K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Than đá: Tổng trữ lượng khoảng 7 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở bể than Quảng Ninh.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Tổng trữ lượng khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi, phân bố chủ yếu ở vùng thềm lục địa phía đông nam.

- Bô-xít: Tổng trữ lượng khoảng 9,6 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,...), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,...).

- Sắt: Tổng trữ lượng khoảng 1,1 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang),... và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- A-pa-tít: Tổng trữ lượng khoảng 2 tỉ tấn, phân bố tập trung ở Lào Cai.

- Ti-tan: Tổng trữ lượng khoảng 663 triệu tấn, phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Đá vôi: Tổng trữ lượng lên đến 8 tỉ tấn, phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc vàBắc Trung Bộ.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.

14 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

Loại khoáng sản

Tên một số mỏ khoáng sản chính

Nơi phân bố

Than đá

- Cẩm Phả, Hạ Long

- Sơn Dương

- Quỳnh Nhai

- Nông Sơn

- Quảng Ninh

- Tuyên Quang

- Sơn La

- Quảng Ngãi

Dầu mỏ

- Rồng; Bạch Hổ; Rạng Đông; Hồng Ngọc,…

- Thềm lục địa phía Nam

Khí tự nhiên

- Tiền Hải

- Thái Bình

Bô-xit

- Đăk Nông, Di Linh

- Tây Nguyên

Sắt

- Tùng Bá

- Trấn Yên

- Trại Cau

- Hà Giang

- Yên Bái

- Thái Nguyên

A-pa-tit

- Lào Cai

- Lào Cai

Đá vôi xi măng

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

- Hà Giang, Lạng Sơn, Thanh Hoá

Titan

- Kỳ Anh

- Phú Vàng

- Quy Nhơn

- Nghệ An

- Huế

- Bình Định


2.

* Nhận xét chung:

- Các mỏ khoáng sản nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

- Các mỏ khoáng sản ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

* Sự phân bố cụ thể của một số khoáng sản:

- Than đá: Nước ta có bể than Đông Bắc Quảng Ninh là lớn nhất cả nước với trữ lượng khoảng 3,5 tỉ tấn điển hình với nhiều mỏ như Hà Tu, Hà Lầm, Đèo Nai, Cọc Sáu…ở miền Trung ta có mỏ than đá Nông Sơn (Quảng Nam) trữ lượng khoảng 10 triệu tấn.

- Dầu mỏ và khí tự nhiên: Nước ta đã phát hiện có 5 bể trầm tích có chứa dầu mỏ và khí đốt là:

Bể trầm tích phía Đông Đồng bằng sông Hồng.

+ Bể trầm tích phía Đông Quảng Nam - Đà Nẵng.

+ Bể trầm tích phía Nam Côn Đảo.

+ Bể trầm tích vùng trũng Cửu Long.

+ Bể trầm tích Thổ Chu - Mã Lai.

- Bô-xít: phân bố tập trung ở Tây Nguyên (Đăk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum,…), ngoài ra còn có ở một số tỉnh phía bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang,…).

- Sắt: phân bố chủ yếu ở khu vực Đông Bắc (Thái Nguyên, Lào Cai, Hà Giang,..) và Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh).

- Apatit: cả nước chỉ có một mỏ ở Cam Đường (Lào Cai)

- Đá vôi xi măng: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ.

- Titan: phân bố rải rác ở ven biển từ Quảng Ninh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

 

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nước ta có nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú, đa dạng, nhiều loại khoáng sản có trữ lượng lớn, chất lượng tốt,…. => đây là nguồn cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu cho nhiều ngành công nghiệp cũng như đảm bảo an ninh năng lượng cho quốc gia.

- Nhiều mỏ khoáng sản đã được phát hiện và đưa vào khai thác. Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng còn chưa hợp lí, công nghệ khai thác còn lạc hậu,... gây lãng phí, ảnh hưởng xấu đến môi trường và phát triển bền vững. Bên cạnh đó, một số loại khoáng sản bị khai thác quá mức dẫn tới nguy cơ cạn kiệt, vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản.

- Một số giải pháp nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản:

+ Phát triển các hoạt động điều tra, thăm dò; khai thác, chế biến; giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và cảnh quan.

+ Đẩy mạnh đầu tư, hình thành ngành khai thác, chế biến đồng bộ, hiệu quả với công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại.

+ Phát triển công nghiệp chế biến các loại khoáng sản, hạn chế xuất khẩu khoáng sản thô.

+ Bảo vệ khoáng sản chưa khai thác và sử dụng tiết kiệm tài nguyên khoáng sản.

+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động khai thác và sử dụng khoáng sản.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Đặc điểm chung của khoáng sản Việt Nam

- Cơ cấu: Khoáng sản nước ta khá phong phú và đa dạng. Trên lãnh thổ Việt Nam đã thăm dò được hơn 60 loại khoáng sản khác nhau như khoáng sản: năng lượng, kim loại, phi kim loại.

- Quy mô: phần lớn các mỏ khoáng sản ở nước ta có trữ lượng trung bình và nhỏ. Một số mỏ có trữ lượng lớn như:

+ Vùng mỏ Đông Bắc với các mỏ sắt, ti tan (Thái Nguyên), than (Quảng Ninh).

+ Vùng mỏ Bắc Trung Bộ với các mỏ crôm (Thanh Hoá), thiếc, đá quý (Nghệ An), sắt (Hà Tĩnh).

- Phân bố: Khoáng sản nước ta phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên.

* Giải thích:

- Sự phong phú, đa dạng của khoáng sản do Việt Nam ở vị trí giao nhau giữa các vành đai sinh khoáng, đồng thời có lịch sử phát triển địa chất lâu dài và phức tạp nên có nhiều loại khoáng sản.

+ Các mỏ nội sinh thường hình thành ở các vùng có đứt gãy sâu, uốn nếp mạnh, có hoạt động mac-ma xâm nhập hoặc phun trào, như vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, dãy Trường Sơn,...

+ Các mỏ ngoại sinh hình thành từ quá trình trầm tích tại các vùng biển nông, vùng bờ biển hoặc các vùng trũng được bồi đắp, lắng đọng vật liệu từ các vùng uốn nếp cổ có chứa quặng,...

13 tháng 8 2023

THAM KHẢO

- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:

+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.

+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.

+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.

- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.

13 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Yêu cầu số 1 (đặc điểm phân bố): Khoáng sản phân bố ở hầu khắp cả nước. Tuy nhiên, một số khoáng sản có trữ lượng đáng kể tập trung ở một số khu vực như:

+ Than đá phân bố chủ yếu ở vùng Đông Bắc, nhiều nhất là ở bể than Quảng Ninh.

+ Than nâu phân bố nhiều ở đồng bằng sông Hồng.

+ Dầu mỏ, khí đốt phân bố nhiều ở thềm lục địa phía đông nam.

+ Bô-xít phân bố nhiều ở vùng Tây Nguyên.

+ A-pa-tit phân bố nhiều ở tỉnh Lào Cai.

+ Đá vôi có nhiều ở vùng núi phía bắc và vùng Bắc Trung Bộ.

- Yêu cầu số 2 (nguyên nhân): Sự phân bố khoáng sản ở nước ta có liên quan chặt chẽ với sự phân hoá phức tạp, đa dạng của các hoạt động địa chất nội sinh và ngoại sinh.

+ Các mỏ khoáng sản nội sinh thường tập trung tại các đứt gãy sâu với hoạt động uốn nếp và mac-ma diễn ra mạnh mẽ.

+ Các khoáng sản ngoại sinh thường tập trung ở vùng biển nông, thềm lục địa hoặc vùng trũng trong nội địa.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi

(*) Trình bày:

- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:

+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;

+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.

- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:

+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.

+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

Câu 1. Một số mỏ khoáng sản ở vùng biển Việt Nam:

- Than đá: Cẩm Phả, Lạc Thủy, Quỳnh Nhai, Sơn Dương,...

- Dầu mỏ: Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng,...

- Bô-xít: Đắk Nông, Măng Đen, Krông Buk,...

- A-pa-tit: Cam Đường

Câu 2. Đặc điểm tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta:

Dầu mỏ và khí tự nhiên: trữ lượng khoảng vài tỉ tấn dầu, hàng trăm tỉ mét khối khí. Các bể trầm tích lớn như: sông Hồng, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,...Muối: đường bờ biển dài, độ muối trung bình cao => Thuận lợi để sản xuất muối (Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Ninh Thuận,...)Một số tài nguyên khoáng sản khác: 

- Quặng titan: Có nhiều trong sa khoáng ven biển miền Trung với trữ lượng khoảng 650 triệu tấn.

- Cát thủy tinh: phân bố ở nhiều nơi như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, ven biển Quảng Bình - Quảng Trị - Thừa Thiên Huế,...

- Ngoài ra vùng biển Việt Nam còn có phốt pho, băng cháy, đồng, chì, kẽm,...
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi:

+ Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 là cơ sở pháp lí để các quốc gia khẳng định và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp trên biển. Việt Nam đã kí kết Công ước này và được sự ủng hộ của nhiều quốc gia trên thế giới trong quá trình đấu tranh nhằm thực thi Công ước trên Biển Đông.

+ Việt Nam đã xây dựng được hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của đất nước trên Biển Đông, như: Luật Biển Việt Nam năm 2012, Luật Biên giới Quốc gia năm 2003,...

+ Việt Nam tích cực tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kí một số thoả thuận và hiệp định về phân định và hợp tác trên biển với các nước láng giềng, như: Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a năm 2003, Thoả thuận hợp tác khai thác chung thềm lục địa chồng lấn với Ma-lai-xi-a năm 1992,...

+ Tình hình an ninh, chính trị khu vực Đông Nam Á ngày càng ổn định, các nước ASEAN ngày càng đồng thuận trong cách ứng xử của các bên trên Biển Đông.

- Khó khăn: tình trạng chồng lấn giữa vùng biển đảo của nhiều quốc gia đã dẫn đến những tranh chấp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trên Biển Đông.

16 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nhóm đất feralit: Phân bố ở các tỉnh trung du và miền núi, từ độ cao 1600 đến 1700m trở xuống. Đất hình thành trên các đá mẹ khác nhau. Trong đó :

+ Đất feralit hình thành trên đá vôi phân bố chủ yếu ở Tây Bắc, đông bắc và Bắc Trung bộ.

+ Đất feralit hình thành trên đá bazan phân bố tập trung ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Nhóm đất phù sa: phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và các đồng bằng duyên hải miền Trung.

- Nhóm đất mùn trên núi: phân bố rải rác ở các vùng núi có độ cao khoảng 1600 đến 1700 m trở lên.
2.

- Đặc điểm:

+ Đất Feralit có chứa nhiều oxit sắt và oxit nhôm tạo nên màu đỏ vàng.

+ Đặc tính của đất feralit là: có lớp vỏ phong hóa dày thoáng khí, dễ thoát nước, đất chua, nghèo các chất bazơ và mùn.

+ Đất feralit hình thành trên đá badan và đá vôi có độ phì cao nhất.

- Giá trị sử dụng trong nông nghiệp:

+ Đất Feralit được khai thác và sử dụng chủ yếu để trồng các cây công nghiệp lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,…), cây dược liệu (quế, hồi, sâm,…).

+ Ngoài ra đất feralit cũng thích hợp để trồng các loại cây ăn quả như: bưởi, cam, xoài…
3.

Đặc điểm: đất phù sa được hình thành do sản phẩm bồi đắp của sự phù sa, các hệ thống sông và phù sa biển. Nhìn chung, đất phù sa có độ phì cao, rất giàu dinh dưỡng

- Giá trị sử dụng:

+ Trong nông nghiệp: phù sa là nhóm đất phù hợp để sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây ăn quả.

+ Trong thủy sản: đất phù sa ở các cửa sông, ven biển có nhiều lợi thế để phát triển ngành thuỷ sản. Vùng đất phèn, đất mặn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh bắt thuỷ sản. Ở các rừng ngập mặn ven biển, các bãi triều ngập nước và ở cửa sông lớn thuận lợi cho nuôi trồng nhiều loại thuỷ sản nước lợ và nước mặn.