Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Còn truyền thuyết An Dương Vương,Mị Châu-Trọng Thủy
Theo em,hình ảnh Rùa Vàng tượng trưng cho sức mạnh,nguyện vọng và công lí của nhân dân
- Truyền thuyết khác của nước ta còn có hình ảnh Rùa vàng đó là Truyền thuyết An Dương Vương.
- Hình tượng Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho tổ tiên,khí thiêng liêng sông núi,tư tưởng và tình cảm của nhân dân.
Truyền thuyết khác của nước ta cũng có hình ảnh Rùa Vàng là An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy
Hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho vượng khí linh thiêng của trời đất, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
Rùa Vàng trong truyện Sự tích Hồ Gươm là sứ giả của Long Quân, thể hiện tình cảm, khát vọng hòa bình của dân tộc
truyện An Dương Vương,MỊ Châu-Trọng THủy,tượng trưng cho LOng Vương,tuonwgj trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần vs con người
nha
Sự tích hồ Gương có thuyền thuyết về người anh Hùng Lê Lợi
Rùa tượng trưng cho Trời - Đất, Âm - Dương, cho tri thức, cho sự trường tồn… Rùa là một trong bốn linh vật: Long, Ly, Quy, Phượng. đã khắc sâu trong đời sống tâm linh của dân tộc.
Hình Thần Rùa với chiếc mai khum khum như bầu trời, bụng phẳng như mặt đất, sống lâu ngàn tuổi. Thần Rùa gắn với giang sơn đất nước và Vận mệnh của đất nước, phù hộ nhân dân ta đấu tranh đánh bại kẻ thù để giữ nền độc lập, đem lại cuộc sống an bình cho cư dân sống chủ yếu bằng canh tác lúa nước.
Chúc bạn học tốt!
Trong truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy", hình ảnh Rùa Vàng được tượng trưng cho :
1/- Ý Trời : Việc ADV xây thành Cổ Loa là để giữ nước sau khi đã chọn đất đóng đô (dựng nước) và nhiều lần đánh bại âm mưu xâm chiếm Âu Lạc của Triệu Đà. Đó là việc làm thuận ý Trời, nên sau khi ADV lập đàn cầu đảo, Rùa Vàng đã xuất hiện giúp ADV xây xong thành Cổ Loa . Đây là yếu tố kỳ ảo khẳng định "công lao" dựng nước và ý thức bảo vệ đất nước, tinh thần cảnh giác cao độ của người lãnh đạo quốc gia nên được thần linh phù trợ.
2/- Lòng dân : Sau khi giúp ADV xây xong thành Cổ Loa, Rùa Vàng còn tặng cho 1 móng vuốt rùa. ADV đã sai Cao Lỗ chế tạo nỏ và đặt móng Rùa vàng vào nơi lẫy nỏ để mỗi lần bắn ra trăm phát . Việc xây thành và chế nỏ để bảo vệ đất nước là việc hợp ý trời và thuận lòng dân, thể hiện niềm tự hào về tài trí Việt Nam trong công cuộc dựng nước và giữ nước
3/- * Hình ảnh Thánh Gióng sau khi đánh tan giặc Ân xậm lược đã cưỡi ngựa sắt bay về trời : Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, tôn thờ, ca ngợi và lòng biết ơn của nhân dân đối với người anh hùng dân tộc đã có công đánh đuổi ngoại xâm giữ gìn đất nước.
* Còn đối với An Dương Vương, là nhân vật lịch sử vừa có công dựng nước và giữ nước (chọn đất đóng dô, xây thành chế nỏ) nhưng sau đó lại mất cảnh giác, chủ quan, ỷ lại (cho Triệu Đà cầu thân, cho Trọng Thủy ở rễ, ỷ lại vào nỏ thần) nên gây ra cảnh nước mất nhà tan, nên thái độ của nhân dân rất công bằng và nghiêm khắc : Không nỡ để cho một vị cua có công - có tội phải chết , nên cho Rùa Vàng rẽ nước đưa ADV về một thế giới khác ("Xuống biển" chứ không thể "lên trời" như Thánh Gióng)
Học tốt
1. Đức Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm thần là vì:
- Cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân.
- Ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại.
2. Lê Lợi không trực tiếp nhận gươm. Người đánh cá Lê Thận nhận được lưỡi gươm dưới nước, Lê Lợi nhận được chuôi gươm trên rừng, đem khớp với nhau thì “vừa như in”. Điều đó chứng tỏ sức mạnh của gươm thần thực chất là sức mạnh đoàn kết nhân dân ở khắp nơi, trên mọi miền Tổ quốc, từ miền xuôi cho đến miền ngược, từ đồng bằng cho đến miền rừng núi.
Mỗi bộ phận của thanh gươm ở một nơi nhưng khi khớp lại thì vừa như in, điều đó thể hiện sự thống nhất nguyện vọng, ý chí chống giặc ngoại xâm của toàn dân tộc. Hai chữ “Thuận Thiên” (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
3.
Sức mạnh của gươm thần được thể hiện:
- Từ khi có gươm, nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng cao. Sức mạnh của gươm thần làm cho quân Minh bạt vía.
- Không phải trốn tránh, không thiếu lương đói khổ như trước mà nghĩa quân tìm giặc mà diệt, lấy kho lương của giặc mà dùng.
- Cuối cùng gươm thần mở đường đánh tràn ra mãi giải phóng đất nước. Từ bị động và nhiều lần thua trận, nghĩa quân chủ động đi tìm giặc đánh và đã chiến thắng giòn giã, đuổi hẳn quân Minh về nước
4.
- Long Quân cho đòi gươm khi nghĩa quân đã đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, khi đất nước đã thái bình không cần gươm nữa mà cần dụng cụ đế sản xuất.
- Cách trả gươm: Lê Lợi đang dạo chơi trên hồ Tả Vọng, Rùa Vàng nhô lên, lưỡi gươm đeo bên mình Lê Lợi động đậy. Rùa Vàng nói: "Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân". Vua rút gươm nâng về phía Rùa Vàng, Rùa Vàng ngậm lấy và lặn xuống nước.
5.
Ý nghia của truyện Sự tích Hồ Gươm:
- Truyện Sự tích Hồ Gươm giải thích tên gọi của Hồ Gươm (Hoàn Kiếm)
- Dân gian muốn giải thích, ca ngợi tính chất chính nghĩa nghĩa, tính nhân dân của khởi nghĩa Lam Sơn.
- Truyện đề cao, suy tôn vai trò của Lê Lợi, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã được nhân dân hết lòng ủng hộ, có công đánh đuổi giặc, đem lại thái bình cho đất nước, nhân dân.
- Truyện thể hiện khát vọng của quần chúng nhân dân muốn được sống trong hoà bình, hạnh phúc.
Câu 2 (Trang 42 SGK) Lê Lợi đã nhận được gươm thần như thế nào? Cách Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm có ý nghĩa gì?
Bài làm:
- Lê Lợi nhận được gươm báu trong hoàn cảnh đặc biệt:
- Đức Long Quân không trực tiếp đưa cho ngài mà thông qua nhân vật Lê Thận. Việc Lê Thận tìm thây được gươm báu khi kéo lưới, còn Lê Lợi lại thấy chuôi gươm chứng tỏ sự hòa hợp giữa nhân dân và người đứng đầu (Lê Lợi).
- Các bộ phận của gươm báu khớp vào với nhau, lưỡi gươm phát sáng và có hai chữ "thuận thiên", tượng trưng cho sức mạnh trên dưới đồng lòng của nhân dân ta. Sức mạnh đó đà làm nên chiến thắng chông lại kẻ thù xâm lược. Cách trao gươm như vậy vừa có ý nghĩa kì lạ song linh thiêng và sâu sắc.
- Cách Long Vương cho nghĩa quân Lam Sơn và Lê Lợi mượn gươm như vậy có ý nghĩa nói về sức mạnh của toàn dân:
- Gươm tỏa sáng biểu hiện cho dân tộc trên dưới đồng lòng sẽ tạo thành sức mạnh cứu nước.
- Thuận Thiên thực ra là ý muốn muôn dân muốn Lê Lợi là minh chủ của họ trong cuộc kháng chiến.
- Hai chữ "Thuận Thiên" (hợp lòng trời) trên lưỡi gươm thần nhấn mạnh tính chất chính nghĩa, hợp lòng người, lòng trời của nghĩa quân Lam Sơn.
Xem toàn bộ: Soạn bài: Sự tích Hồ Gươm - văn 6 tập 1
chi tiết kì ảo là chi tiết ko có thật ,giúp nhân vật trong truyện mang màu sắc kì diệu
- Chi tiết tưởng tượng kì ảo la sự tượng tượng của người dân việt nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết. Hay nói cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện
- vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
(nhìu lắm, nếu nói cụ thể từng chi tiết thi không nói xuể
thôi, dể nói chung nhé! )
vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của minh la noi giông cao sang,đẹp đẽ.
các chi tiết tương ki ảo khac nhú sinh cùng boc trăm trúng, không cần bú mơm mà lớn nhanh nhu thổi co ý nghĩa răng tất cả ng` dân nc việt nam dều là anh em , khi sinh ra người viet nam da co khả năng tự chong do voi cac tham hoa thien nhien, chien tranh ....
Hình ảnh Rùa Vàng còn xuất hiện trong truyền thuyết Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thuỷ. Như vậy, trong truyền thuyết Việt Nam, Rùa Vàng thường tượng trưng cho Long Vương - vị thần cai trị dưới biển, tượng trưng cho sự giúp đỡ của các vị thần với con người.
- Nhiều truyền thuyết Việt Nam có hình ảnh Rùa Vàng nhưng hình ảnh thần Kim Quy xuất hiện tiêu biểu nhất trong hai truyền thuyết: An Dương vương và Sự tích Hồ Gươm. Trong truyền thuyết An Dương Vương, thần Kim Quy giúp vua xây thành, lại tặng vua chiếc vuốt để làm nỏ thần và cũng chính thần Kim Quy chỉ ra cho vua biết ai là giặc ở sau lưng. Rùa Vàng giúp Long Quân nhận lại gươm thần, điều đó thể hiện tư tưởng yêu hoà bình của nhân dân ta.
- Tóm lại, hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân.
#Châu's ngốc
Cũng năm ấy, giặc Ân sang xâm lược bờ cõi nước ta. Chúng gây bao nhiêu tội ác khiến dân chúng vô cùng khổ sở. Thế giặc mạnh, nhà vua bèn sai người đi khắp nước cầu hiền tài. Đi đến đâu sứ giả cũng rao:
– Ai có tài, có sức xin hãy ra giúp vua cứu nước.
Nghe tiếng rao, cậu Gióng đang nằm trên giường bèn cất tiếng:
– Mẹ ơi! Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con.
(Ngày xưa khi để cho em nghe đến chỗ này, bao giờ bà cũng thêm vào: Tiếng nói đầu tiên của cậu Gióng là tiếng nói yêu nước đấy. Phải nhớ lấy cháu ạ!)
– Nghe tiếng con, vợ chồng lão nông dân thấy lạ đành mời sứ giả vào nhà. Cậu Gióng liền yêu cầu sứ giả về chuẩn bị ngay: roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt để cậu đi phá giặc.
Càng lạ hơn, từ lúc cậu Gióng gặp sứ giả, cậu cứ lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cậu cũng không no, áo vừa mặc xong đã sứt chỉ. Vợ chồng ông bà nọ đem hết gạo ra nuôi mà không đủ bèn nhờ hàng xóm cùng nuôi cậu Gióng. Trong làng ai cũng mong cậu đi giết giặc cứu nước nên chẳng nề hà gì.
Giặc đã đến sát chân núi Trâu. Người người hoảng sợ. Cũng may đúng lúc đó, sứ giả mang những thứ cậu Gióng đã đề nghị đến nơi. Cậu bèn vươn vai đứng dậy như một tráng sỹ, khoác vào áo giáp, cầm roi rồi nhảy lên ngựa phi thẳng tới trận tiền. Bằng sức mạnh như cả ngàn người cộng lại, chẳng mấy chốc cậu đã khiến lũ giặc kinh hồn bạt vía. Đang đánh nhau ác liệt thì roi sắt gãy, cậu bèn nhổ ngay từng bụi tre ở bên đường quật vào lũ giặc. Quân giặc bỏ chạy toán loạn nhưng rồi cũng bị tiêu diệt không sót một tên.
Dẹp giặc xong, cậu Gióng không quay về kinh để nhận công ban thưởng mà thúc ngựa đến núi Sóc, bỏ lại áo giáp sắt, một người một ngựa bay thẳng về trời. Nhiều đời sau người ta còn kể, khi ngựa thét lửa, lửa đã thiêu trụi một làng nay làng ấy gọi là làng Gióng. Những vết chân ngựa ngày xưa nay đã thành những ao hồ to nhỏ nối tiếp nhau.
Câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng đã không chỉ còn là niềm yêu thích của riêng em, mà nó đã là niềm say mê của bao thế thệ học trò.
Đó là vào thời Vua Hùng thứ sáu. Đất nước thật thanh bình, mọi người đều hưởng ấm no hạnh phúc. Thế nhưng vợ chồng già chúng tôi chứ cui cút trong gian nhà tranh vắng tiếng trẻ con. Một hôm, tôi đi ra đồng thấy một dấu chân khác lạ. Phần thì tò mò, phần thì vừa thấy thần báo mộng trong đêm, tôi đặt chân ướm thử. Không ngờ về nhà thụ thai.
Chờ hết chín tháng mười ngày vẫn chưa sanh, ông nhà tôi lo quá. Nhưng đến tháng mười hai thì vợ chồng tôi đã có con. Chao ôi, một đứa bé mặt mũi khôi nhô như một tiên đồng. Chúng tôi mừng lắm. Nhưng chăm chút hoài mà thằng bé vẫn cứ như lúc lọt lòng. Đã ba năm tuổi mà nó không biết đi, không biết nói, biết cười.
Rồi một hôm loa sứ giả truyền tin giặc Ân đã đến xâm phạm bờ cõi, vua Hùng đang kén chọn người tài giỏi ra công giết giặc. Thằng bé nhà tôi bỗng níu tay áo, kho tôi đang đưa nôi cho nó và nó cất tiếng: "Mẹ ơi, mẹ ra mời sứ giả vô đây cho con". Hai vợ chồng tôi bàng hoàng nhìn nhau, tôi vội chạy ra mời sứ giả vào nhà. Thằng bé mắt long lanh và nói sang sảng như phán truyền: "Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt, áo giáp sắt, ta sẽ phá tan giặc!". Sứ giả sửng sốt rồi kính cẩn chào chúng tôi ra về. Tôi và chồng tôi chạy lại ôm con mà mừng khôn xiết. Từ đó thằng bé lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã đứt chỉ. Bà con lối xóm biết chuyện họ rất phấn khởi ngày đêm tấp nập nấu cơm, đội cà, may vá cho thằng bé rất chu đáo. Ai cũng hi vọng Gióng sớm ra giết giặc trừ họa cho mọi người.
Giặc đã đến chân núi Châu Sơn. Mọi người hoảng hốt nhìn Gióng như cầu cứu. Cũng may nhà vua đã cho đưa đến con ngựa sắt, áo giáp sắt và roi sắt. Thằng bé bỗng đứng dậy vươn vai một cái, nó to lớn và mạnh mẽ khác thường. Nó mặc giáp sắt, cầm roi sắt và leo lên ngựa sắt. Nó vỗ vào mông ngựa, ngựa hét vang phun một luồng bão lửa về phía trước. Trông thằng Gióng giờ đây oai phong lẫm liệt như tướng nhà Trời. Nó khẽ gật đầu chào mọi người rồi phi như bay ra nơi có giặc.
Nghe mấy người đi theo Gióng, cùng Gióng giết giặc kể lại thì nó đã cầm roi sắt tả xung hữu đột vào giặc chết như rạ. Đang xông xáo như vậy thì roi sắt va vào núi và bị gãy. Gióng nhà tôi mới nhổ bụi tre bên đường quật một đám tan quân còn lại. Nó truy đuổi giặc đến núi Minh Sóc và tại đây có cởi áo giáp sắt để ngay ngắn trên tảng đá rồi cùng ngựa sắt bay về Trời.
Mọi người đã lập đền thơ ngay trong làng. Và vua Hùng cũng phong cho tôi là Phù Động Thiên Vương.
Nghe nói ở Gia Bình có những bụi tre đằng ngà màu vàng óng. Chính ngựa Gióng đã phun lửa mà nó cháy sém như vậy đấy.
Và bà con có biết không? Những ao hồ chi chít ở địa phương ta là dấu chân của con ngựa sắt ghê gớm mà Gióng cưỡi đấy. Tôi cũng muốn lưu ý mọi người cái làng Cháy hiện nay sở dĩ có tên gọi như vậy là do ngựa Gióng phun lựa và đốt trụi cả một làng. Cũng may là bà con đã chạy giặc hết rồi không thì thật là thảm họa.
Vợ chồng ta rất tự hào vì đã có một đứa con dũng cảm giết giặc bảo vệ cuộc sống ấm no cho mọi người. Chúng tôi thật tự hào bởi mỗi lúc ra đường mọi người đều kính nể và nói: "Hai người ấy là cha mẹ của Phù Đổng Thiên Vương đó". Đó bà con hãy chờ coi, thằng Gióng nhà tôi trước lúc bay về trời có nhắm rằng khi nào cha mẹ già yếu nó sẽ trở lại chăm sóc chúng tôi. Chúng tôi đang chờ và cái ngày ấy rồi sẽ đến thôi phải không bà con?
các truyền thuyết việt nam khác có hình ảnh rùa vàng là An Dương Vương,Sự tích Hồ Gươm,...
hình ảnh Rùa Vàng trong truyền thuyết Việt Nam tượng trưng cho hồn thiêng sông núi, cho tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của nhân dân và sự giúp đỡ của các vị thần
k mk nhé
truyện sự tích hồ gươm