Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Mỗi độ Tết đến xuân về lòng người lại rộn ràng hơn, người người hối hả tất bật chuẩn bị đón tết. Không khí cận kề những ngày đầu của năm mới luôn đầm ấm, chan hòa tươi vui. Và hình ảnh quen thuộc chắc hẳn ai cũng nhớ đến ngay khi nghĩ về ngày tết đó là nồi bánh chưng bếp lửa bập bùng.
Gói bánh chưng từ lâu đã trở thành phong tục của người Việt mỗi độ xuân về. Được ví như linh hồn của ngày tết, nồi bánh chưng là hình ảnh không thể thiếu của ngày tết quê hương. Được ra đời theo sự giải thích của sự tích bánh chưng bánh giầy của người dân Việt, gói bánh chưng ngày tết đã trở thành phong tục của người Việt từ bao đời. Theo sự tích này, tục gói bánh chưng bánh giầy bắt đầu có ở nước ta từ thời vua Hùng. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, với hơn 1000 năm Bắc thuộc và 100 năm nô dịch phương Tây, gói bánh chưng ngày tết vẫn giữ vẹn nguyên giá trị, trở thành truyền thống của người dân Việt. Trong sự tích trên, bánh chưng bánh giầy được một vị hoàng tử tên là Lang Liêu làm ra để dâng lên vua cha vào ngày lễ cúng tổ tiên. Và vì thế, chàng đã được vua cha nhường ngôi. Kể từ đó, bánh chưng đã trở thành món ăn không thể thiếu để dâng lên tổ tiên, thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên. Ý nghĩa của chiếc bánh chưng đã khiến nó trở thành một món ăn quý. Với hương thơm cùng vị ngon của nó, nó vẫn xứng đáng là món ăn phù hợp với thờ cúng tổ tiên.
Người Việt Nam chúng ta chuộng đạo Phật, những người không theo đạo phật vẫn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Bởi vì thế, mà ngày tết, mâm cơm thờ cúng luôn được các gia đình chs trọng. Chiếc bánh chưng đặt lên mâm thờ phải đẹp phải ngon, đúng với ý nghĩa của chiếc bánh chưng vào dịp Tết. Chính vậy, phong tục gói bánh chưng vẫn cứ mãi trường tồn cùng năm tháng. Ngày cận kề xuân sang, người người nhà nhà đua nhau gói bánh chưng khiến không khí càng thêm đầm ấm vui vẻ. Con cái ở xa về đoàn tụ với gia đình, những người chồng, người vợ tha hương cũng trở về với căn nhà ấm áp để đón xuân. Cả nhà quây quần dưới mảnh chiếu trước sân, cùng lau lá, đãi đỗ, vo gạo, nêm muối để chuẩn bị gói bánh. Các bà các mẹ khéo tay gói từng chiếc bánh một cách cẩn thận, bọn trẻ con cười đùa nhóng nhẽo thấy hay cũng chạy lại đòi gói đòi nêm. Không khí rộn ràng vui tươi càng làm mọi người thêm ấm áp. Cái không khí ấy, một đời người không sao quên được. Những ai xa quê không thể trở về với mái nhà mẹ già đang ngóng, con nhỏ đang trông thật sự thèm lắm cái không khí ấy. Thông thường, mọi người sẽ gói bánh gần ngày 30 Tết, thường là trước ngày 30 Tết một ngày. Mục đích là bởi để đêm ngày 30 Tết sẵn sàng có chiếc bánh chưng thơm ngon để dâng lên ông bà tổ tiên. Những nồi bánh chưng to, khói bốc nghi ngút luôn hấp dẫn mấy đứa trẻ con trong nhà. Chúng háo hức được nhín thấy những chiếc bánh mà hổi chiều mẹ gói, có khi muốn nếm thứ chiếc bánh nhỏ xinh méo mó mà là chiếc bánh chưng đầu tay của chúng nó. Nên, chúng luôn được giao nhiệm vụ trông nồi bánh chưng. Nồi bánh chưng được đun bằng củi, lúc nào cũng phải đảm bảo lượng lửa liu riu, chỉ cần mất tập trung, bánh nấu xong sẽ không ngon. Những gương mặt nhỏ xinh hồn nhiên, ánh mắt sáng bừng vì có ánh lửa chiếu vào, không ai có thể không yêu những ánh mắt ngây thơ ấy. Nồi bánh chưng là một điểm sáng của ngày tết, là linh hồn của ngày tết. Thiếu đi những nồi bánh chưng bập bùng ánh lửa, tết sẽ mất đi hương vị của nó.
Ngày nay, với guồng quay công việc tất bật và bận rộn, nhiều gia đình đã không thể có những nồi bánh chưng, những không khí ấm áp quanh chiếc chiếu bánh chưng ngày cuối năm. Không khí tết cũng ngày càng nhạt dần vì lý do đó. Chính vì thế, ở nhiều nơi, mọi người đã vận động, khuyến khích nhau tiếp tục thực hiện phong tục này để tìm lại hương vị ngày Tết. Thông qua các cuộc thi gói bánh chưng, không khí tết phần nào đã trở về với từng góc nhà ngõ nhỏ. Có thể thấy, dù trải qua bao thanwng trầm, ba sự đổi mới, phong tục gói bánh chưng vẫn là phong tục đẹp đẽ, với ý nghĩa nhân văn, và là hơi thở của ngày Tết quê hương.
1. Mở bài
Giới thiệu khái quát về phong tục cổ truyền ngày Tết
2. Thân bài
- Phong tục cổ truyền trong ngày Tết của Việt Nam:
+ Tết Nguyên Đán là gì?
+ Phong tục cổ truyền là gì?
- Một số phong tục cổ truyền trong ngày Tết:
+ Gói bánh chưng, bày mâm ngũ quả, lau dọn nhà cửa.
+ Cúng ông Công ông Táo, làm tất niên, cúng giao thừa.
+ Xông đất, chúc tết, lì xì.
- Ý nghĩa việc duy trì phong tục cổ truyền ngày Tết
+ Giữ gìn nét đẹp văn hóa bản sắc dân tộc.
3. Kết bài
Cảm nghĩ của em về phong tục cổ truyền ngày Tết.
Đại dịch COVID-19 là một đại dịch bệnh truyền nhiễm với tác nhân là virus SARS-CoV-2, hiện đang ảnh hưởng và gây thiệt hại trên phạm vi toàn cầu. Dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây nhiễm từ người sang người đã được xác nhận cùng với tỷ lệ bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa tháng 1 năm 2020.
Thời gian ủ bệnh từ 2 đến 14 ngày, đã có bằng chứng rằng bệnh có thể truyền nhiễm trong khoảng thời gian này và trong vài ngày sau khi hồi phục. Triệu chứng phổ biến của bệnh bao gồm sốt, ho và khó thở, có thể gây thiệt mạng trong trường hợp nghiêm trọng. Các ca nghi ngờ đầu tiên được báo cáo vào ngày 31 tháng 12 năm 2019, với các triệu chứng đầu tiên xuất hiện khoảng hơn ba tuần trước đó, vào ngày 8 tháng 12 năm 2019. Chợ Hoa Nam đóng cửa vào ngày 1 tháng 1 năm 2020 và những bệnh nhân có triệu chứng được cách ly. Sau đó, những người tiếp xúc gần gũi với người bị nghi ngờ mắc bệnh đã được theo dõi. Ngày 9 tháng 1 năm 2020, ca tử vong do SARS-CoV-2 đầu tiên xảy ra ở Vũ Hán.
Các ca nhiễm virus đầu tiên được xác nhận bên ngoài Trung Quốc bao gồm hai người phụ nữ ở Thái Lan và một người đàn ông ở Nhật Bản. Có những mối lo ngại về việc dịch sẽ lây rộng hơn nữa trong mùa du lịch cao điểm của người Trung Quốc vào dịp Tết Nguyên Đán.
Ngày 23 tháng 1 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa thành phố Vũ Hán, toàn bộ hệ thống giao thông công cộng và hoạt động xuất - nhập đều bị tạm ngưng. Cho tới ngày 24 tháng 1 năm 2020, một số thành phố lân cận cũng bị cô lập để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bao gồm Hoàng Cương, Ngạc Châu, Xích Bích, Kinh Châu, Chi Giang.
Ngày 11 tháng 2 năm 2020, Ủy ban Quốc tế về Phân loại Virus (ICTV) đã đặt tên chính thức cho chủng virus corona mới này là SARS-CoV-2. Vào đêm ngày 11 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra tuyên bố chính thức, gọi "COVID-19" là "Đại dịch toàn cầu".
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2020, đã có hơn 850.000 ca nhiễm COVID-19 được xác nhận trên toàn cầu với trên hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 42.000 ca tử vong. Trong đó, có hơn 178.000 ca đã phục hồi.
Phản ứng đáp trả của chính phủ các quốc gia trên thế giới nhằm bảo vệ sức khỏe người dân cũng như các nhóm cộng đồng trên toàn cầu đã được nhanh chóng tiến hành, bao gồm: hạn chế đi lại, phong tỏa kiểm dịch, ban bố tình trạng khẩn cấp, sử dụng lệnh giới nghiêm, tiến hành cách ly xã hội, hủy bỏ các sự kiện đông người, đóng cửa trường học và những cơ sở dịch vụ, kinh doanh ít quan trọng, khuyến khích người dân tự nâng cao ý thức phòng bệnh, hạn chế ra ngoài, đồng thời chuyển đổi mô hình hoạt động kinh doanh, học tập, làm việc từ truyền thống sang trực tuyến. Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến như: phong tỏa để kiểm dịch toàn bộ tại Ý và tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc; các biện pháp giới nghiêm khác nhau ở Trung Quốc và Hàn Quốc; phương pháp sàng lọc tại các sân bay và nhà ga; hạn chế hoặc hủy bỏ các hoạt động du lịch tới những khu vực, vùng, quốc gia có nguy cơ nhiễm dịch cao,... Ngoài ra, các trường học cũng đã phải đóng cửa trên toàn quốc hoặc ở một số vùng tại hơn 160 quốc gia, ảnh hưởng đến 87% học sinh, sinh viên trên toàn thế giới, tính đến ngày 28 tháng 3 năm 2020.
Những ảnh hưởng trên toàn thế giới của đại dịch COVID-19 hiện nay bao gồm: thiệt hại sinh mạng con người, sự bất ổn về kinh tế và xã hội, tình trạng bài ngoại và phân biệt chủng tộc đối với người gốc Trung Quốc và Đông Á, việc truyền bá thông tin sai lệch trực tuyến và thuyết âm mưu về virus.
I. Mở bài
- Đoàn kết là sức mạnh, tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của ông cha ta để lại và được thế hệ sau tiếp nối, sự đoàn kết đã nhiều lần giúp đất nước vượt qua cảnh hiểm nghèo.
II. Thân bài
1. Giải thích
- Đoàn kết là tập hợp của nhiều lực lượng khác nhau tạo thành một khối vững chãi, từ đó thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ riêng để đi đến thành công. Sự đoàn kết chính là tập thể vững mạnh, khối thống nhất sẽ tạo nên sức mạnh to lớn.
- Tinh thần đoàn kết là sự gắn kết, sự liên kết bền chặt giữa các cá nhân trong một tập thể để trải qua hoặc hoàn thành những giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
2. Biểu hiện tình đoàn kết
* Khi có chiến tranh
- Đất nước và người dân cùng đồng lòng đồng sức đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ vững biên cương bờ cõi (nêu ra thêm các cuộc đấu tranh của dân tộc từ thời phong kiến và lịch sử hiện đại nhân dân chống Pháp, Mỹ).
* Khi hòa bình
- Khôi phục đất nước bị tàn phá sau chiến tranh, cả về mặt kinh tế lẫn xã hội.
- Chung tay xây dựng đất nước, kinh tế xã hội, văn hóa phát triển và hội nhập với quốc tế sâu rộng.
- Khi có thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt người dân trong cả nước ủng hộ, quyên góp sức người sức của khôi phục cuộc sống người dân trong cả nước.
- Đảng và nhân dân cùng nhau xây dựng khối đại đoàn kết, ngăn chặn các thế lực thù địch chống phá, bảo vệ độc lập chủ quyền biển đảo quê hương.
3. Ý nghĩa, sức mạnh của tinh thần đoàn kết
– Đoàn kết không chỉ là tập hợp lực lượng thành một khối thống nhất mà phải thống nhất về tư tưởng, hành động, mục tiêu cụ thể.
– Đoàn kết là các thành viên phải tương trợ, giúp sức lẫn nhau cùng nhau giải quyết các khó khăn, thử thách để đi đến thành công.
– Đoàn kết là sức mạnh to lớn, chất keo gắn kết còn người tạo nên sức mạnh vượt trội.
- Tinh thần đoàn kết giúp cho con người cảm thấy bản thân mình không bị lạc lõng, luôn có động lực để phấn đấu tới những điều tốt đẹp hơn.
- Tinh thần đoàn kết giống như một tấm lá chắn lớn giúp con người vững bước vượt qua những khó khăn, thách thức trong cuộc sống.
4. Bài học nhận thức và hành động
- Làm sao có được sự đoàn kết ?
+ Mỗi cá nhân nên đặt lợi ích chung hàng đầu, phấn đấu cống hiến hết mình vì tổ chức.
+ Hiểu rõ sức mạnh đoàn kết và cố gắng phát huy tinh thần đó trong tổ chức, tập thể.
- Lên án người không có sự đoàn kết:
+ Phê phán các cá nhân sống ích kỉ, hẹp hòi, chỉ nghĩ cho bản thân mình, tự tách mình khỏi xã hội.
+ Phê phán những kẻ âm mưu chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc với mục đích xấu, trục lợi cho cá nhân.
III. Kết bài
- Đoàn kết là giá trị tinh thần quý báu mà cha ông ta đã để lại cho thế hệ sau, mỗi chúng ta phải biết kế thừa và phát huy tinh thần đoàn kết sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn, chông gai và đi đến thành công.
Xem thêm tại: https://doctailieu.com/dan-y-nghi-luan-ve-tinh-than-doan-ket