K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

 thư giãn buổi sớmNhững định nghĩa "đắng lòng" của học sinhNhững định nghĩa đậm chất học sinh. "Đắng" nhưng mà đúng.Bài tập về nhà: Thứ bạn nhận được khi thầy/cô bỗng dưng cảm thấy 8 tiếng học miệt mài trên trường là không đủ và muốn "bù đắp" thêm.Giáo viên: Người luôn than phiền bằng câu "Cái lớp này …" mỗi khi có "một đứa" nào đó mắc lỗi.Bài văn dài: Là một...
Đọc tiếp

 

thư giãn buổi sớm

Những định nghĩa "đắng lòng" của học sinh

Những định nghĩa đậm chất học sinh. "Đắng" nhưng mà đúng.

Bài tập về nhà: Thứ bạn nhận được khi thầy/cô bỗng dưng cảm thấy 8 tiếng học miệt mài trên trường là không đủ và muốn "bù đắp" thêm.

Giáo viên: Người luôn than phiền bằng câu "Cái lớp này …" mỗi khi có "một đứa" nào đó mắc lỗi.

Bài văn dài: Là một chỉnh thể thống nhất tích lũy từ 10% cảm hứng, 15% mồ hôi của học sinh và 75% lời thoại/đoạn trích dẫn chép y chang lại từ các tác phẩm trong sách giáo khoa.

Nộp bài sớm: Hồi cấp 2, nếu bạn nộp bài sớm nhất, bọn bạn sẽ nghĩ: "Ồ, chắc hẳn bạn đó là người học rất giỏi". Lên cấp ba, bạn cũng làm tương tự như vậy, nhưng bọn bạn sẽ nghĩ rằng: "Ồ, nó chẳng biết cái quái gì cả".

Môn học: Hoặc là nó rất dễ nhưng không mấy cần thiết (Thể dục, Mỹ thuật), hoặc là nó vừa siêu khó đến mức không tưởng, vừa khống chế điểm trung bình môn của bạn (Toán, Lý, Hóa, Văn)...

 Phòng thi: Là nơi để học sinh nghĩ về cuộc đời và những lỗi lầm mình đã gây ra.

Chép phạt: Là màn Lọ Lem lựa đậu phiên bản học sinh khi công việc chủ yếu là thống kê số chữ. Không có tác dụng "ghi cho nhớ những gì đã học".

 

"Ghi nhớ" trong sách: Là 5 điểm kiểm tra miệng.

Tiết sinh hoạt chủ nhiệm: Khoảng thời gian ăn năn nhất sau một tuần học tập.

Ôn thi: Nói nhẹ nhàng là: "Ôn lại (hơi nhiều) kiến thức đã học" chứ thật ra là học lại từ đầu.

Tiết Thể dục và Quốc phòng: Là nơi con trai ước ao mình có thể biến thành con gái nhiều nhất (con trai chạy 10 vòng thì con gái chỉ 5 hoặc thậm chí là 2 vòng thôi).

Đề mở : Kiểm tra được khả năng "google" và khả năng "chém gió" của chúng mình

Đề trắc nghiệm : Có sẵn 25% phần đúng trong tay rồi, mai đem hột xí ngầu vô thảy.

Đề tự luận : Quá dễ vì học sinh chỉ cần giấu phao cho kỹ.

Thuyết trình : Cho học sinh cơ hội lên mạng down bài thuyết trình có sẵn về rồi nhảy Flappy Bird cả đêm..

Trả bài miệng : Học sinh chỉ biết ngồi... cầu nguyện để không bị kêu tên.

Kiểm tra vở : Một hình thức tra tấn xem học sinh có chép được vài chục trang trong một buổi tối hay không.

10
9 tháng 7 2015

Cái này giống như học nội trú ở trường vậy!

9 tháng 7 2015

cái này ở trong mục đọc truyện của chinh phục vũ môn đúng không?

Các cô bạn thân của mẹ đều biết Nam rất thích toán. Một hôm, cô Lan - bạn của mẹ đến nhà chơi. Trong lúc nói chuyện, cô đố Nam: - Cô có 3 người con. Điều thú vị là cả ba đều có ngày sinh trùng nhau và chính là ngày hôm nay. Tổng các ngày sinh đó cũng chính bằng ngày hôm nay và tích của chúng thì bằng 36. Cháu có thể đoán được số tuổi của các con cô không?Nam suy nghĩ rồi nói:- Thưa...
Đọc tiếp

Các cô bạn thân của mẹ đều biết Nam rất thích toán. Một hôm, cô Lan - bạn của mẹ đến nhà chơi. Trong lúc nói chuyện, cô đố Nam: 

- Cô có 3 người con. Điều thú vị là cả ba đều có ngày sinh trùng nhau và chính là ngày hôm nay. Tổng các ngày sinh đó cũng chính bằng ngày hôm nay và tích của chúng thì bằng 36. Cháu có thể đoán được số tuổi của các con cô không?

Nam suy nghĩ rồi nói:

- Thưa cô, như vậy chưa đủ để tìm được số tuổi chính xác ạ.

Cô Lan cười:

- Ừ, cô quên nói thêm là cô không sinh đôi cặp nào cả.

Sau đó, Nam vui vẻ trình bày những suy luận của mình và tìm được chính xác tuổi ba người con của cô Lan. Theo em, mỗi con của cô Lan bao nhiêu tuổi và ngày hôm đó là ngày bao nhiêu?

Nêu cách giải đầy đủ

giúp mk nha mk đang  cần gấp 

huhu

7
8 tháng 12 2019

ngày hôm nay là ngày nào vậy bạn

8 tháng 12 2019

 cả ba đều có ngày sinh trùng nhau và chính là ngày hôm nay, thế ngày hôm nay là ngày nào

cậu k cho mình bt thì sao giải đc

24 tháng 8 2015

"Tam Giác" là "Tát Giam" (nói ngược) .
"Tát" là "Đánh" , " Giam " là " Nhốt " . 
"Tát Giam " là " Đánh Nhốt " .
"Đánh Nhốt " là " Đốt Nhánh " (nói ngược).
"Đốt" là " Thiêu " , "Nhánh" là "Cành" . 
" Đốt Nhánh " là " Thiêu cành ". 
"Thiêu cành" là " thanh kiều " (nói ngược) => tên cô là Thanh Kiều.

24 tháng 8 2015

tam giác là tác giam

tác là đánh ; giam là nhốt

đánh nhốt đọc ngược lại là thành đốt nhánh

đốt tức là thiêu ; nhánh tức là cành

thiêu cành là thanh kiều

2 tháng 3 2017

Vì không bạn nào đạt giải như các bạn đoán nên khi phân tích ta thấy như sau
+ An không đạt giải nhì, nhất, ba    => An đạt giải khuyến khích
+ Bình không đạt giải nhì, ba, nhất  => Bình đạt giải khuyến khích
+ Cường không đạt giải khuyến khích, nhất, ba  =>  Cường đạt giải nhì
+Đông không đạt giải khuyến khích, nhất, ba  => Đông đạt giải nhì.

2 tháng 3 2017

Bạn An giải ba , bạn Bình giải khuyến khích , bạn Cường và Đông giải nhì .

Thần ĐồngCó một chú bé thần đồngMới tròn sáu tuổi hanh thông mọi điềuKiến thức khoa học cực siêuThông minh sáng dạ rất nhiều thứ hayNhà trường quyết định thế nàyĐích thân hiệu trưởng ra tay kiểm hàngNếu đúng là khách hạng sangThăng liền mấy lớp cả làng cùng vuiToán, văn tất cả đủ rùiKiến thức xã hội ngọt bùi chơi khôngThằng bé vốn trí thần đồngChơi hay như vậy ai không...
Đọc tiếp

Thần Đồng

Có một chú bé thần đồng
Mới tròn sáu tuổi hanh thông mọi điều
Kiến thức khoa học cực siêu
Thông minh sáng dạ rất nhiều thứ hay
Nhà trường quyết định thế này
Đích thân hiệu trưởng ra tay kiểm hàng
Nếu đúng là khách hạng sang
Thăng liền mấy lớp cả làng cùng vui
Toán, văn tất cả đủ rùi
Kiến thức xã hội ngọt bùi chơi không
Thằng bé vốn trí thần đồng
Chơi hay như vậy ai không bao giờ
Hiệu trưởng nháy mắt cho cô
Tới phiên cô hỏi tôi chờ xem sao
Bắt đầu cô mở màn chào
Một câu cực dễ thế nào cũng ngon:
"Càng lớn càng nhỏ là con?" (Con gì càng lớn càng nhỏ?)
Ông thầy hiệu trưởng hết hồn chịu thua
"Thưa cô, chính nó con cua
Mẹ em đi chợ vẫn mua nó mà"
Cô hỏi em tiếp nữa nha:
"Trong quần em có, cô là lại không
Thầy đừng có trợn mắt trông
Lắng nghe xem nó thần đồng nói chi."
Ông thầy mặt xanh như di
Thằng bé đủng đỉnh "dạ hai túi quần"
Tiếp tục cô hỏi đến chân
"Chân cô hai cái, giữa là cái chi"
Thầy kia mặt tái như chì
Phát này thì chết, thì đi chứ còn
Nhưng thầy thua đứa trẻ con
"Giữa chân, đầu gối tròn tròn của cô"
Tiếp tục cô nói bô bô
"Ông thầy hiệu trưởng rất tồ phải không
Bây giờ cô hỏi đến lông
Câu này cực khó thầy trông đây này
Đàn bà mái tóc rất dày
Môi son, mắt biếc đỏ hây má hồng
Nhưng mà đố bé thần đồng
Ở đâu lại có lông xoăn nhất nào?"
Hiệu trưởng chẳng biết làm sao
Run như cầy sấy thều thào thảm thương
Thằng bé thì chẳng vấn vương
Trả lời một phát là "phường Phi châu"
Cô giáo tiếp tục hỏi ngầu:
"Bây giờ em nói ở đâu trong người...
Của cô ẩm ướt cả đời?"
Hiệu trưởng nghe thấy héo tươi móc mồm
Thằng bé vẫn cứ ôn tồn
"Cái mà cô hỏi trong mồm đấy thôi
Lưỡi cô ẩm ướt cả đời"
Mọi người nghe thấy cùng cười ầm lên
Đúng là thằng bé rất hên
Câu nào cũng đúng chẳng rên như thầy
Hiệu trưởng vội vã xua tay
Em thông minh quá, đến thầy cũng thua
Cô hỏi từ nãy tới giờ
Bao nhiêu câu hỏi, thầy sai bét nhè
Bây chừ thầy mới nhắn nhe
Em thông minh lắm vào liền cấp hai.

Xin Online Math cho em đăng câu này để các bạn đều có tiếng cười vui vẻ

4
6 tháng 1 2016

hay,bài này đạt đến trình độ gây cảm xúc vui tươi , cười sằng sặc

6 tháng 1 2016

Thần Đồng cao siêu.Hay .Rất hay

10 tháng 8 2018

A : Cháu là chị bây giờ là buổi trưa

10 tháng 8 2018

A là chị

4 tháng 7 2015

hay quá , lòng vòng qua lòng vòng lại mọi chuyện lại như cũ . tick đúng cho mình nha

Đọc mãi kết luận ra cái đầu bài

Câu 1 : BA NHÀ THÔNG THÁICó ba nhà triết gia Hy Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn Lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán của cả ba nhà triết gia.Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười...
Đọc tiếp

Câu 1 : BA NHÀ THÔNG THÁI

Có ba nhà triết gia Hy Lạp cổ, sau một cuộc tranh luận căng thẳng và cũng vì trời hè nóng nực nên đã nằm ngủ dưới gốc cây trong vườn của Viện Hàn Lâm. Có mấy thợ thông lò đi qua tinh nghịch đã bôi nhọ lên trán của cả ba nhà triết gia.

Khi ba nhà thông thái tỉnh dậy, họ nhìn nhau và cùng phá lên cười. Ai cũng yên chí rằng chỉ có hai người kia bị nhọ và họ cười nhau, còn mình thì cười họ. Thế nhưng, trong khoảnh khắc, một triết gia không cười nữa vì ông ta suy đoán ra trên trán ông ta cũng bị nhọ.

Vậy ông ta suy luận thế nào ?

Câu 2 : HAI CHỊ EM SINH ĐÔI

Ở thành phố Tokyo có một cặp sinh đôi khá đặc biệt. Tên hai cô là Nhất và Nhị. Những điều ly kỳ về hai cô lan truyền đi khắp nơi. Cô Nhất không có khả năng nói đúng vào thứ hai, thứ ba và thứ tư, còn những ngày khác nói đúng. Cô Nhị nói sai và thứ năm, thứ sáu và thứ bảy, còn những ngày khác lại nói đúng.

Một lần tôi gặp hai cô và hỏi hai người :

Cô hãy cho tôi biết một trong hai người cô là ai ?

Tôi là Nhất.

Vậy cô hãy nói thêm hôm nay là thứ mấy ?

Hôm qua Chủ Nhật .

Cô kia bỗng xen vào :

Ngày mai là thứ sáu .

Tôi sững sờ ngạc nhiên sao lại thế được và quay sang hỏi cô đó :

Cô cam đoan là cô nói thật chứ ?

Ngày thứ tư tôi luôn luôn nói thật - cô đó trả lời .

Hai cô làm tôi lúng túng thực sự, nhưng sau một hồi suy nghĩ tôi đã biết cô nào là Nhất, cô nào là Nhị. Thậm chí còn xác định được hôm đấy là ngày thứ mấy .

Mời bạn hãy thử làm xem .

1 like cho câu trả lời hợp lý rõ ràng 

Lưu ý : phải trả lời cả hai câu mới được like

3
26 tháng 8 2015

ịc,hay đó nhưng mình ko biết suy luận như thế nào

27 tháng 12 2015

Câu 1 : Nhà thông thái đó đã suy luận như sau :

- Ai cũng cười vì tưởng trán mình không nhọ , hai người kia thì cười nhau còn mình thì cười họ.

- Thế nhưng , nếu trán tôi không nhọ thì hai người kia đều sẽ phát hiện được ngay trán mình bị nhọ. Chẳng hạn người thứ ba , khi thấy người thứ hai cười anh ta biết ngay là cười anh ta chứ không phải cười tôi ( vì tôi không bị nhọ ).

- Trong thực tế hai người kia đều cười và không phát hiện ra trán mình bị nhọ. Vậy trán tôi cũng bị nhọ.

Câu 2 : Cô đầu bạn hỏi là cô : Nhị

Cô nói xen vào là cô : Nhất

Hôm đó là thứ : Ba