K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 1 2023

- Nhà nước Văn Lang ra đời vào khoảng thế kỉ VII  TCN.

- Địa bàn chủ yếu của nhà nước Văn Lang thuộc khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam hiện nay.

- Kinh đô của nước Văn Lang đóng ở Phong Châu thuộc tỉnh Phú Thọ hiện nay.

6 tháng 1 2023

Tổ chức nhà nước thời Âu Lạc có điểm mới  so với nhà nước thời Văn Lang ở chỗ vua có nhiều quyền thế hơn trong việc trị nước. Cụ thể:

+ Nước Văn Lang: Hùng Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính)

+ Nước Âu Lạc: An Dương Vương -> 15 bộ (Lạc tướng) -> Chiềng, chạ (Bồ chính).

6 tháng 1 2023

Đời sống vật chất của cư dân Văng Lang, Âu Lạc thể hiện qua mặt trống đồng Ngọc Lũ:

- Thức ăn chính là gạo nếp, gạo tẻ (hình ảnh đôi nam – nữ đang giã gạo).

- Ở nhà sàn (hình ảnh chiếc nhà sàn)

- Phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền, ghe (hình ảnh chiếc thuyền).

* Mục đích sử dụng chiếc muôi đồng và thạp đồng:

+ Chiếc muôi đồng: để múc cơm/ canh/ mắm/ thức ăn…

+ Thạp đồng: có thể được sử dụng để đựng lúa/ nước…

* Nguyên nhân cư dân Văn Lang, Âu Lạc thường ở nhà sàn:

- Cư dân Văn Lang, Âu Lạc làm nhà sàn ở những vùng đất cao ven sông, ven biển goặc trên sườn đồi. Họ làm nhà sàn để tránh thú dữ, ngập lụt vào mùa mưa; mặt khác, cũng có thể tận dụng mặt bằng bên dưới để phục vụ chăn nuôi. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
18 tháng 11 2023

Những hoa văn trên trống đồng trong các hình 12.4 đến 12.6 cho ta thấy được cuộc sống vật chất của con người thời bấy giờ: 

+ Nhà ở: Chủ yếu là nhà sàn

+ Sản xuất: Làm nông nghiệp, trồng lúa nước

+ Phương tiện đi lại: Chủ yếu là thuyền…

10 tháng 1 2023

Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang:

+ Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm.

+ Trong những ngày lễ hội, mọi người thích hóa trang, nhảy múa, ca hát trong tiếng khèn, tiếng trống đồng náo nức. Các chàng trai đấu vật hoặc đua thuyền trên sông.

+ Cư dân Văn Lang có tục gói bánh chưng, bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, xăm mình…

+ Tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên; sùng bái tự nhiên (thờ núi, sông, Mặt Trăng; Mặt Trời…).

+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, mộ thuyền, mộ cây kèm theo công cụ lao động hoặc đồ dùng sinh hoạt.

6 tháng 1 2023

- Tổ chức bộ máy nhà nước của nước Văn Lang:

+ Đứng đầu nhà nước là Vua Hùng (giúp việc cho vua có các lạc hầu).

+ Cả nước được chia làm 15 bộ, do Lạc tướng đứng đầu.

+ Dưới bộ là các chiềng, chạ do Bồ chính (già làng) đứng đầu.

- Nhận xét: tổ chức nhà nước Văn Lang còn đơn giản, sơ khai nhưng đã bước đầu có hệ thống.

6 tháng 1 2023

Các mốc thời gian:

– Thế kỉ VII TCN, thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thu phục các bộ lác khác, lập ra Nhà nước Văn Lang, đóng đô wor Phong Châu ( Việt Trì, Phú Thọ)

– 214 TCN, quân Tần ở phương Nắc đánh xuống vùng đất sinh sống của các bộ tộc Việt

– 208 TCN tướng giặc là Đồ Thư bị giết, quân Tần gặp nhiều khó khăn phải rút về nước

– 179 TCN Âu Lạc bị sáp nhập vào Nam Việt

– 1 TCN Thời kì Bắc thuộc, mở ra các triều đại phong kiến Trung Quốc thay nhau cai trị nước ta suốt hơn 1000 năm sau

6 tháng 1 2023

– Tổ chức xã hội thay đổi rõ rệt: Quan lại đô hộ -> Địa chủ Hán và Hào trưởng Việt -> nông dân công xã -> nông dân lệ thuộc -> nô tì.

– Những thế lực tầng lớp trên của xã hội bị chính quyền đô hộ chèn ép

– Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền cai trị phương Bắc

19 tháng 11 2023
Nội dungNước Văn LangNước Âu Lạc
Thời gian ra đờiVào khoảng thế kỉ VII TCNSau khi dành thắng lợi quần Tần, năm 208 TCN
Đứng đầu nhà nướcHùng Vươngvua (An Dương Vương)
Kinh đôPhong Châu (Phú Thọ) ngày nayPhong Khê (Cổ Loa, Đông Anh, HN)
10 tháng 1 2023

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các quốc gia Đông Nam Á từ đầu Công Nguyên đến thế kỉ X:

– Về tôn giáo: Phật giáo và Hin- đu giáo của Ấn Độ theo chân nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á.

– Về chữ viết và văn học: Nhờ hệ thống chữ cổ Ấn Độ, người ĐNA đã sáng tạo ra chữ viết riêng. Ngoài ra,  họ còn tiếp thu văn học của người Ấn Độ để sáng tạo ra những bộ sử thi.

– Về kiến trúc và điêu khắc: Mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ, đặc biệt là đền tháp. Điêu khắc chủ yếu là tượng thần, tượng phật và phù điêu.