K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đây là đoạn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói. Trong các lời thoại có những từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (đi, hớt hơ hớt hải,…), những câu tỉnh lược (Làm gì phải trốn?,…). Ngoài ra đoạn đối thoại còn có chỉ dẫn về cử chỉ, điệu bộ cho nhân vật: (Thở hổn hển)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tương đồng:

+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.

- Khác biệt:

+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.

- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.

+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

=>  Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

6 tháng 1 2018

Phần đề từ của tác giả viết vào 6/2/ 1942 sau một năm viết xong tác phẩm

Qua phần đề từ ta hiểu được những chân thành, sự băn khoăn của chính tác giả “Lẽ phải thuộc về Vũ Như Tô hay những kẻ giết Vũ Như Tô?

- Chính ông cũng thú nhận “ta chẳng biết” nghĩa là không có lời giải đáp thỏa đáng. Qua vở kịch có thể nhận thấy lẽ phải, chân lí không thuộc hoàn toàn vào bên nào.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Lời tựa đã thể hiện toàn bộ nội dung cũng như mâu thuẫn, băn khoăn của chính tác giả:

+ Mâu thuẫn giữa con người công dân và con người nghệ sĩ trong Vũ Như Tô cũng chưa được giải quyết dứt khoát.

+ Băn khoăn: không thể hi sinh lợi ích bức thiết của dân chúng nhưng vẫn mong có một công trình nghệ thuật như Cửu Trùng Đài.

- Việc quần chúng giết Vũ Như Tô có lí đúng: nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì chắc Lê Tương Dực không thể xây được Cửu Trùng Đài, gây thiệt hại cho nhân dân. Nhưng quần chúng nhân dân trong cơn nông nổi, giận dữ, có thể chưa hiểu hết Vũ Như Tô. Khát vọng và động cơ của Vũ Như Tô là chính đáng, nhưng xây Cửu Trùng Đài là không nên vì lúc đó là chất thêm một gánh nặng cho dân chúng.

- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là người yêu cái đẹp nên quên cả thực tế. Nhưng sự đam mê ấy luôn phải có sự tỉnh táo của người công dân quan tâm đến lợi ích của dân chúng, phải có hành vi ứng xử đúng, hợp với hoàn cảnh thực tế. Nói cầm bút chẳng qua cùng là một bệnh với Đan Thiềm, phần nào tác giả chưa dứt khoát với quan niệm nghệ thuật thuần túy, ít nhất là trong tác phẩm này.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Vì Đan Thiềm thấy được sự phẫn nộ và sự oán giận của nhân dân, hiểu được tình thế hiện tại, còn Vũ Như Tô lại nghĩ rằng mình vô tội, bản thân làm điều quang minh chính đại và làm vì lợi ích chung.

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi...
Đọc tiếp

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười : “ Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

                                                      ( Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân )

Câu 1. Trong đoạn văn, thầy thơ lại cảm động vì điều gì ?

Câu 2. Huấn Cao dặn dò thầy thơ lại cần chuẩn bị những gì để ông cho chữ ?

Câu 3. Qua cái nhìn của Huấn Cao, Quản ngục là người như thế nào ?

Câu 4. Đoạn văn gợi ra những phẩm chất gì ở Huấn Cao ?

Câu 5. Thử hóa thân là thầy thơ lại khi gặp tử tù Huấn Cao, em sẽ nói như thế nào để Huấn Cao đồng ý cho chữ Viên quản ngục.

Viết một đoạn khoảng 10 dòng về tình huống trên.

 

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Cửu Trùng Đài là công trình kiến trúc kì vĩ, siêu đẳng. Để hoàn thành phải có kiến trúc sư kì tài, thợ giỏi, tốn nhiều tiền bạc, nhân công, vật lực,…

- Nhìn từ quan hệ giữa dân chúng (thợ xây đài) với hôn quân bạo chúa hay Vũ Như Tô thì Cửu Trùng Đài chính là nguyên nhân khiến họ nổi dậy, nguyên nhân trực tiếp của xung đột.

- Nhìn từ quan hệ giữa triều đình và phe nổi loạn thì Cửu Trùng Đài là bằng chứng để kết tội triều đình, là cái cớ để họ gây bạo loạn.

=> Như vậy việc xây dựng công trình này là nguyên nhân chính gây nên bạo loạn và kết cục bi thảm ở cuối Hồi V.

15 tháng 1 2019

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

31 tháng 8 2023

- Vũ Như Tô không biết về thế cuộc: 

+ Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn?

+ Tôi làm gì nên tội?

+ ...Mà tôi không làm gì nên tội. Họ hiểu nhầm. 

→ Trước việc Đan Thiềm khuyên chạy trốn cũng như trình bày về việc người dân đang đi tìm phá Cửu Trùng Đài, Vũ Như Tô vẫn không biết mình làm gì nên tội và không chịu rời đi. 

9 tháng 8 2017

ð Đáp án lựa chọn: B