Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Bài này ngắn lắm rồi bạn
t có bài mẫu về danh lam thắng cảnh nhé https://cunghocvui.com/bai-viet/dan-y-thuyet-minh-ve-mot-danh-lam-thang-canh.html
REFER
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.
Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.
Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…
Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.
Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.
Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.
Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.
Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
refer
Quảng Ninh là một trong những tỉnh có nhiều di sản bậc nhất nước ta. Toàn tỉnh hiện có 632 di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh. Trong đó, có 5 khu di tích quốc gia đặc biệt (Vịnh Hạ Long, Bạch Đằng, Yên Tử, Khu di tích Nhà Trần tại Đông Triều và Đền Cửa Ông – Cặp Tiên). Trong đó, Vịnh Hạ Long là di sản nổi bậc nhất trong quần thể các di sản tỉnh QUảng Ninh.
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo ở phía Đông Bắc của Việt Nam, thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh; phía Tây Bắc và Bắc kéo dài từ huyện Yên Hưng, qua thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả, đến hết phần biển đảo huyện Vân Đồn; phía Đông và phía Nam giáp Vịnh Bắc Bộ; phía Tây Nam giáp đảo Cát Bà (thành phố Hải Phòng).
Theo các nhà khoa học, vùng Hạ Long và vùng rìa bờ, đảo phụ cận của vịnh, bao gồm nhiều hệ tầng trầm tích lục nguyên và cacbonat, có tuổi từ nguyên đại Cổ sinh đến Tân sinh. Nhiều hệ tầng trầm tích ở khu vực này chứa đựng các vết tích cổ sinh vật dưới các dạng hoá thạch khác nhau, trong đó có những nhóm ngành động, thực vật đã tuyệt diệt hoàn toàn hoặc gần như hoàn toàn trên trái đất.
Lịch sử địa chất Vịnh Hạ Long, như hiện biết, được mở ra từ khoảng gần 500 triệu năm trước đây, với những hoàn cảnh cổ địa lý hết sức khác nhau và khá phức tạp. Sự hiện diện của vịnh và những hòn đảo trên vịnh là những minh chứng độc đáo về lịch sử phát triển của trái đất, bao gồm đặc điểm địa chất và quá trình vận động, phát triển liên tục của dạng địa hình Karst, hệ Fengcong và Fengling. Địa hình đặc biệt của vịnh Hạ Long có liên quan chặt chẽ tới lịch sử khí hậu và quá trình vận động kiến tạo của trái đất. Những hòn đảo ở đây là mẫu hình khá lý tưởng về Karst hình thành trong điều kiện nhiệt đới, ẩm. Toàn bộ khu vực Vịnh Hạ Long là một cảnh quan Karst qua nhiều triệu năm, với các tháp Karst hình chóp, hình tháp, bị bào mòn, tạo nên cảnh đẹp nổi bật, độc đáo toàn thế giới.
Thạch nhũ trong hang động trong khu Vịnh có tuổi trẻ hơn các hang động. Nước mưa theo các khe nứt trên trần hang động và vách chảy xuống, trên đường đi chúng hoà tan, bào mòn đá vôi và lắng đọng thành nhũ đá ở trần, măng đá ở nền…
Với bàn tay kiến tạo tài tình của thiên nhiên, Vịnh Hạ Long hiện lên với vẻ đẹp rực rỡ, kì bí bậc nhất nước ta. Hàng ngàn hòn đảo, hàng chục hang động đẹp đã tạo nên giá trị thẩm mỹ của Vịnh. Vẻ đẹp của Hạ Long được tạo nên từ 3 yếu tố: đá, nước và bầu trời. Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, kỳ lạ. Hang Đầu Gỗ gợi cảm giác choáng ngợp, với những nhũ đá muôn hình dáng vẻ. Động Thiên Cung như một đền đài hoành tráng, mỹ lệ. Hang Bồ Nâu có cửa uốn vòng cung, với vô số nhũ đá buông xuống mềm mại như cành liễu. Hang Sửng Sốt đẹp đến bất ngờ, với nhũ đá mang hình hài của gà rừng, cóc, rồng, thác nước, cùng với nhiều hình hài khác, như mở ra một thế giới cổ tích. Những hang động như Tam Cung, Trinh Nữ, Ba Hang, Tiên Long,… mỗi hang có những vẻ đẹp độc đáo, kỳ thú.
Tổng số loài thực vật sống trên các đảo ở vịnh Hạ Long khoảng trên một nghìn loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau đã được tìm thấy, như các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núi hoặc mọc ở cửa hang hay khe đá.
Những kết quả nghiên cứu, khảo cổ học và văn hóa học cho thấy, sự hiện diện của những cư dân tiền sử trên vùng vịnh Hạ Long từ khá sớm, đã tạo lập được những hình thái văn hóa cổ đại tiếp nối nhau, bao gồm văn hóa Soi Nhụ (trong khoảng 18.000 – 7.000 năm trước Công nguyên), văn hóa Cái Bèo (7.000 – 5.000 năm trước Công nguyên) và văn hóa Hạ Long (cách ngày nay khoảng từ 3.500 – 5.000 năm). Phương thức sống chủ yếu của chủ nhân Soi Nhụ là “bắt sò ốc, có cả hái lượm hoa quả, đào củ, rễ cây”, biết bắt cá mà chưa có nghề đánh cá.
Hiện nay, vịnh Hạ Long còn là một khu vực phát triển năng động, có tiềm năng lớn về du lịch, nhờ những điều kiện và lợi thế sẵn có ở khu vực vùng biển Đông Bắc Việt Nam nói riêng và miền Bắc Việt Nam nói chung.
Từ hơn 500 năm về trước, trong bài thơ “Lộ nhập Vân Đồn”, Nguyễn Trãi đã lần đầu tiên ca ngợi vịnh Hạ Long là “Kỳ quan đá dựng giữa trời cao”. Cùng với vịnh Nha Trang của Việt Nam, vịnh Hạ Long là một trong số 29 vịnh được Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất trên thế giới xếp hạng và chính thức công nhận vào tháng 7 năm 2003.
Vịnh Hạ Long là khu vực có giá trị nổi bật toàn cầu, tiêu biểu nhất là các giá trị về thẩm mỹ, khoa học, lịch sử, khảo cổ… Năm 1962, khu vực vịnh Hạ Long được công nhận là di tích thắng cảnh cấp quốc gia. Năm 1994, vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới về giá trị thẩm mỹ và được tái công nhận lần thứ 2, với giá trị ngoại hạng toàn cầu về địa chất – địa mạo vào năm 2000 đã biến Vịnh Hạ Long đã thực sự trở thành thương hiệu của du lịch Quảng Ninh, là niềm tự hào của Nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh nói riêng, của cả nước nói chung và là điểm đến được lựa chọn hàng đầu của du khách trong nước và quốc tế.
"Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời, càng toả mát hương hoa thơm Thủ đô...". Nhắc đến Hà Nội là nhắc đến hình ảnh Hồ Gươm trong xanh và bóng Tháp Rùa nghiêng nghiêng soi dáng. Hồ Gươm cùng quần thể kiến trúc của nó đã trở thành một biểu tượng đẹp đẽ và thiêng liêng về Hà Nội - trái tim hồng của cả nước.
Hồ Gươm đã tồn tại từ rất lâu. Cách đây khoảng 6 thế kỷ, theo những địa danh hiện nay, hồ gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Vào thế kỷ XV, hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm. Sự kiện ấy gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng của vị vua khai triều nhà Hậu Lê - người anh hùng của khởi nghĩa Lam Sơn chống lại giặc Minh (1417 - 1427), Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn, có người dân mò được một lưỡi gươm, sau đó chính ông nhặt được một cái chuôi ở trong rừng. Khi lưỡi gắn vào chuôi gươm thì thân gươm ánh lên hai chữ "Thuận Thiên" - "Thuận theo ý trời". Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Rùa vươn đầu cất tiếng nói: "Xin bệ hạ hãy hoàn lại gươm cho Long Quân". Lê Thái Tổ hiểu ra sự việc bèn rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm. Chính truyền thuyết đặc sắc này đã khẳng định tấm lòng yêu chuộng hoà bình, ghét chiến tranh của người dân Thăng Long - Hà Nội nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Câu chuyện này đã được nhấn mạnh trong ngày lễ Hà Nội đón nhận danh hiệu "Thành phố Vì hoà bình"
Sau đó, cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Hồ Hoàn Kiếm là một thắng cảnh nổi tiếng của Hà Nội. Quanh hồ trồng nhiều loại hoa và cây cảnh. Đó là những hàng liễu rủ thướt tha, những nhành lộc vừng nghiêng nghiêng đổ hoa soi bóng dưới lòng hồ. Giữa hồ có tháp Rùa, cạnh hồ có đền Ngọc Sơn có "Đài Nghiên Tháp Bút chưa sờn"... Hình ảnh hồ Gươm lung linh giống như một tấm gương xinh đẹp giữa lòng thành phố đã đi vào lòng nhiều người dân Hà Nội. Người dân Hà Nội sống ở khu vực quanh hồ có thói quen ra đây tập thể dục vào sáng sớm, đặc biệt là vào mùa hè. Họ gọi các khu phố nằm quanh hồ là Bờ Hồ.
Không phải là hồ nước lớn nhất trong Thủ đô, song với nguồn gốc đặc biệt, hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình. Nhà thơ Trần Đăng Khoa từng viết:
"Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao"
Và như thế, Hồ Gươm sẽ mãi sống trong tiềm thức mỗi người dân Thủ đô nói riêng và người dân cả nước nói chung như một biểu tượng thiêng liêng về lịch sử và truyền thống văn hóa dân tộc.
) Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em dự định sẽ thuyết minh.
2) Thân bài.
- Giới thiệu nguồn gốc của khu di tích: Có từ bao giờ, ai phát hiện ra? đã kiến tạo lại bao giờ chưa?
- Giới thiệu vị trí địa lí, đặc điểm bên ngoài (nhìn từ xa hoặc nhìn từ trên).
- Trình bày về đặc điểm của từng bộ phận của khu di tích: Kiến trúc, ý nghĩa, các đặc điểm tự nhiên khác thú vị, độc đáo,...
- Danh lam thắng cảnh của quê hương bạn đã đóng góp như thế nào cho nền văn hoá của dân tộc và cho sự phát triển nói chung của đất nước trong hiện tại cũng như trong tương lai (làm đẹp cảnh quan đất nước, mang lại ý nghĩa về giáo dục, ý nghĩa tinh thần, mang lại giá trị vật chất,...).
3) Kết bài: Khẳng định lại vẻ đẹp nhiều mặt của danh lam thắng cảnh đó.
Núi chùa Châu Thới ở xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cách thành phố Biên Hoà 4km, thị xã Thủ Dầu Một 20km, thành phố Hồ Chí Minh 24km, và đã được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh Quốc gia ngày 21/04/1989.
Di tích danh thắng núi Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư của các tỉnh thành: Bình Dương, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh. Vị trí danh thắng này rất thuận tiện cho việc tham quan, du lịch, vì gần các thắng cảnh, khu vui chơi nghỉ mát khác như chùa Tam Bảo, suối Lồ Ồ, núi Bửu Long (Biên Hoà).
Sách “Gia Định Thành Thông Chí " đã viết: “Núi Chiêu Thới (Châu Thới) từng núi cao xanh, cây cối lâu đời rậm tốt, làm tấm bình phong triều về Trấn thành. Ở hang núi có hang hố và khe nước, dân núi ở quanh theo, trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long sáng tạo để tu hành, ngó xuống đại giang, du khách leo lên thưởng ngoạn có cảm tưởng tiêu dao ra ngoài cửa tục”.
Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” cũng miêu tả khá rõ núi và chùa Châu Thới gần giống như trên: “Núi Chiêu Thới tục gọi là núi Châu Thới, ở phía Nam huyện Phước Chính 21 dặm, từng núi cao tít làm bình phong cho tỉnh thành. Khoảng giữa núi Chiêu Thới có am Vân Tĩnh là nơi ni cô Lượng tĩnh tu, di chỉ nay vẫn còn. Đột khởi một gò cao bằng phẳng rộng rãi, ở bên có hang hố và nước khe chảy quanh, nhà của nhân dân ở quanh theo. Trên có chùa Hội Sơn là chỗ thiền sư Khánh Long trác tích tu hành. Năm Bính Thân, đạo Hoà Nghĩa là Lý Tài chiếm cứ Châu Thới tức là chỗ này. Năm Tự Đức thứ 3 (1850) đem núi này liệt vào tự điển”.
Về nguồn gốc, có căn cứ cho rằng chùa được xây vào khoảng năm 1612, do thiền sư Khánh Long, trên bước đường vân du hoằng pháp lên đồi Châu Thới thấy cảnh hữu tình, Sư cất một thảo am nhỏ để tu tịnh, thảo am được gọi là chùa Hội Sơn, sau đổi tên thành chùa núi Châu Thới”. Nhưng cũng có cứ liệu cho thấy chùa núi Châu Thới lập vào năm 1681 là thời điểm hợp lý hơn cả. Nhưng cho dù được thành lập vào năm 1681, chùa núi Châu Thới ở huyện Dĩ An hiện nay vẫn là ngôi chùa xưa nhất Bình Dương và được hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam Bộ.
Cổng chùa bằng đá dưới chân núi có đề tên Chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cổng tam quan có ba mái cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – hỉ xả…”
Trải qua hơn ba trăm năm lịch sử đầy biến động, chịu bao hủy hoại tàn phá của thời gian và chiến tranh, chùa núi Châu Thới nay không còn giữ được dấu tích, di vật nguyên thủy của một chùa cổ được hình thành vào hàng sớm nhất Nam Bộ. Hiện Chùa là một quần thể kiến trúc đa dạng được xây dựng vào nhiều thời điểm khác nhau: gồm ngôi chánh điện, các điện thờ Thiên Thủ Thiên Nhãn, Linh Sơn Thánh Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Ngũ Hành Nương Nương và cả điện thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế. Ở đây còn cho thấy rõ nét sự dung hợp giữa tín ngưỡng Phật giáo và tín ngưỡng dân gian như phần đông các ngôi chùa Phật giáo ở nước ta.
Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của Chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía.Chánh điện được thiết kế: dành phần trên thờ Phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí; tầng kế thờ Phật Thích Ca; tầng dưới là nơi thờ Phật giáng sinh. Toàn bộ những tượng đồng được đúc tại Chùa, do nhóm thợ chuyên môn của xứ Huế thực hiện. Chùa còn thờ bộ thập bát La Hán và thập điện Diêm Vương bằng đất nung. Đây là hai bộ tượng khá xưa và độc đáo của Chùa còn lưu giữ được, cho thấy nghề gốm ở địa phương đã phát triển khá sớm. Chùa cũng còn lưu giữ được ba pho tượng Phật tạc bằng đá khá xưa (có thể vào cuối thế kỷ XVII) và một tượng Quan Âm bằng gỗ được làm bằng cây mít cổ thụ hàng trăm tuổi được trồng trong vườn chùa.
Vào năm 1988, Chùa đúc một đại hồng chung theo mẫu của chùa Thiên Mụ (Huế) nặng 1,5 tấn, cao 2 mét, đường kính 1m2, đặt trên chiếc giá chuông bằng gỗ lim do nghệ nhân Bình Dương chạm trổ các hoa văn đẹp. Những năm 1996 – 1998, Chùa tổ chức đúc thêm bảy tượng Phật bằng đồng, xây dựng một bảo tháp gồm nhiều tầng lầu cao 24 mét. Năm 2002, bên phải ngôi chùa xây dựng công trình gồm một trệt một lầu và bên trên sân thượng có xây bảo tháp thờ tượng Quan Âm bằng đồng cao 3 mét, nặng 3 tấn.
Đến nay, Chùa không còn lưu giữ được đầy đủ những long vị và Tháp của các vị thiền sư khai sơn mà chỉ thờ các tổ bằng tượng gỗ chạm và một số long vị của các hoà thượng đời sau này. Về số cổ vật có giá trị đã được xếp loại tại chùa núi Châu Thới hiện nay cònlưu giữ được 55 hiện vật (đứng nhì trong các ngôi chùa trong tỉnh).
Cách thành phố Hồ Chí Minh độ 50km đi về phía Nam, theo đường Nhà Bè qua Bình Khánh, sẽ tới khu du lịch sinh thái Cần Giờ - Lâm Viên.
Cần Giờ hấp dẫn du khách với những nhà nghỉ, hồ bơi, nhà hàng hiện đại..., sang trọng, với bãi biển phẳng lì, rừng phi lao rì rào gió thổi, với những chiếc dù to, nhỏ đủ màu sắc xếp san sát nhau đến tận mép biển luôn nhộn nhịp. Phong cảnh thiên nhiên Cần Giờ bát ngát trong màu xanh của sắc trời, sắc biển và xanh thẳm phi lao. Sáng sớm và hoàng hôn trên bãi biển Cần Giờ thật hữu tình, thơ mộng.
Cách bãi biển Cần Giờ khoảng 3km về phía Tây Bắc là khu du lịch sinh thái Lâm Viên với rừng Sác rộng hơn 40 ngàn hec-ta kéo dài từ Nhà Bè đến Ghềnh Rái. Nơi đây có khu rừng ngập mặn rộng lớn, có khu bảo tồn động vật quý hiếm như cá sấu hoa cà, rái cá, mèo rừng, nai, trăn, chồn... và họ hàng nhà khỉ đuôi dài gần một nghìn con. Nơi đây còn có khu căn cứ rừng Sác với nhà bảo tàng lịch sử lưu giữ bao kỉ vật, bao chiến công thần kì của các chiến sĩ Trung đoàn 10 anh hùng đặc công thời đánh Mĩ. Tượng đài về 860 liệt sĩ đặc công sừng sững, tráng lệ, uy nghiêm giữa màu xanh bạt ngàn của rừng đước, rừng mắm. Du khách có thể dạo mát trong rừng, tản bộ trên bãi cát, hoặc du thuyền len lỏi giữa vùng sông rạch bao la. Du khách có nghe câu hát:
" Cần Giờ bậu nhớ chớ quên
Nhớ về rừng Sác Lâm Viên một đoàn..."
tham khảo
1 - Giới thiệu về vị trí địa lí.
Bãi Dài là viên ngọc quý của Phú Quốc, dài 15km chạy dọc bờ biển Tây Bắc của đảo từ Gành Dầu đến Cửa Cạn. Từ Bãi Dài có thể nhìn ra 2 hòn đảo nhỏ xinh đẹp là Hòn Dăm và Đồi Mồi. Nhờ được vịnh bao bọc, Bãi Dài được hưởng những con sóng dịu êm, nhẹ nhàng. Bãi đón gió Tây Nam, có nhiều sóng gió vào mùa hè từ tháng 5-10.
2 - Thuyết minh về từng bộ phận của thắng cảnh
Hiện nay chưa có công trình phục vụ khách du lịch nào đáng kể ở Bãi Dài. Nhờ đó, du khách được tận hưởng những cảnh đẹp nguyên sơ, tươi mát đầy cuốn hút.
- Bãi biển: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, so với Bãi Khem cong cong cánh cung thì Bãi Dài có phần thẳng hơn một chút. Dọc theo bãi biển dài với cát biển cát trắng là hàng dương xanh cao to, mọc theo hàng thẳng tắp. Bên cạnh đó, bãi biển còn đậm chất hoang sơ này có cả rừng già đại thụ lan tận sát biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn tuyệt đẹp tại các cửa sông nhỏ.
- Biển: Biển ở đây trong xanh, ít ghe thuyền neo đậu, lại có sóng biển nhẹ nhàng. Nước biển trong xanh như ngọc bích ở Bãi Dài như thuộc về một nơi khác, tách biệt bởi vẻ thanh thoát trinh nguyên.
- Các đảo nhỏ xung quanh: Cách bờ khoảng 800m có một đảo nhỏ, hòn Đổi Mồi với bãi cát dài trinh nguyên 50m, rất lý tưởng cho khách lặn xem san hô, câu cá.
3. Vị trí của thắng cảnh đối với Việt Nam và trên thế giới:
- Được bầu chọn là đứng đầu trong 13 bãi biển hoang sơ và đẹp nhất thế giới.So với những bãi biển nổi tiếng khác của Việt Nam như Bãi biển Mỹ Khê – Đà Nẵng hay Bãi biển An Bàng – Hội An, Bãi Dài của Phú Quốc có được lợi thế hoang sơ của thiên nhiên chưa bị ảnh hưởng nhiều của ngành công nghiệp không khói.
- Bãi Dài được coi là hòn ngọc quý góp phần làm nên danh tiếng của Phú Quốc, là thiên đường bình yên của nắng vàng cát trắng trong lòng du khách.
C - Kết bài: Khái quát tầm quan trọng của danh lam, đưa ra dự đoán hướng phát triển trong tương lai.
Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 8: Dàn ý chi tiết giới thiệu về danh lam thắng cảnh ở Kiên Giang. Ngoài ra các bạn có thể soạn bài Ngữ văn 8 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc để học tốt môn Ngữ văn 8.
Tham khảo:
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ.
Tham khảo:
Đền Hùng biểu tượng lịch sử của dân tộc Việt Nam, khu di tích lịch sử Đền Hùng là nơi thờ phụng các Vua Hùng những người có công dựng nước từ xa xưa. Giỗ Tổ mồng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc.
Đền Hùng xây dựng trên núi Nghĩa Lĩnh, hiện nay thuộc Hy Cương, Việt Trì, Phú Thọ. Nơi đây là tập hợp lăng tẩm, miếu, thờ các vua Hùng. Nếu du khách đi từ chân núi sẽ bắt đầu khám phá nơi thấp nhất đó là đền Hạ – nơi đây theo dân gian tương truyền mẹ Âu Cơ đẻ ra bọc trứng, nửa còn lại theo cha số còn lại theo mẹ. Tiếp đến du khách sẽ được khám phá đền Trung địa điểm thường tổ chức các cuộc hội họp bàn các vấn đề quốc gia của vua Hùng thử xưa, qua đền Trung sẽ đến đền Thượng nơi thờ vua Hùng thứ 6 đây chính là vị trí cao nhất.
Mỗi năm ngày giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức rất linh đình theo nghi thức quốc gia, Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.
Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.
Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng,cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.