Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
câu 1 : Nguyễn Trãi trong Bình Ngô Đại Cáo
câu 2; HQL phế truất vua Trần , lên ngôi , lập nên nhà Hồ
câu 3:Chính quyền trung ương nhà Ngô không đủ uy tín và sức mạnh để giữ vững chính quyền và ổn định đất nước
câu 4 Rơi vào tình trạng hỗn loạn "loạn 12 sứ quân"
câu 5Vương triều Gúp-ta.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là một bậc anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Đồng thời, Nguyễn Trãi còn là nhà văn trữ tình sâu sắc, nhà văn chính luận lỗi lạc. Và, nhắc đến văn chính luận Nguyễn Trãi, ta không thể không nhắc đến bài “ Đại cáo bình Ngô “ mang những nét rất đặc trưng, cơ bản của thể cáo.
Như chúng ta đã biết: năm 1427 đánh dấu sự kiện trọng đại quân ta đại thắng chống lại giặc Minh xâm lược. Thừa lệnh Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã sáng tác ra “ Đại cáo bình Ngô”- được coi là bản tuyên ngôn độc lập, một áng “ thiên cổ hùng văn” của dân tộc ta. “ Bình Ngô đại cáo” đã nói lên phần nào nỗi lòng của Nguyễn Trãi cũng như của cả dân tộc Việt Nam ta: căm thù, phẫn uất trước kẻ thù xâm lược đồng thời thể hiện niềm tự hào về chiến công to lớn của thời đại. “ Đại cáo bình Ngô” được viết theo thể cáo, gồm bốn phần với những ý nghĩa sâu sắc khác nhau.
Bằng những lí lẽ xác đáng, lập luận chặt chẽ, Nguyễn Trãi đã khẳng định nghĩa quân Lam Sơn chống lại giặc Minh là việc làm nhân nghĩa, hợp với lòng dân, hợp với quy luật là chính nghĩa. Và lẽ dĩ nhiên, những việc làm cao quý đó chỉ có thể xuất phát từ một lòng yêu nước, thương dân cao cả.
Vạch rõ, tố cáo những tội ác của giặc Minh chính là nội dung chính của đoạn
tiếp theo. Ở đây, Nguyễn Trãi đã liệt kê ra một loạt tội ác của giặc Minh. Chúng không chỉ có âm mưu xâm lược nước ta mà còn thực hiện nhiều chính sách thuế má, phuaphen nặng nề, vơ vét sản vật quý hiếm, diệt xản xuất, sự sống, tàn sát dã man dân ta, làm cho dân ta lâm vào cảnh” khốn cùng”.
“ Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”
Cuối cùng, sau khi liệt kê một loạt tội ác của giặc Minh, tác giả đã bộc lộ thái độ căm thù, phẫn uất đồng thời kết tội chúng:
“ Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Lẽ nào trời đất dung tha
Ai bảo thần nhân chịu được ? “
Tác giả đã có cách lập luận chặt chẽ, lời văn đanh thép, sử dụng những hình ảnh rất thực và có sức khái quát cao, giọng văn linh hoạt để kết tội giặc Minh. Có thể nói, phần thứ hai là một bảng cáo trạng đanh thép, tố cáo tội ác của giặc Minh là thế lực bạo tàn cần phải diệt trừ.
Chủ quyền quốc gia độc lập, vậy nếu bất cứ kẻ nào xâm phạm đều mang trong mình trọng tội. Bè lũ gặc Minh và bọn bán nước cầu vinh lúc bấy giờ thì:
Độc ác thay trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa sạch mùi
Cớ gì mà vị quân sư chính trực của Lê Lợi lại khẳng định một cách tận cùng về tội ác của bọn chúng như vậy? Cả một đoạn văn có lẽ thấm đẫm nước mắt, căm hờn sục sôi mà bao lâu nay bị dồn nén được Nguyễn Trãi viết ra một cách tường tận. Từ âm mưu xâm lược thâm độc Nhân họ Hồ chính sự phiền hà/ thừa cơ gây họa, lợi dụng tình hình rối ren của đất nước do nhà Hồ gây ra, chúng mang theo luận điệu xảo trá phù Trần diệt Hồ, nhằm bịp bợm nhân dân. Đến những hành vi xâm lược, bóc lột tàn bạo, dã man không thể diễn tả nổi. Dưới góc nhìn của Nguyễn Trãi, qua lăng kính của tư tưởng nhân nghĩa, yên dân thì tội ác không thể chấp nhận được của bọn chúng là dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế. Vì vậy bút pháp phóng đại, ngôn ngữ giàu tính tạo hình, giọng điệu đanh thép đã chắp bút để ông vạch trần bộ mặt man rợ, trắng trợn của bè lũ cướp nước. Thật đau xót, tê dại khi nhớ lại:
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ
Cái đáng sợ của bọn giặc Minh là ngay cả đến dân đen, con đỏ cũng chẳng tha. Hai động từ nướng, vùi đã lột tả trần trụi đến rợn người về sự tàn sát của chúng. Nhưng đâu chỉ có vậy, chúng còn Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt, ép dân xuống biển dòng lưng mò ngọc, vào núi đãi cát tìm vàng. Biết bao người dân vô tội phải thiệt mạng vì cá mập thuồng luồng, vì bệnh tật nơi rừng sâu nước độc. Thảm cảnh Nheo nhóc thay kẻ góa bụa khốn cùng chỉ là một trong số vô vàn những đau khổ chúng để lại cho dân lành. Về kinh tế, chúng cũng cũng đẩy đất nước rơi vào cảnh kiệt quệ. Năng thuế khóa để bóc lột, vơ vét tài nguyên, khoáng sản, tàn phá cả nghề trồng lúa, nghề dệt vải… Đến cả giống côn trùng cây cả cũng không tha. Các từ ngữ chốn chốn, nơi nơi chỉ không gian rộng và Gây binh kết oán trải hai mươi năm chỉ thời gian dài khiến Bại nhân nghĩa nát cả đất trời. Tội ác của bọn chúng đúng là trời không dung, đất không tha, cả thần và nhân không chịu nổi. Bản cáo trạng như thấm đẫm cả máu, nước mắt của nhân dân mà Nguyễn Trãi đã tổng kết lại. Từng chữ, từng câu chất chứa nỗi uất nghẹn, căm hờn. Những chứng cớ về tội ác ấy là bản cáo trạng đanh thép nhất, là thực tiễn lịch sử xác đáng nhất để chứng tỏ phải diệt trừ lẽ lũ ngang tàng, bạo ngược, dối trá – giặc Minh là một việc làm đầy chính nghĩa của nhân dân ta, mà đội quân Lam Sơn là người gánh vác sứ mệnh.
Câu 3: Trả lời:
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt, nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vương triều Trần đặc biệt là của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.
2. Ý nghĩa lịch sử
Nhắc tại cách khái quát về quân Mông Nguyên
“- Quân Mông Cổ lớn lên trên yên ngựa, tự luyện tập chiến đấu, từ mùa xuân đến mùa đông, ngày ngày săn bắn, đó là cách sống của họ
- Về đánh trận , họ lợi ở dã chiến, không thấy lợi thì không tiến quân
Trăm quân kị quay vòng, có thể bọc được vạn người. Nghìn quân kị tản ra có thể dài tới trăm dặm , kẻ địch chia ra thì họ chia ra, kẻ địch hợp lại thì họ hợp lại nên kị đội là thế mạnh của họ
Đội quân lúc ẩn lúc hiện, đến thì như trời rơi xuống, đi thì nhanh như chớp giật. Họ mà thắng thì đuổi theo địch chém giết không để trốn thoát, họ mà thua thì chạy rất nhanh, đuổi theo không kịp” theo lời sử học nhà Tống
Ý nghĩa lịch sử
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông - Nguyên,bảo vệ độc lập,toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc.
- Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược( góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc, củng cố niềm tin cho nhân dân … )
- Góp phần xây dựng truyền thống dân tộc, xây dựng học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học cho đời sau trong cuộc đấu tranh chống quân xâm lược.
- Bài học kinh nghiệm: Dùng mưu trí đánh giặc, lấy đoàn kết làm sức mạnh.
2.- Từ cuối thế kỉ 12, nhà Lý suy yếu, chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa doạ. Kinh tế khủng hoảng, mất mùa, nông dân li tán. Một số thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, nhà Lý buộc phải dựa vào thế lực họ Trần để chống lại các lực lượng nổi loạn.
- Tháng 12 năm Ất Dậu (đầu năm 1226), Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
3.-Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho phát hành tiền giấy thay thế tiền đồng, ban hành chính sách hạn điền, quy định lại biểu thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội, Hồ Quý Ly ban hành chính sách hạn chế số nô tì được nuôi của các vương hầu, quý tộc, quan lại.
Những năm có nạn đói, nhà Hồ lệnh cho các quan địa phương đi khám xét, bắt nhà giàu thừa thóc phải bán cho dân đói và tổ chức nơi chữa bệnh cho dân.
- về văn hoá, giáo dục, Hồ Quý Ly bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục, cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để dạy cho vua Trần và phi tần, cung nữ. Ông cũng sửa đổi cả chế độ thi cử, học tập.
Chính sách đối ngoại nhà nguyễn là:
- Thần phục nhà thanh. Nhiều chính sách cuat nhà thanh được vua Nguyeenx lấy làm mẫu mực trị nước
- Khước từ mọi tiếp xúc vơi các nước phương tây
- bài học: cần kiên quyết đứng trên laapj trường của chúng ta, tạo mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, lấy việc dạy nước và trị nước làm đầu bằng những biện phát tốt nhất
đây là ý kiến của mình, mong có thêt giúp được bn
Nhà Minh thi hành chính sách thống trị cô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong tục tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa….
Nhà Minh đã thi hành chính sách thống trị vô cùng tàn bạo, thâm độc. Chúng buộc nhân dân ta phải bỏ những phong trào tập quán lâu đời của người Việt, thi hành chính sách bóc lột, đánh thuế tàn bạo, thực hiện chính sách đồng hóa. Tội ác và chính sách thâm độc có được Nguyễn Trãi viết trong bình ngô đại cáo như sau:
“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội
Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”.