biết đánh cá, làm đồ gốm.
* Gọi thời kỳ đá mới là cuộc “cách mạng đá mới” vì:
- Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá ở rìa lưỡi hoặc toàn thân, biết khoan lỗ tra cán.
- Thời kỳ đá mới con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
- Con người còn biết dệt vải, làm đồ gốm, đan lưới đánh cá…
- Con người đã biết chế tạo đồ trang sức, biết sinh hoạt nghệ thuật như nhảy múa, hội họa…
- Tất cả những tiến bộ đó người ta gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.
Thời đại Đồ đá hay Paleolithic là một thời kỳ tiền sử kéo dài mà trong giai đoạn này đá đã được sử dụng rộng rãi để tạo ra các công cụ có cạnh sắc, đầu nhọn hoặc một mặt để đập. Thời kỳ này kéo dài khoảng gần 3.4 triệu năm,[1] và kết thúc vào giai đoạn khoảng từ 8700 TCN tới năm 2000 TCN,[cần dẫn nguồn] cùng với sự ra đời của các công cụ bằng kim loại.[2] Mặc dù một số công cụ đơn giản bằng các kim loại dễ uốn mà đặc biệt là vàng và đồng vốn được dùng vào mục đích trang trí đã được biết đến trong giai đoạn thời đại đồ đá, việc con người biết cách nung chảy và luyện đồng đã đánh dấu sự chấm hết của Thời đại Đồ Đá.[3] Ở Tây Á, điều này diễn ra vào khoảng năm 3000 TCN khi đó đồng đã trở nên phổ biến. Thuật ngữ Thời đại đồ đồng được sử dụng để miêu tả thời kỳ nối tiếp thời đại Đồ đá, đồng thời nó cũng được sử dụng để miêu tả các nền văn hóa đã phát triển những công nghệ và các kỹ thuật để chế tác đồng thành công cụ thay thế cho công cụ bằng đá.
Gọi là "Cuộc cách mạng thời đá mới" vì :
- Trong thời kì đồ đá mới, kĩ thuật chế tác công cụ đã có sự phát triển vượt bậc (ghè sắc, mài nhẵn đá làm công cụ), con người đã làm ra những công cụ tinh vi hơn, sắc bén hơn, đa dạng và phong phú về chúng loại. Nhờ đó, năng suất lao động tăng lên nhanh chóng. Người ta còn biết đan lưới để đánh cá, biết làm đồ gốm. Từ săn bắn, hái lượm, đánh cá, con người đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi.
- Con người đã biết làm sạch những tấm da thú đế che thân cho ấm, họ còn biết dùng đồ trang sức, sáng tạo nghệ thuật... Cuộc sống của con người có sự cải thiện rõ rệt, nền văn minh cổ đại đã dán hình thành. Những thay đổi này mang tính chất một "cuộc cách mạng". Như vậy, ở thời đá mới, con người đã biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình, chứ không chỉ thu lượm những cái sẵn có trong thiên nhiên.
- Loài người do một loài vượn người (vượn nhân hình) chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động và trải qua một chặng đường quá độ dài, có tính chất chuyển tiếp, trung gian, là Người tối cổ. Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm ăn.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là một hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Người tối cổ đã biết sử dụng công cụ bằng đá. Họ kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt. Từ chỗ biết sử dụng lửa trong tự nhiên để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đến chỗ biết tạo ra lửa.
- Người tối cổ sống trong hang động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là Bầy người nguyên thủy.
- Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người hiện đại hay còn gọi là Người tinh khôn.
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, nên gọi là Người hiện đại. Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ.
- Người tinh khôn đã biết cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất. Đó là: biết ghè đẽo và mài sắc công cụ bằng đá, biết chế tạo cung tên, biết đan lưới đánh cá…Nhờ đó nguồn thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Đến cuối thời đại đá mới, con người từ chỗ săn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi. Con người có óc sáng tạo và bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Họ cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che than cho ấm và cho “có văn hóa”. Họ đã biết sử dụng đồ trang sức nên đã làm vòng cổ bằng vỏ ốc và hạt xương, làm vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…bằng đá màu.
- Như thế từng bước, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt và vui hơn.
Đáp án:
- Loài người do một loài vượn người (vượn nhân hình) chuyển biến thành, nhờ quá trình lao động và trải qua một chặng đường quá độ dài, có tính chất chuyển tiếp, trung gian, là Người tối cổ. Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm ăn.
- Tuy chưa loại bỏ hết dấu tích vượn trên cơ thể mình, Người tối cổ đã là người. Đây là một hình thức tiến triển nhảy vọt từ vượn thành người, là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người.
- Người tối cổ đã biết sử dụng công cụ bằng đá. Họ kiếm sống bằng lao động tập thể, bằng phương thức hái lượm và săn bắt. Từ chỗ biết sử dụng lửa trong tự nhiên để sưởi ấm, đuổi dã thú, nướng chín thức ăn đến chỗ biết tạo ra lửa.
- Người tối cổ sống trong hang động, mái đá hoặc cũng có thể dựng lều bằng cành cây, da thú, sống quay quần theo quan hệ ruột thịt với nhau, gồm 5-7 gia đình. Quan hệ xã hội của Người tối cổ được gọi là Bầy người nguyên thủy.
- Khoảng 4 vạn năm trước đây, con người đã hoàn thành quá trình tự cải biến mình, đã loại bỏ hết dấu tích vượn trên người, trở thành Người hiện đại hay còn gọi là Người tinh khôn.
- Người tinh khôn có cấu tạo cơ thể như người ngày nay, nên gọi là Người hiện đại. Đây là bước nhảy vọt thứ hai, sau bước nhảy vọt từ vượn thành Người tối cổ.
- Người tinh khôn đã biết cải tiến công cụ, nâng cao hiệu quả lao động và sản xuất. Đó là: biết ghè đẽo và mài sắc công cụ bằng đá, biết chế tạo cung tên, biết đan lưới đánh cá…Nhờ đó nguồn thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Đến cuối thời đại đá mới, con người từ chỗ săn bắn, hái lượm, đánh cá đã tiến tới biết trồng trọt và chăn nuôi. Con người có óc sáng tạo và bắt đầu biết khai thác từ thiên nhiên cái cần thiết cho cuộc sống của mình. Họ cũng bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che than cho ấm và cho “có văn hóa”. Họ đã biết sử dụng đồ trang sức nên đã làm vòng cổ bằng vỏ ốc và hạt xương, làm vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai…bằng đá màu.
- Như thế từng bước, từng bước, con người không ngừng sáng tạo, kiếm được thức ăn nhiều hơn, sống tốt và vui hơn.
Đáp án:
* Phân tích những điểm tiến bộ của xã hội nguyên thủy khi Người tinh khôn xuất hiện.
- Người tinh khôn đã biết ghè hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn, dùng làm rìu, dao, nạo.
- Biết lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu làm lao.
- Biết chế tạo cung tên làm công cụ săn bắn.
- Thức ăn tăng lên đáng kể, nhất là thức ăn động vật.
- Người tinh khôn bắt đầu rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi hơn trước. Ngoài ra còn biết đánh cá, làm đồ gốm.
* Gọi thời kỳ đá mới là cuộc “cách mạng đá mới” vì:
- Con người đã biết mài nhẵn công cụ bằng đá ở rìa lưỡi hoặc toàn thân, biết khoan lỗ tra cán.
- Thời kỳ đá mới con người đã biết trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy, chuyển từ kinh tế thu lượm sang kinh tế sản xuất.
- Con người còn biết dệt vải, làm đồ gốm, đan lưới đánh cá…
- Con người đã biết chế tạo đồ trang sức, biết sinh hoạt nghệ thuật như nhảy múa, hội họa…
- Tất cả những tiến bộ đó người ta gọi là cuộc “cách mạng đá mới”.