Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2. Về nội dung:
a. Mở đoạn:
- Bút kí Ca Huế trên sông Hương của Hà Ánh Minh đã giới thiệu cho người đọc biết một nét đẹp trong sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch, tao nhã của xứ Huế.
- Đoạn văn được giới thiệu là đoạn kết của văn bản, đem đến cho người đọc một cảm nhận thật diệu kì về vẻ đẹp của Ca Huế trên sông Hương.
b. Thân đoạn:
Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm.
Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được.
- Sau đó , đoạn kết là thời gian kết thúc của cuộc hành trình ca Huế trên sông Hương, trời đêm đã về sáng.
- Đoạn văn lấy động tả tĩnh. Nếu không gian, thời gian, cảnh vật không êm đềm, lắng đọng, ngưng kết thì làm sao nghe nổi tiếng gà, tiếng chuông chùa gọi năm canh, lời ca, tiếng nhạc vẫn đầy ắp trong khoang thuyền?
- Từ đó cảm nhận được chiều sâu văn hóa, lịch sử Huế, con người xứ Huế.
=> Có thể nói người thưởng thức ca Huế phải biết vận động các giác quan: nghe, nhìn và cảm nhận… mới thấy hết được vẻ đẹp của thiên nhiên, sản vật xứ Huế.
c. Kết đoạn:
- Qua đoạn trích, người đọc có thể thấy ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa thanh lịch, tao nhã, sang trọng.
- Đoạn văn cũng cho ta thấy tác giả là một người có tâm hồn lãng mạn, tinh tế, nhạy cảm, có vốn hiểu biết phong phú, sâu sắc về nghệ thuật ca Huế, về vẻ đep tâm hồn người xứ Huế: trầm tư, sâu lắng, đôn hậu…
tham khảo :
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.
Ca Huế trên sông Hương là một hoạt động âm nhạc đã có từ lâu và đã trở thành một nét đặc trưng của văn hóa xứ Huế. Để thưởng thức một bản ca Huế đúng chất Huế, người nghe sẽ được ngồi trên thuyền rồng, lênh đênh trên dòng sông Hương thơ mộng trong không gian yên tĩnh của màn đêm. Trên khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị...Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sánh để gõ nhịp. Các ca công còn rất trẻ, nam mặc áo dài the, quần thụng, đầu đội khăn xếp; nữ mặc áo dài, khăn đóng duyên dáng. Khi trăng đã lên cao, gió mơn man nhè nhẹ, con thuyền trôi nhẹ trên dòng sông Hương thơ mộng với tiếng ca Huế ngọt ngào vang lên trong không gian bốn bề yên tĩnh. Có lẽ, chính điều đó đã làm nên sức hút riêng của ca Huế mà không vùng đất nào có được. Qua đó, chúng ta cần bảo vệ, gìn giữ và phát huy truyền thống ca Huế.
Đọc xong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” của Hà Anh Minh, mỗi người đã hiểu hơn về loại hình nghệ thuật này. Xứ Huế vốn nổi tiếng với các điệu hò: “hò khi đánh cá trên sông ngòi, biển cả, hò lúc cấy cày, gặt hái, trồng cây, chăn tằm”. Ca Huế được hình thành từ sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình. Sự kết hợp giữa ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình đem lại cho ca Huế nét đặc sắc riêng thể. Thú nghe ca Huế đầy tao nhã. Từ lâu, ca Huế đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữ và phát huy.
Tham khảo:
Sau khi học xong văn bản “ca huế trên sông hương” em thấy cố đô huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thám cảnh đẹp và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu đan ca và âm nhạc cung đình như: Hò, lí…mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy
Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ. mỗi câu hò dù ngắn hay dài nhưng cũng gửi gắm được một ít ý tình trọn vẹn. Nó được hình thành từ nhạc dân ca và nhạc cung đình, nhã nhạc, trang trọng uy nghi nên có thần thái của nhạc thính phòng. Thú nghe ca huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. âm thanh của dân hòa tấu bởi bốn bản nhạc: Khúc lưu thủy, kim tuyền, xuân phong, long hổ nghe du dương, trần bổng, réo rắt, các nhạc công dùng các ngón đàn trau chuốt như: Nhấn, mổ, vồ, vả, bấm, day, chớp, búng, phi, vãi. Ca huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa âm nhạc thanh lịch, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần gìn giữu và phát huy.