K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 2 2023

- Sự phân hóa các đới thiên nhiên châu Á (3 đới thiên nhiên):

Đới lạnh:

+ Phân bố: phía bắc châu lục.

+ Thời tiết khắc nghiệt và có gió mạnh.

+ Thực vật: phổ biến hoang mạc cực, đồng rêu và đồng rêu rừng.

+ Động vật: các loài chịu lạnh, mùa hạ các loài chim di cư từ phương Nam lên.

Đới ôn hòa:

+ Chiếm diện tích lớn nhất.

+ Khí hậu: càng vào sâu trong nội địa càng khô hạn.

+ Thực vật: phân hóa từ rừng lá kim sang rừng lá rộng, thảo nguyên rừng và thảo nguyên.

Đới nóng

+ Chủ yếu có khí hậu gió mùa, xích đạo.

+ Thực vật điển hình: rừng nhiệt đới; những nơi khuất gió hoặc khô hạn có rừng thưa, xavan, cây bụi và hoang mạc.

- Việc khai thác và sử dụng các đới thiên nhiên cần chú ý vấn đề bảo vệ và phục hồi rừng nhằm bảo vệ môi trường.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm cơ cấu dân cư châu Âu (giai đoạn 1950 – 2020):

* Cơ cấu theo nhóm tuổi

Châu Âu có cơ cấu dân số già:

- Tỉ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên ngày càng tăng, năm 1950 chỉ chiếm 8% dân số, năm 2020 chiếm 19% (tăng 11%).

- Nhóm tuổi từ 15 đến 64 tuổi có sự biến động nhưng không đáng kể.

- Nhóm tuổi từ 0 – 14 tuổi có xu hướng giảm, năm 1950 chiếm 26% dân số, năm 2020 chỉ còn chiếm 16% dân số (giảm 10%).

* Cơ cấu dân số theo giới tính

Giai đoạn 1950 – 2020, cơ cấu dân số theo giới tính của châu Âu có sự chênh lệch (tỉ lệ nữ cao hơn nam), nhưng đang có sự thay đổi (giảm tỉ lệ dân số nữ, tăng tỉ lệ dân số nam).

=> Nguyên nhân: các yếu tố xã hội, vấn đề chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em.

* Cơ cấu dân số theo trình độ học vấn

- Dân cư châu Âu có trình độ học vấn cao.

- Năm 2019, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở châu Âu là 11,8 năm, thuộc nhóm cao nhất thế giới.

16 tháng 8 2023

tham khảo

Sơ đồ thời gian những diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên năm 1287-1288:

Câu hỏi trang 73 Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

b) Vì sao khi bước vào kháng chiến, trước thế giặc rất mạnh, Hưng Đạo Vương lại khẳng định với vua Trần: “Năm nay đánh giặc nhàn”.

19 tháng 1 2023

Điểm chung về tinh thần chống giặc ngoại xâm của vua quan và nhân dân nhà Trần đó là: tất cả vua quan, cùng toàn bộ nhân dân nhà Trần đều chung một lòng quyết tâm chống giặc ngoại xâm, quyết không đầu hàng địch. 

4 tháng 2 2023

Diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ năm 1258:

- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt.

- Quân giặc tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị phòng tuyến của ta chặn lại 

- Nhà Trần rút khỏi Thăng Long, thực hiện "vườn không nhà trống". Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.

- Ngày 29 - 2 - 1258, Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.

4 tháng 2 2023

- Một số trạm nghiên cứu của các quốc gia ở châu Nam Cực: trạm A-mun-xen – Xcốt, trạm Đa-vít, trạm Bê-lin-hao-đen,…

- Lịch sử khám phá và nghiên cứu châu Nam Cực:

+ Con người lần đầu tiên phát hiện ra châu Nam Cực là hai nhà hàng hải người Nga.

+ Đầu thế kỉ XX, một số nhà thám hiểm mới đặt chân lên lục địa nam Cực và sau đó tiến sâu vào các vùng nội địa.

 

+ Từ năm 1957, việc nghiên cứu châu Nam Cực được tiến hành một cách toàn diện. Nhiều nước đã xây dựng các trạm nghiên cứu ở đây như: Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Ô-xtrây-li-a, Đức, Nhật Bản, Ác-hen-ti-na,…

+ Hiện nay, châu Nam Cực có một mạng lưới các trạm nghiên cứu khoa học, đang tiến hành nghiên cứu tổng hợp các điều kiện tự nhiên bằng các phương tiện kĩ thuật hiện đại.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên

+ Phía bắc: nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ, bao quanh sơn nguyên I-ran và A-na-tô-ni.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo Arap.

- Khí hậu: khô hạn, mùa hạ nóng, khô; mùa đông khô, lạnh.

- Thực vật: phía tây bắc là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải rừng lá cứng phát triển.

- Sông ngòi: có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.

- Khoáng sản: chiếm ½ lượng dầu mỏ thế giới và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.

19 tháng 9 2023

Cách thức con người khai thác thiên nhiên ở môi trường nhiệt đới:

- Những nơi khô hạn: người dân chủ yếu trồng kê, chăn nuôi dê, cừu theo hình thức chăn thả.
- Khu vực phía đông (mưa nhiều hơn): trồng cây ăn quả và cây công nghiệp xuất khẩu (điển hình là cây cà phê), chăn nuôi gia súc. 

- Những khu vực tập trung khoáng sản: con người tiến hành khai thác, chế biến để xuất khẩu.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:

- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới. 

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn. 

Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.

- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.

- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.

4 tháng 2 2023

Sự thành lập nhà Hồ:

- Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần khủng hoảng, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

- Hồ Quý Ly dần thao túng triều đình nhà Trần.

- Năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất vua Trần, lên ngôi vua, lập ra nhà Hồ, đổi quốc hiệu thành Đại Ngu.

Hồ Quý Ly đổi quốc hiệu và chuyển kinh đô chứng tỏ:

- Chuyển giao triều đại cũ sang triều đại mới, nhà Hồ thành lập. 

- Nhà Hồ không đủ năng lực cai trị đất nước, dời đô về nơi hiểm yếu, dễ phòng thủ để chống lại các cuộc nổi dậy.