Phần I: Đọc - hiểuĐọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau..........Những dòng sông rộng lớn ngàn thướcTrùng điệp một màu xanh lá đước Đước thân cao vút, rễ ngang mìnhTrổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!..........Tổ quốc tôi như một con tàuMũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)Câu 1: Đoạn thơ trên...
Đọc tiếp
Phần I: Đọc - hiểu
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
..........
Những dòng sông rộng lớn ngàn thước
Trùng điệp một màu xanh lá đước
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
..........
Tổ quốc tôi như một con tàu
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau
(Ngữ văn 6- tập 2, trang 23)
Câu 1: Đoạn thơ trên khiến em liên tưởng tới văn bản nào đã học trong chương trình Ngữ văn 6, tập 2? Văn bản ấy được trích ra từ tác phẩm nào? Thể loại?
Câu 2: Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa tìm được?
Câu 3: Tìm biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau và nếu tác dụng:
Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Câu 4: Hình ảnh "Dòng sông rộng hơn ngàn thước" gợi cho em liên tưởng tới dòng sông nào? Trong văn bản em vừa tìm được, dòng sông ấy được miêu tả như thế nào?
Câu 5: Tìm, xác định kiểu và sắp xếp vào mô hình các hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Phần II: Tập làm văn
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy viết một đoạn văn phát biểu cảm nghĩ của em về vùng đất được nói đến trong đoạn thơ nói trên
Câu 2: Hãy miêu tả người thầy/ cô mà em kính mến
1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ lục bát. Trong bài thơ trên, có các câu 6 - 8 xen kẽ với nhau. Về vần, tiếng thứ 6 của câu 6 (Phu) bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 8 (cù), tiếng thứ 8 của câu 8 (Xanh) bắt vần với tiếng thứ 6 của câu 6 tiếp theo (anh). Về thanh điệu: các tiếng thứ 6, 8 trong các câu thơ là thanh bằng, các tiếng thứ 4 là thanh trắc. Về nhịp: các câu thơ ngắt nhịp chẵn (2/2/2, 2/2/2/2).
2. Nội dung chính của bài thơ: bài thơ ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên của Bình Định, bài thơ như lời mời gọi bạn đọc đến khám phá thiên nhiên và văn hóa, đặc sản của nơi đây.
3. Cụm từ: về Bình Định cùng anh. Đó là cụm động từ. Cụm từ ấy do động từ "về" làm thành phần trung tâm.
4. (HS trình bày thành bài văn. Lưu ý về nội dung: viết về vùng đất Bình Định, hình thức: 3-5 câu)