K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em hãy khoanh vào chữ cái đặt trước đáp án đúng: (câu 1 đến câu 2)

Câu 1. Sự kiện lịch sử đã kết thức cuộc kháng chiến chống Pháp, lập lại hoà bình ở miền Bắc là:

a. Chiến thắng Việt Bắc thu - đông 1947.
b. Chiến thắng Biên giới thu - đông 1950.
c. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954
d. Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Câu 2. Vì sao gọi chiến thắng của quân dân Hà Nội và các thành phố khác ở miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không"? (1 điểm)

a. Diễn ra trên bầu trời Điện Biên Phủ.
b. Diễn ra trên đường Điên Biên Phủ ở Thủ đô Hà Nội.
c.Tầm vóc và ý nghĩa của chiến thắng này cũng tương tự như chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
d. Quân và dân Điện Biên Phủ tham gia chiến đấu.

Câu 3. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (Trung Quốc, Liên Xô, Ô-xtrây-li-a, Cộng hòa Liên bang Nga) (1 điểm)

Nước .......................... giúp ta thiết kế và thi công Nhà máy thủy điện Hòa Bình?

Câu 4. Nối tên các châu lục ở cột A với các thông tin ở cột B cho phù hợp:(1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau: (1 điểm)

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Châu Phi  □          Châu Mĩ □
Châu Đại  □         Dương Châu Âu □

Câu 6. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm sau: (nóng ẩm, mát mẻ, lạnh nhất trên thế giới, khí hậu khô) (1 điểm)

Châu Nam Cực có khí hậu..........................................

B. Tự luận:

Câu 7. Vì sao vào ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện? (1 điểm)

Câu 8. Em hãy nêu vai trò to lớn của Nhà máy thủy điện Hòa Bình đối với công cuộc xây dựng đất nước? (1 điểm)

Câu 9. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta? Khí hậu miền Bắc và miền Nam khác nhau thế nào? (1 điểm)

Câu 10. Trên trái đất có mấy đại dương? Đó là những đại dương nào? Đại dương nào có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất? (1 điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI CHK II

NĂM HỌC 2016 – 2017

Môn Lịch sử và Địa lí, Lớp 5

A. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng 1 điểm)

Câu

1

2

3

6

Ý đúng

c

c

Liên Xô

lạnh nhất trên thế giới

Câu 4. (1 điểm)

Đề thi học kì 2 môn Sử - Địa lớp 5

Câu 5. (1điểm): Đúng ghi Đ sai ghi S vào ô trống các câu sau:

Hoang mạc Xa-ha-ra thuộc châu lục nào?

Đ Châu Phi            S Châu Mĩ

S Châu Đại Dương      S Châu Âu

B. Tự luận:

Câu 7. (1điểm): Ngày 30/4/1975 Tổng thống ngụy Dương Văn Minh buộc phải ra lệnh đầu hàng không điều kiện vì:

- Quân ta đã chiến thắng, giải phóng hoàn toàn miền Nam Việt Nam.

- Ngụy quân, ngụy quyền đã sụp đổ hoàn toàn.

Câu 8. (1 điểm):

Vai trò của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình:

- Cung cấp nguồn điện cho cả nước, phục vụ cho sản xuất và đời sống nhân dân.

- Ngăn chặn, hạn chế lũ lụt cho đồng bằng Bắc Bộ

- Cung cấp nước chống hạn cho một số tỉnh phía Bắc.

Câu 9. (1 điểm): Khí hậu cao, gió mưa thay đổi theo mùa.

- Miền Bắc có mùa đông lạnh, miền Nam nóng quanh năm

Câu 10. (1điểm): Trên trái đất có 4 đại dương. Đó là những đại dương: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương. Thái Bình Dương là đại dương có diện tích và độ sâu trung bình lớn nhất.

0
Giải phóng Điện Biên Bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui bản mường xưa nương lúa mới trồngKìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa Dọc đường chiến thắng ta tiến về đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.Súng đại bác quấn lá ngụy trang từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang.Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây...
Đọc tiếp

Giải phóng Điện Biên Bộ đội ta 
tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở 
miền Tây Bắc tưng bừng vui 
bản mường xưa nương lúa mới trồng
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xoè hoa 

Dọc đường chiến thắng ta tiến về 
đoàn dân công tiền tuyến 
vẫy chào pháo binh vượt qua.
Súng đại bác quấn lá ngụy trang 
từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang.

Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc 
Đồng bào nao nức mong đón ta trở về 
Giờ chiến thắng ta đã về
Vui mừng đón chúng ta tiến về 
núi sông bừng lên đất nước ta sáng ngời 
cánh đồng Điện Biên cờ 
chiến thắng tưng bừng trên trời.

Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau trưởng thành 
thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng 
qua suối đắp đường thắng lợi về đây 
phương châm đánh chắc ta tiến lên lực lượng như bão táp
Quân thù mấy cũng phải tan vang lừng tiếng súng
Khi mừng công thoả lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong.

Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới 
nông dân hăng hái khi chúng ta trở về 
Ruộng đất chúng ta đã về 
Vui mừng đón chúng ta tiến về 
chiến sĩ Điện Biên thế giới đang đón mừng 
chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hoà bình...

bài hát chiến thắng điên biên phủ ai biết nữa thì có thể viết thêm vào

5
11 tháng 3 2019

( lưu ý mình k sao chép rồi dán cho nhanh mà mình tự viết )

Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về giữa mùa này hoa nở miền. Tây Bắc tưng bừng vui Bản mường xưa nương lúa mới trồng kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa. Dọc đường chiến thắng ta tiến về đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua. Súng đại bác quấn lá ngụy trang từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang. Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc đồng bào nao nức mong đón ta trở về. Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về. Núi sông bừng lên Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên cờ chiến thắng tưng bừng trên trời Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau trưởng thành thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên. Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu vượt rừng qua suối đắp đường thắng lợi về đây. Phương châm đánh chắc ta tiến lên lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tan. Vang lừng tiếng súng khi mừng công thỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong. Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới nông dân hăng hái khi chúng ta trở về. Ruộng đất chúng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về Chiến sĩ Điện Biên. Thế giới đang đón mừng chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.

26 tháng 4 2019

AA12

Tự làm Đi

1. tố cộng : tổ chức các cuộc tố cáo, bôi nhọ những người cộng sản, những người yêu nước tham gia kháng chiến chống Pháp và đấu tranh chống Mĩ - Diệm

diệt cộng : tiêu diệt những người cộng sản

2. Đường Trường Sơn còn gọi tên khác là đường Hồ Chí Minh

3. Do tầm vóc vĩ đại của của chiến thắng oanh liệt này, quân dân ta và dư luận thế giới đã gọi đây là trận " Điện Biên Phủ trên không " 

4. Nước giúp ta thiết kế và phi công Nhà máy Thủy điện Hòa Bình là nước Liện Xô

Tk mk nha

Chúc bn hok thật giỏi thi tốt nhé ( nếu chưa thi )

1 tháng 1 2019

Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua
Bộ đội ta vâng lệnh Bác Hồ
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương
Từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân biệt xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.

Tk mk nha mk chỉ sưu tầm được nhiêu đó thôi!

1 tháng 1 2019

 Câu Thơ 

- Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng   

 - Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực
   Tên đất nước, như huân chương trên ngực
Dân tộc ta, dân tộc anh hùng! 

-Uy danh lừng lẫy khắp năm châu
Đạn cối tuôn cho Mỹ bể đầu
Thành đồng trống thắng lay Lầu trắng
 Điện Biên, Mỹ chẳng phải chờ lâu

Bài Hát :

 CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN

 

Giải phóng Điện Biên bộ đội ta tiến quân trở về.
Giữa mùa này hoa nở miền Tây Bắc tưng bừng vui.
Bản mường xưa nương lúa mới trồng.
Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa.


Dọc đường chiến thắng ta tiến về
Đoàn dân công tiền tuyến vẫy chào pháo binh vượt qua.
Súng đại bác quấn lá ngụy trang
Từng đàn bươm bướm trắng rỡn lá ngụy trang
Xiết bao sướng vui từ ngày lên Tây Bắc
Đồng bào nao nức mong đón ta trở về.


Giờ chiến thắng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Núi sông bừng lên.
Đất nước ta sáng ngời cánh đồng Điện Biên.
Cờ chiến thắng tưng bừng trên trời.


Giải phóng miền Tây bộ đội ta đã mau trưởng thành
Thắng trận Điện Biên Phủ càng tin quyết tâm ở trên
Đổ mồ hôi phá núi bắc cầu.
Vượt rừng qua suối đắp đường thắng lợi về đây.


Phương châm đánh chắc ta tiến lên
Lực lượng như bão táp quân thù mấy cũng phải tan
Vang lừng tiếng súng khi mừng công
Thỏa lòng ta dâng Bác bấy lâu chờ mong
Xiết bao sướng vui nhìn đồng quê phơi phới
Nông dân hăng hái khi chúng ta trở về.


Ruộng đất chúng ta đã về vui mừng đón chúng ta tiến về
Chiến sĩ Điện Biên
Thế giới đang đón mừng.
Chiến dịch đại thắng lợi góp sức xây dựng hòa bình.

 HÀ NỘI – ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG

 

Bê năm hai tan xác cháy sáng bầu trời
Hào khí thăng long ánh lên ngời ngời
Rồng ta lao vút tới vây bắt lũ hung thần khát máu
Ý chí chúng ta đây mạnh hơn ngàn lần bom súng quân thù
Một trận điện biên nay sẽ vùi mộng xâm lăng.


Hà nội ơi! đây thăng long, đây đông đô
Đây hà nội hà nội của chúng ta
Trong trận điện biên mới oai hùng
Sáng rực hào quang chiến thắng.


Hà nội ơi, dẫu phố phường bị giặc tàn phá đau thương
Ta bước trên đầu thù
Tự hào thay dáng đứng việt nam
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


Nhân dân ta tay súng giữ lấy cuộc đời
Dù mấy gian lao vẫn tươi nụ cười
Niềm tin ta sắt đá bom mỹ đâu lay được ý chí
Giữ vững thành đồng miền nam rền vang tiếng súng giệt thù
Hiệp đồng trận hôm nay sáng cả trời bắc nam.


Hà nội đây! đế quốc mỹ có nghe chăng
Câu trả lời của hà nội chúng ta
Đâu chỉ vì non nước riêng này
Phất ngọn cờ sao chính nghĩa.


Hà nội ơi, trong bom đạn vẫn ngời ánh sáng tương lai
Ghi chiến công tuyệt vời
Một điện biên sáng chói, hà nội ơi.


 ÂM VANG ĐIỆN BIÊN
Năm mươi năm Điện Biên chiến thắng
Âm vang xa sâu lắng tự hào
Trường kì kháng chiến gian lao
Lập nên thành tích ghi vào sử xanh.


Bao anh hùng lưu danh muôn thuở
Lấy thân mình lấp lỗ châu mai
Thân chen cây pháo lăn dài
Thân làm giá súng nhớ hoài ghi công.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Xứng danh con cháu Lạc Hồng
Khí huyết rạng rỡ giữa lòng Việt Nam.


Bao chiến sĩ dân công nam nữ
Đã viết nên trang sử oai hùng
Pháp thua Mỹ cút Ngụy nhào
Việt Nam thống nhất vui nào vui hơn.



cho mình nhé !

7 tháng 6 2018

câu hỏi:

tại sao nói chiến thắng 12 ngày đêm như chiến thắng Điện Biên Phủ trên không?

trả lời:

vì:

- tầm vóc vĩ đại của chiến thắng này như chiến thắng Điện Biên Phủ

- cuộc chiến này diễn ra trên bầu trời nên được gọi là chiến thắng ĐBP trên không

chuk hok tốt !!!!

18 tháng 4 2022

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 được gọi là chiến thắng Điện Biên Phủ trên không bởi vì chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, quân dân ta đã phá tan Pháo đài khổng lồ của Pháp, góp phần quyết định trong việc kết thúc chiến tranh, buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơ-ne-vơ.

1. Chiến dịch Việt Bắc 

2. Chiến dịch Biên giới 

3. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ ll của Đảng 

4. Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc 

5. Chiến dịch Điện Biên Phủ 

3 tháng 10 2019

1. C

VD: Mặt trời mọc đằng Đông.

2. B

VD: Đá đông hết rồi.

3. A

VD: Các bạn đến rất đông

4. D

VD: Mùa đông năm nay lạnh quá

3 tháng 10 2019

1-c

2-b

3-a

4-d

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?A. Nguyễn Trung TrựcB. Trương ĐịnhC. Nguyễn Hữu HuânD. Hồ Xuân NghiệpĐáp án: B. Trương ĐịnhCâu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:A. Quảng NgãiB. An GiangC. Long AnD. Quảng NamĐáp án: ACâu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnhA. An GiangB. Hà...
Đọc tiếp

Đề cương ôn Lịch sử này dành cho những bạn kém môn Lịch Sử nhé.

Câu 1: Phong trào kháng chiến chống Pháp lớn nhất ở Nam Kì khi Pháp xâm lược nước ta do ai lãnh đạo?

A. Nguyễn Trung Trực

B. Trương Định

C. Nguyễn Hữu Huân

D. Hồ Xuân Nghiệp

Đáp án: B. Trương Định

Câu 2: Bình Sơn ngày nay thuộc tỉnh:

A. Quảng Ngãi

B. An Giang

C. Long An

D. Quảng Nam

Đáp án: A

Câu 3: Tân An ngày nay thuộc tỉnh

A. An Giang

B. Hà Tiên.

C. Long An.

D. Vĩnh Long

Đáp án: C

Câu 4: Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp từ khi nào?

A. Từ cuối năm 1959

B. Khi nhà Nguyễn kí hòa ước.

C. Khi Pháp vừa tấn công Gia Định

D. Khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông

Đáp án: C

Câu 5: Triều đình nhà Nguyễn kí hòa ước, nhường ba tỉnh miền Đồng Nam Kì cho Pháp khi nào?

A. Năm 1959

B. Khi Pháp vừa đánh Gia Định

C. Khi Trương Định chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp.

D. Năm 1862

Đáp án: D

Câu 6: Khi nghĩa quân Trương Định đang thu được thắng lợi thì triều đình nhà Nguyễn làm gì?

A. Kí hòa ước.

B. Buộc Trương Định giải tán nghĩa binh.

C. Ban chức lãnh binh An Giang cho Trương Định

D. Nhường ba tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp.

Đáp án: A

Câu 7: Vua ban cho Trương Định chức lãnh binh ở:

A. Hà Tiên

B. Vĩnh Long.

C. An Giang.

D. Long An

Đáp án: C

Câu 8: Dân chúng và nghĩa quân muốn gì khi Trương Định đang băn khoăn, suy nghĩ?

A. Suy tôn Trương Định làm chủ soái.

B. Tiếp tục kháng chiến

C. Phải tuân lệnh vua.

D. Tôn Trương Định làm "Bình Tây Đại nguyên soái".

Đáp án: D

Câu 9: Lãnh binh là chức quan

A. Võ

B. Văn

C. Chức quan võ chỉ huy quân đội một tỉnh.

D. Chức quan đứng đầu tỉnh.

Đáp án: C

Câu 10: Trương Định đã quyết định như thế nào trước niềm tin yêu của nghĩa quân và dân chúng?

A. Nhận chức lãnh binh.

B. Từ chối chức lãnh binh.

C. Phất cao cờ "Bình Tây"

D. Ở lại cùng nhân dân chống giặc.

Đáp án: D

Câu 11: Đứng trước sự phát triển khoa học kĩ thuật của Châu Âu và tư tưởng bảo thủ của triều đình nhà Nguyễn, ai là người có chủ trương đổi mới đất nước?

A. Nguyễn Lộ Trạch

B. Phạm Phú Thứ.

C. Nguyễn Trường Tộ.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: C

Câu 12: Sau khi từ Pháp trở về, Nguyễn Trường Tộ đã trình lên vua Tự Đức bản điều trần trong đó bày tỏ:

A. Mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước đến giúp nhân dân ta khai thác các nguồn lợi về biển, rừng, đất đai, khoáng sản.

B. Đề nghị không cho thương nhân nước ngoài vào nước ta làm ăn mua bán.

C. Mở trường dạy đóng tàu, đúc súng và dạy cách sử dụng máy móc.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 13: Thông qua bản điều trần, Nguyễn Trường Tộ mong muốn điều gì cho đất nước?

A. Muốn nhân dân thoát khỏi cảnh nghèo đói.

B. Muốn đất nước cải cách, phải tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới lúc bấy giờ.

C. Ông mong muốn xóa bỏ chế độ phong kiến đương thời.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: B

Câu 14: Nguyễn Trường Tộ được người đời sau kính trọng là bởi:

A. Ông lập được nhiều chiến công trong việc đánh Pháp.

B. Ông giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho nhân dân.

C. Ông có công trong việc khai phá, mở rộng bờ cõi.

D. Ông là người biết nhìn xa trông rộng, có lòng yêu nước nồng nàn với mong muốn tha thiết canh tân đất nước.

Đáp án: D

Câu 15: Nguyễn Trường Tộ từ Pháp trở về đã kể cho các quan trong triều nghe thay đổi gì ở xã hội Pháp mà ông chứng kiến?

A. Chuyện đèn điện không có dầu vẫn sáng.

B. Khi làm nông nghiệp, người nông dân Pháp vẫn phải dùng cày bằng sức người.

C. Xe đạp hai bánh chạy băng băng mà vẫn không đổ.

D. Cả A và C đúng.

Đáp án: D

Câu 16: Vua Tự Đức khi nghe đề nghị canh tân của Nguyễn Trường Tộ đã:

A. Đồng ý và cho thực hiện ngay.

B. Không nghe theo, vì cho rằng những phương pháp cũ cũng đủ để điều khiển đất nước.

C. Có thực hiện nhưng không triệt để.

D. Cho bắt Nguyễn Trường Tộ vào ngục, bởi ông có tư tưởng thân Pháp.

Đáp án: B

Câu 17: Năm 1884, sau khi triều đình Huế kí hiệp ước công nhận quyền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn bộ nước ta, trong nội bộ triều đình Huế đã nảy sinh những quan điểm nào?

A. Hòa hoãn, thương thuyết với Pháp.

B. Cương quyết cùng nhân dân tiếp tục chiến đấu chống Pháp, giành lại độc lập dân tộc.

C. Cầu cứu nhà Thanh đưa quân sang đánh Pháp.

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 18: Được tin Tôn Thất Thuyết chuẩn bị lực lượng đánh Pháp. Thực dân Pháp đã sử dụng âm mưu nào để đối phó với Tôn Thất Thuyết?

A. Mời Tôn Thất Thuyết cộng tác với Pháp.

B. Mời Tôn Thất Thuyết đến giả vờ họp rồi bắt ông.

C. ám sát Tôn Thất Thuyết để loại trừ nguy cơ "tạo phản"

D. Bắt cóc những người thân nhằm gây sức ép với ông.

Đáp án: B

Câu 19: Cuộc khởi nghĩa nào thuộc phong trào khởi nghĩa hưởng ứng Chiếu Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Ba Đình (Thanh Hóa).

B. Khởi nghĩa Bãi Sậy (Hưng Yên)

C. Khởi nghĩa Hương Khê (Hà Tĩnh).

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 20: Vào đêm mồng 4 rạng sáng 5 / 7 / 1885, trong cảnh vắng lặng kinh thành Huế, việc gì đã xảy ra?

A. Cảnh thả đèn trên sông Hương.

B. Âm thanh của những thoi dệt vải.

C. Tiếng súng "thần công" nổ rầm trời, lửa cháy sáng rực

D. Cả A và B đúng.

Đáp án: C

Câu 21: Trước sự uy hiếp của kẻ thù, lí do nào khiến Tôn Thất Thuyết phải nổ súng sớm?

A. Để dành thế chủ động.

B. Để đe dọa kẻ thù.

C. Để phản đối việc triều đình Huế chấp nhận làm tay sai cho giặc.

D. Vì triều đình Huế buộc yêu cầu nổ súng.

Đáp án: A

Câu 22: Để chuẩn bị kháng chiến lâu dài, Tôn Thất Thuyết đã cho lập căn cứ ở địa phương nào?

A. Vùng rừng núi từ Quảng Trị đến Thanh Hóa.

B. Ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

C. Vùng núi Quảng Nam.

D. Vùng núi Lạng Sơn.

Đáp án: A

Câu 23: Tại sơn phòng Tân Sở (Quảng Trị), Tôn Thất Thuyết đã làm gì?

A. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi, ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.

B. Tôn Thất Thuyết lấy danh nghĩa vua Hàm Nghi cho xây dựng kinh thành mới ở đây.

C. Tôn Thất Thuyết chủ trương nối lại liên lạc với Pháp để hòa đàm.

D. Tôn Thất Thuyết xin từ quan, lui về ở ẩn.

Đáp án: A

Câu 24: Vào những năm cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, sau khi dập tắt phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân ta, thực dân Pháp đã:

A. Tập trung đầu tư phát triển kinh tế.

B. Đẩy mạnh và phát triển hệ thống giáo dục trên cả nước.

C. Đặt ách thống trị và tăng cường bóc lột, vơ vét tài nguyên của nước ta.

D. Từ bỏ dã tâm xâm lược nước ta, chuyển giao chính quyền cho triều đình Huế.

Đáp án: C

Câu 25: Từ cuối thế kỉ XIX, ở Việt Nam ta đã xuất hiện ngành kinh tế mới nào?

A. Nền công nghiệp khai khoáng.

B. Ngành dệt.

C. Ngành sản xuất xi măng, điện, nước.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 26: Những thay đổi về chính trị và kinh tế nước ta cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX được biểu hiện như thế nào?

A. Một số người làm ăn phát đạt đã trở thành chủ xưởng hoặc nhà buôn lớn.

B. Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành.

C. Thành thị phát triển, buôn bán mở mang đã làm xuất hiện tầng lớp viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ.

D. Cả A, B, C đúng.

Đáp án: D

Câu 27: Những thay đổi kinh tế đã tạo ra giai cấp, tầng lớp mới nào trong xã hội?

A. Địa chủ

B. Công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức...

C. Nông dân

D. Quan lại phong kiến.

Đáp án: B

Câu 28: Giai cấp công nhân Việt Nam, chủ yếu xuất thân từ:

A. Nông dân bị mất ruộng đất, nghèo đói.

B. Giới trí thức không được trọng dụng

C. Thợ thủ công không có việc làm.

D. Nhà buôn bị phá sản.

Đáp án: A

Câu 29: Vào những năm đầu thế kỉ XX, nước ta có khoảng bao nhiêu vạn công nhân?

A. Khoảng 6 vạn công nhân.

B. Khoảng 10 vạn công nhân.

C. Khoảng 20 vạn công nhân.

D. Khoảng 1 vạn công nhân

Đáp án: B

Câu 30: Vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, người nông dân rơi vào hoàn cảnh:

A. Như trâu kéo cày.

B. Trở thành người bần cùng.

C. Mất ruộng đất vào tay địa chủ và trở thành người làm thuê.

D. Cả A, B và C đúng.

Đáp án: D

Câu 31: Phan Bội Châu xuất thân từ:

A. Một gia đình quan lại

B. Một gia đình địa chủ

C. Một gia đình nông dân

D. Một gia đình nhà nho nghèo

Đáp án: D

Câu 32: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã đến nước nào?

A. NướcTrung Hoa.

B. Nước Anh

C. Nước Nga

D. Nước Nhật

Đáp án: D

Câu 33: Khi Phan Bội Châu gặp gỡ một số người Nhật Bản. Tại đây họ hứa giúp đỡ những gì?

A. Hứa cung cấp lương thực.

B. Cam kết đầu tư xây dựng một số căn cứ quân sự ở Việt Nam

C. Hứa giúp đỡ đào tạo về kĩ thuật, quân sự cho thanh niên yêu nước Việt Nam.

D. Hứa xây dựng một số trường tại Việt Nam

Đáp án: C

Câu 34: Tại sao sống trong điều kiện khó khăn thiếu thốn ở Nhật, nhóm thanh niên Việt Nam vẫn hăng say học tập?

A. Vì mong muốn học tập xong để trở về cứu nước.

B. Vì mong muốn học tập xong để trở về nước phục vụ cho chính quyền thực dân.

C. Vì mong muốn học tập xong để mau chóng sang Pháp làm việc

D. Vì mong muốn xin được một công việc ổn định tại Nhật.

Đáp án: A

Câu 35: Trước sức ép của thực dân Pháp, chính phủ Nhật đã quyết định:

A. Mời Phan Bội Châu và những người du học ở lại Nhật cộng tác.

B. Trục xuất Phan Bội Châu và những người du học ra khỏi Nhật Bản

C. Bắt và chuyển giao Phan Bội Châu và những người du học cho thực dân Pháp.

D. Giới thiệu Phan Bội Châu và những người du học cho chính quyền ở Đông Dương để làm việc.

Đáp án: B

Câu 36: Mốc thời gian nào đánh dấu sự tan rã của phong trào Đông Du?

A. Năm 1904

B. Năm 1908

C. Năm 1905

D. Năm 1909.

Đáp án: D

 

23
26 tháng 4 2018

Đầy đủ đấy!!

26 tháng 4 2018

cảm ơn bn cần cứ dùng nha

9 tháng 1 2018

tra google đuê bn

7 tháng 6 2018

bạn ơi, chỗ nào in đậm vậy bạn?

Xin lỗi để mình sửa nội dung