Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp “ Em bé Thông Minh” này.
Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.
Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: “một ngày cày được mấy đường” có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: “Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường”.
Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng đểthử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: “Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội”
Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: “Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà “đánh chén” cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết.” Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.
Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!
Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.
Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.
Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.
Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại .
Cảm nhận:Nét nhạc vui tươi trong sáng ca ngợi lứa tuổi vô tư của lứa học trò.Bài hát có dáng vẻ tươi tắn long lanh thơ ngây của tuổi học trò đầy hồn nhiên mơ ước
Đọc truyện này, ta thấy cứ mỗi lần có người góp ý là ông chủ cửa hàng không cần suy nghĩ vội làm theo ngay. Ta cười vì thái độ tiếp thu thụ động, không suy xét cẩn thận của ông ta. Ta cười vì ông ta không hiểu mục đích treo biển để làm gì và những điều viết trên biển có ý nghĩa gì.
Kết thúc truyện cũng là lúc tiếng cười vang lên bởi vì ý kiến của từng người mới nghe qua tưởng là có lí nhưng làm theo thì kết quả cuối cùng lại thành phi lí. Ta bật cười vì trên đời này có lẽ không có ông chủ nào lại nghe góp ý theo kiểu “đẽo cày giữa đường” như thế.
Treo biển là một truyện hài hước tạo nên tiếng cười vui vẻ, phê phán nhẹ nhàng những người thiếu chủ kiến trong suy nghĩ và trong hành động.
Từ truyện này, ta có thể rút ra bài học: Trong cuộc sống, chúng ta nên lắng nghe lời góp ý của mọi người nhưng không nên vội vàng làm theo khi chưa suy xét kĩ. Làm bất cứ việc gì ta cũng phải đặt ra mục đích, có chủ kiến và biết tiếp thu một cách chọn lọc và sáng tạo ý kiến của người khác để vận dụng thiết thực vào hoàn cảnh của mình. Trước khi làm việc gì cũng nên đặt ra câu hỏi: Mình làm việc ấy để làm gì? Làm như thế nào?
Qua truyện này, chúng ta cũng có thể rút ra bài học về cách dùng từ. Từ dùng phải có nghĩa, có chứa thông tin cần thiết, không dùng từ thừa và thiếu. Từ được sử dụng phải ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, đem lại hiệu quả cao nhất trong giao tiếp
nếu bạn làm vậy cũng như bạn chép trên mạng rồi còn gì! nên tự làm để tăng thêm lời văn,trí tưởng tượng
xin looic , nhưng đây k phải kể chuyện tưởng tượng mak đây là 1 bài văn
bn nên đọc kĩ đề bài đi
Bạn soạn trong vở bài tập ngữ văn 6 ý. Trong đó có các câu hỏi mà cô giáo hỏi đến đây.
Mà sao bây giờ lớp bn mời học bài '' Lợn cưới áo mới '' thế? Lớp mình làm xong bài kiểm tra số 3 rồi.
Câu 1. Tính khoe khoang là phô trương cho người ta thấy hay người ta nghe những gì mình có để chứng minh cho mọi người biết mình có của, mình “giàu” hơn người mà mình khoe.
- Anh đi tìm lợn khoe trong tình huống bị mất lợn (có thể mất thật hay là mất bịa).
- Lẽ ra anh ta phải hỏi người ta: “Có thấy con lợn chạy qua đây không?”.
- Từ “cưới” không thích hợp để chỉ con lợn sổng chuồng và nó là thông tin thừa với người được hỏi. Nhưng đây lại là mục đích của anh khoe của.
Câu 2. Anh có áo mới thích khoe của đến mức nói một câu tường thật rất dài, phần đầu nhấn mạnh vào cái áo mới để gây sự chú ý.
- Điệu bộ anh ta trả lời chỉ vào cái áo mới, bắt người khác phải chú ý. Cách trả lời dềnh dàng để “khoe”.
- Lẽ ra anh ta chỉ nói một câu tỉnh lược: “Chẳng thấy!”.
- Tất cả những yếu tố còn lại với câu trả lời đối thoại là thừa. Người nghe không cần biết thời gian anh ta đứng nơi này; càng không cần biết anh ta mặc áo mới…
Nhưng cái áo mới lại là thông tin của anh khoe của.
Câu 3. Câu chuyện gây cười bỏi nó có hai mâu thuẫn không hợp với thực tế.
- Đáng lẽ mất lợn chỉ đi hỏi những thông tin về lợn, đằng này nhấn mạnh cho người nghe đây là con lợn làm đám cưới. Anh ta sắp có vợ.
- Đáng lẽ trả lời ngắn gọn có thấy hay không thì người trả lời dềnh dàng nhấn mạnh cho người nghe cái áo mới anh ta đang mặc.
- Cả hai anh chàng đã bộc lộ cái tính khoe của không hợp lý chút nào với tình huống trên.
Câu 4.
Ghi nhớ
SGK trang 128.
bn ơi, đây là bài thơ của lớp 3 mà bn, đâu phải tự sáng tác đâu
O tren day sao ma gia khong nhin?Hu hu cai gi nua ?O ngay tren ma?Khong co mat a?