K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

- Dân số thế giới tăng lên theo thời gian: Năm 2020, dân số thế giới khoảng 7,79 tỉ người, gấp khoảng 3 lần so với năm 1950.

- Dân số giữa các châu lục, các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau:

+ Dân số châu Á luôn đông nhất (năm 2020, chiếm 59,5% dân số thế giới), dân số châu Âu thấp nhất (năm 2002, chỉ chiếm 9,6% dân số thế giới).

+ Năm 2020, có 14 nước đông dân nhất với số dân mỗi nước trên 100 triệu người (chiếm 63,59% dân số thế giới), 33 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân mỗi nước dưới 0,1 triệu người (chỉ chiếm 0, 017% dân số thế giới).

+ Trung Quốc và Ấn Độ là 2 quốc gia đông dân nhất trên thế giới (chiếm 36,17% dân số thế giới).

7 tháng 11 2023

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác than

- Vai trò:

+ Cung cấp nguyên, nhiên liệu cho các ngành kinh tế và đời sống xã hội.

+ Cung cấp nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện từ rất sớm.

+ Quá trình khai thác than gây tác động lớn đến môi trường.

* Vai trò và đặc điểm cơ bản của công nghiệp khai thác dầu khí

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu quan trọng cho sản xuất và đời sống.

+ Từ dầu mỏ, có thể sản xuất ra nhiều loại hóa phẩm, dược phẩm.

+ Nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nhiều quốc gia.

- Đặc điểm:

+ Xuất hiện sau công nghiệp khai thác than.

+ Cung cấp nguồn nhiên liệu dễ sử dụng.

+ Quá trình khai thác dầu khí gây tác động lớn đến môi trường.

* Nhận xét sự phân bố công nghiệp khai thác than, dầu khí trên thế giới

- Công nghiệp khai thác than: tập trung chủ yếu ở các quốc gia có trữ lượng than lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga,…

- Công nghiệp khai thác dầu khí: 

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác dầu lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, A-rập Xê-út, Ca-na-đa, I-rắc,…

+ Các quốc gia có sản lượng khai thác khí tự nhiên lớn là Hoa Kỳ, Liên bang Nga, I-ran, Trung Quốc,…

3 tháng 2 2023

Dân cư trên thế giới phân bố không đều trong không gian và biến động theo thời gian.

- Con người phân bố không đều trong 1 lục địa, 1 khu vực, 1 quốc gia, thậm chí trong 1 vùng lãnh thổ của từng quốc gia.

 

Ví dụ: Quốc gia có số dân đông nhất thế giới là Mô-na-cô có mật độ dân số lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len chưa đến 1 người/km2.

- Dân số thế giới có xu hướng tăng theo thời gian, đạt trên 7,7 tỉ người (2020).

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

- Vẽ biểu đồ:

 

 

Biểu đồ cơ cấu GDP thế giới theo ngành kinh tế năm 2000 và 2019 (%)

- Nhận xét:

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ lớn nhất trong cơ cấu GDP thế giới, đạt 67,9% (năm 2019).

+ Tỉ trọng ngành dịch vụ có xu hướng tăng: từ 64,1% (năm 2000) -> 67,9% (năm 2019), tăng 3,8%.

10 tháng 1 2023

- Công thức: Cán cân xuất nhập khẩu = xuất khẩu - nhập khẩu (triệu USD hoặc tỉ USD).

3 tháng 2 2023

- Vai trò

+ Cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho ngành công nghiệp luyện kim.

+ Nguồn hàng xuất khẩu ở một số quốc gia.

- Đặc điểm

+ Công nghiệp khai thác quặng kim loại khá đa dạng.

+ Việc khai thác tập trung ở một số loại quặng như bô-xít, đồng, sắt, vàng,...

+ Quá trình khai thác thường gây ô nhiễm môi trường (đất, nước).

- Phân bố

+ Quặng sắt được khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ,…

+ Quặng bô-xít khai thác nhiều ở Ô-xtrây-li-a, Trung Quốc, Ghi-nê, Bra-xin, Ấn Độ,...

+ Quặng vàng được khai thác nhiều ở Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Ca-na-đa,...

1 tháng 9 2023

loading...

⇒ Nhận xét:

Qua biểu đồ, ta thấy mật độ dân số của các châu lục đều có xu hướng tăng trong giai đoạn 1950 – 2020. Cụ thể:

- Châu Á là châu lục có mật độ dân số cao nhất và tăng nhiều nhất: mật độ dân số năm 2020 là 150 người/km2, tăng 105 người/km2 so với năm 1950.

- Châu Phi có mật độ dân số cao thứ 2 (45 người/km2 – 2020), tăng 37 người so với năm 1990.

- Tiếp đến là châu Âu với mật độ dân số 34 người/km2 – 2020, tăng 9 người/km2 so với năm 1990.

- Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất và tăng ít nhất: mật độ dân số năm 2020 là 5 người/km2, chỉ tăng 3 người/km2 so với năm 1950.

⇒ Giải thích:

- Mật độ dân số châu Á tăng nhiều nhất do quy mô dân số lớn, mỗi năm dân số đều tăng lên đáng kể.

- Châu Phi do điều kiện kinh tế đã được cải thiện, tỉ lệ tử vong ở trẻ em giảm => dân số tăng lên.

- Châu Âu là châu lục có nền kinh tế phát triển, thu hút được nhiều lao động từ các châu lục khác trên thế giới.

- Châu Đại Dương do điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nên có ít dân cư sinh sống.

10 tháng 1 2023

- Thời gian bắt đầu và kết thúc bốn mùa ở bán cầu Bắc theo dương lịch

 

+ Mùa xuân: từ 21/3 (xuân phân) đến 22/6 (hạ chí).

+ Mùa hạ: từ 22/6 (hạ chí) đến 23/9 (thu phân).

+ Mùa thu: từ 23/9 (thu phân) đến 22/12 (đông chí)

+ Mùa đông: từ 22/12 (đông chí) đến 21/3 (xuân phân).

- Sự thay đổi thời tiết trong bốn mùa ở bán cầu Bắc và ngược lại ở bán cầu Nam

+ Mùa xuân: đêm càng ngắn lại, ngày càng dài ra.

+ Mùa hạ: đêm ngắn, ngày dài.

+ Mùa thu: đêm càng dài ra, ngày càng ngắn lại.

+ Mùa đông: đêm dài, ngày ngắn.

- Nguyên nhân do trục Trái Đất nghiêng so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và không đổi phương khi chuyển động quanh Mặt Trời. Nên có thời kì bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời và có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều này làm cho thời gian chiếu sáng và lượng bức xạ mặt trời nhận được ở mỗi bán cầu đều thay đổi quanh năm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
1 tháng 9 2023

2 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Quan sát hình 34.2, đọc thông tin mục 4 (Đường biển) và kết hợp hiểu biết của bản thân.

Lời giải chi tiết:

* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.

+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.

- Phân bố: 

+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… 

+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. 

+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...

* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới

- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…

- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…

3 tháng 2 2023

* Tình hình phát triển và phân bố của đường biển trên thế giới

- Tình hình phát triển:

+ Phát triển từ rất sớm và chủ yếu là vận tải ven bờ, khối lượng vận chuyển nhỏ, cự ly vận chuyển ngắn. Hiện nay, ngày càng mở rộng và kết nối các châu lục, quốc gia trên thế giới.

+ Các tàu biển có kích thước và tải trọng ngày càng lớn, công nghệ vận hành được cải tiến để tăng tốc độ, đảm bảo an toàn và chú trọng đến bảo vệ môi trường biển. Hiện thế giới có hơn 2 triệu tàu biển và số lượng không ngừng tăng lên để đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá toàn cầu.

- Phân bố: 

+ Các nước đang sở hữu đội tàu nhiều nhất thế giới: Nhật Bản, Trung Quốc, Xin-ga-po, Hàn Quốc,… 

+ Các tuyến đường biển nhộn nhịp trên thế giới hiện nay: tuyến kết nối châu Âu qua Ấn Độ Dương với châu Á - Thái Bình Dương; tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương. 

 

+ Một số cảng biển có năng lực vận tải lớn trên thế giới: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po (Singapore), Hồng Kông (Trung Quốc), Rốt-tec-đam ( Hà Lan),...

* Một số cảng biển lớn và các kênh đào trên thế giới

- Kênh đào: Pa-na-ma, Xuy-ê,…

- Cảng biển: Thượng Hải, Busan, Singapore, Thâm Quyến,…