Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu thơ có các biện pháp nghệ thuật được sử dụng:
-Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
-Bút pháp trào phúng trong bài thơ.
-Lời thơ hóm hình, giản đơn nhưng gần gũi.
-Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi.
-Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.
Khác nhau:
- Trong bài Bạn Đến Chơi nhà của Nguyễn Khuyến:
+ ta: tác giả (Nguyễn Khuyến)
+ ta: khách (bạn)
=> quan hệ gắn bó hòa hợp. Chỉ 2 người, nhưng thể hiện sự đồng nhất trọn vẹn giữa chủ và khách.
- Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan:
+ ta: đều chỉ tác giả (Bà Huyện Thanh Quan)
=> tâm trạng buồn, cô đơn. Chỉ một người, một tâm trạng.
Cụm từ "ta với ta":
+ Bà Huyện Thanh Quan: một mình đối diện với chính mình biểu lộ sâu sắc và thấm thía sự cô đơn của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên trời đất mênh mông hoang vắng nơi xứ lạ.
+ Nguyễn Khuyến: tôi với bác là chúng ta với nhau, thể hiện một tình bạn gắn bó keo sơn vừa kín đáo bộc lộ một chút tự hào chân chính về tình bạn ấy. Ta với ta trong thơ Nguyễn Khuyến là sự gặp gỡ giao lưu của một đôi bạn tri âm tri kỉ.
Giống: Cụm từ "ta với ta" đều được đặt ở vị trí cuối bài.
Khác:
*Qua Đèo Ngang:
- Tuy hai mà một (tác giả đối diện với chính mình).
- Thể hiện sự nhỏ bé, thưa thớt của con người trước thiên nhiên rộng lớn, hoang sơ, heo hút chốn Đèo Ngang.
*Bạn Đến Chơi Nhà:
- Tuy một mà hai (Chủ và khách).
- Thể hiện tình bạn đậm đà thắm thiết. Đó như một tiếng cười xòa và tiếng reo vui khi bạn đến nhà chơi.
Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Cách nói của nhà thơ là cố làm ra vẻ giàu có, dư dả nhưng thực ra ông rất nghèo và cái nghèo ấy dễ gì che giấu được! Bạn biết ta nghèo, lại ở một nơi xa xôi hẻo lánh mà vẫn tìm đến thăm ta, điều đó còn gì quý giá bằng! Tuy vậy, ẩn trong lời nói khiêm nhường của Nguyễn Khuyến là sự tự hào về cảnh sống thanh bần của mình. Ta tuy nghèo thật nhưng dễ gì giàu sang đổi được cái nghèo ấy! Trong đoạn thơ trên thấp thoáng nụ cười hóm hỉnh, thâm Thúy của bậc đại nho.
Bác đến chơi đây ta với ta là một câu kết hay, là linh hồn của bài thơ. Ta với ta nghĩa là một tấm lòng đến với một tấm lòng; kẻ tri âm đến với người tri kỉ. Vậy thì tất cả những lễ nghi kia đều là tầm thường, vô nghĩa. Chủ và khách có chung một tình cảm thắm thiết thanh cao, đó là cái quý giá không vật chất nào sánh được. Ba tiếng ta với ta gợi cảm xúc mừng vui, thân mật. Bạn bè xa cách đã lâu, nay vượt đường xa dặm thẳm, vượt cái yếu đuối của tuổi già để đến thăm nhau thì thật là quý hóa! Đáng quý hơn nữa là bác với tôi, ta cùng lánh đục tìm trong, lui về vui thú điền viên để giữ trọn hai chữ thiên lương. Sự gần gũi, tương đắc về mặt tâm hồn đã gắn bó chủ và khách làm một. Những điều câu nệ, khách khí đã bị xoá nhòa. Chỉ còn lại niềm vui và sự chân thành bao trùm tất cả. Tình bạn ấy đã vượt lên trên những nghi thức tiếp đãi bình thường. Bạn đến chơi nhà không phải vì mâm cao cỗ đầy mà để được gặp nhau; được hàn huyên tâm sự cho thỏa nỗi khao khát nhớ mong.
nhân hóa
Liệt kê