K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 5 2019

Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên  20 o C  

Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên  20 o C , chỉ có một bộ phận nhỏ ở vùng núi cao là có nền nhiệt độ dưới  20 o C .

Dựa vào các trạm khí hậu: Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên  20 o C ; các trạm ở đồng bằng từ Đà Nẵng trở vào không có tháng nào có nhiệt độ dưới  20 o C .

Giải thích: Do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta trong năm đều có hai lần Mặt Trời qua thiên đỉnh.

Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian

Phân hóa theo thời gian

Thế hiện qua việc so sánh nền nhiệt độ tháng 1 và nền nhiệt độ tháng 7 hoặc xác định nhiệt độ trên đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu:

Tháng 1, phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ dưới 24 o C , còn vào tháng 7 thì phần lớn lãnh thổ nước ta có nhiệt độ trên  24 o C .

Trạm Lạng Sơn trong năm có 5 tháng nhiệt độ dưới  20 o C  (từ tháng 11 đến tháng 3) và 7 tháng có nhiệt độ trên  20 o C .

   Giải thích:

Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ở miền Bắc nước ta.

Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng trong năm.

Phân hóa theo không gian

Phân hóa theo chiều bắc - nam (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu):

Miền Bắc: Trạm Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 23 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 12 o C .

Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 26 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 8 o C .

Miền Nam: Trạm TP. Hồ Chí Minh có nhiệt độ trung bình năm khoảng 27 o C , biên độ nhiệt trong năm khoảng 3 o C .

♦   Giải thích:

Do càng vào Nam càng gần Xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu của tia sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm tăng dần.

Do miền Bắc chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam gần như không bị ảnh hưởng bởi gió mùa Đông Bắc.

Phân hóa theo độ cao (thể hiện qua bản đồ nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1, tháng 7 và đường biểu diễn nhiệt độ của các trạm khí hậu).

So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt (lấy dẫn chứng nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất, thấp nhất).

So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với vùng Đồng bằng Bắc Bộ hoặc vùng cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận duyên hải).

♦   Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao: trung bình lên cao 100 m, nhiệt độ giảm 0 , 6 o C .

Phân hóa theo hướng sườn (thể hiện ở nhiệt độ tháng nóng nhất, tháng lạnh nhất). Dẫn chứng: so sánh chế độ nhiệt của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).

Giải thích:

Đối với gió mùa Đông Bắc thì khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

Đốì với gió mùa Tây Nam thì khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng phơn.

Tham khảo:

a. Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn:

Nguyên nhân: Do nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, trong năm có gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ luân phiên, đặc biệt gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mang theo lượng mưa lớn. Mặt khác trên lãnh thổ nước ta cũng là nơi hoạt động mạnh của các frong và dải hội tụ nhiệt đới nên có lượng mưa lớn.

b. Lượng mưa phân bố không đều trên lãnh thổ.

– Lượng mưa trung bình năm dưới 800 – 1200mm phân bố ở Ninh Thuận và Bình Thuận.

– Lượng mưa trung bình năm từ 1200 – 1600mm phân bố ở dọc song Tiền và sông Hậu, các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Cao Bằng, Bắc Giangm Bắc Ninh….

Nguyên nhân: Do địa hình khuất gió (Lạng Sơn, Cao Bằng…) hoặc hướng địa hình song song với hướng gió Tây Nam (cực Nam Trung Bộ).

– Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 2000 mm và từ 2000 – 2400mm: Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ…

Nguyên nhân: Do nước ta nừm trong khu vực nhiệt đới gió mùa lại có biển bao bọc phía Đông, Nam và Tây Nam phần đất liền nước ta nên chịu tác động của biển, lượng mưa nhiều.

– Lượng mưa trung bình năm từ 2400 – 2800 mm và trên 2800 mm phân bố ở Hoàng Liên Sơn, Hà Giang, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, ven biển các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Quảng Ninh…

Nguyên nhân: Do địa hình cao và đón gió, đặc biệt là chế độ gió mùa mùa hạ và dải hội tụ nhiệt đới.

c. Chế độ mưa phân hóa theo mùa rõ rệt và khác nhau về thời gian mùa mưa giữa các địa phương.

– Vùng Bắc bộ, Tây Nguyên: Mùa mưa bắt đầu từ tháng V đến tháng X (mưa mùa hạ – thu). Nguyên nhân: do mùa hạ có gió mùa mùa hạ thổi từ biển vào mạng theo nhiều hơi nước gây mưa trên phần lớn lãnh thổ nước ta.

– Vùng DH miền Trung: có mùa mưa từ tháng VIII đến tháng I năm sau (mưa thu – đông).

Nguyên nhân: 

+ Về mùa hạ: sườn khuất gió mùa Tây Nam (hoặc song song với hướng gió như ở Nam Trung Bộ) có mưa ít.

+ Về mùa thu – đông: do tác động của frong và dải hội tụ nhiệt đới và một phần do hoạt động mạnh của bão nên lượng mưa lớn, nhất là vùng duyên hải ở phía Bắc, còn phía Nam chịu tác động yếu nên có lượng mưa nhỏ.

– Sự tương phản 2 mùa mưa – khô rõ rệt nhất là ở Tây Nguyên và Nam Bộ do các vùng này ít chịu sự nhiễu loạn của thời tiết nên có một mùa khô sâu sắc, lượng mưa nhỏ.

Kết luận: Nước ta có lượng mưa dồi dào nhưng lại có sự phân hóa phức tạp cả về không gian và thời gian. Sự phân hóa không gian là do tác động của vị trí địa lí, địa hình. Sự phân hóa về thời gian là do sự tác động của gió mùa và vị trí các bộ phận lãnh thổ.

Ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống:

a) Hoạt động sản xuất nông nghiệp:

– Thuận lợi: nền nhiệt cao, độ ẩm lớn, mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, thâm canh tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.

– Khó khăn:

+ Thời tiết thất thường (thiên tai mưa bão, lũ lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…) gây khó khăn cho hoạt động canh tác, thời vụ, phòng chống thiên tai.

+ Độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng đến cây trồng vật nuôi.

b) Hoạt động sản xuất khác và đời sống:

– Thuận lợi: để phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…đồng thời đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng nhất là vào mùa khô.

– Khó khăn:

 + Hoạt động giao thông, du lịch, công nghiệp khai thác… chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi.

 + Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc thiết bị, nông sản.

 + Thiên tai bão lũ, nhạn hán gây tổn thất nặng nề tới mọi ngành sản xuất, về người và tài sản.

 + Các hoạt động thời tiết thất thường như dông, lốc, sương muối, rét hại… cũng ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

 + Môi trường thiên nhiên dễ bị suy thoái.

31 tháng 8 2019

Sự khác nhau

-       Sông ngòi Bắc Bộ:

+       Có chế độ nước theo mùa, thất thường, lũ tập trung nhanh và kéo dài do có mưa theo mùa, các sông có dạng nan quạt.

+       Mùa lũ kéo dài năm tháng (từ tháng 6 đến tháng 10).

-       Sông ngòi Trung Bộ: Thường ngắn và dốc, lũ muộn, do mưa vào thu đông (từ tháng 9 đến tháng 12); lũ lên rất nhanh và đột ngột, nhất là khi gặp mưa và bão, do địa hình hẹp ngang và dốc.

-       Sông ngòi Nam Bộ:

+       Lượng nước chảy lớn, chế độ nước theo mùa và khá điều hòa, do địa hình tương đối bằng phẳng, khí hậu điều hòa hơn vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,...

+   Mùa lũ từ tháng 7 đến tháng 11.

Câu 1 :

- Đặc điểm nổi bật :

+ Lãnh thổ VN hình chữ S.

+ VN nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa.

+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.

+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển giữa đất liền các nước Đông Nam Á  và hải đảo các nước Đông Nam Á.

+ Vị trí tiếp xúc của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

+ Nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động kinh tế sôi động của thế giới.

Câu 2 :

a) - Khác nhau :

+ Do gió Đông Bắc hoạt động mạnh ở khu vực phía Bắc nên bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế. ⇒ Miền bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn.

+ Miền Trung có mưa lớn do tác động của gió Tín phong theo hướng Đông Bắc.

+ Miên Nam là mùa khô cạn.

b) Nguyên nhân : Do bắt đầu từ Đà Nẵng trở vào gió mùa đông bắc suy yếu và gió Tín phong bán cầu Bắc hoạt động chiếm ưu thế nên miền Bắc có mùa đông lạnh và mưa phùn, còn miền Trung thì có mưa lớn và miền Nam khô hạn.

27 tháng 3 2020

Bn tham khảo

Đặc điểm chế độ nhiệt của nước ta:

a. Nền nhiệt độ trung bình năm của nước ta cao, trên 200C.

- Dựa vào bản đồ nhiệt độ trung bình năm: Phần lớn diện tích lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trung bình năm trên 200C, chỉ có một bộ phận miền núi có nhiệt độ dưới 200C.

- Dựa vào cá trạm khí hậu:

+ Hà Nội có 9 tháng nhiệt độ trên 200C.

+ Các trạm từ Đà Nẵng trở vào Nam không có tháng nào nhiệt độ dưới 200C.

* Giải thích: Do vị trí địa lí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến nửa cầu Bắc nên mọi nơi trên lãnh thổ nước ta đều có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh trong 1 năm.

b. Chế độ nhiệt có sự phân hóa rõ rệt theo không gian và thời gian.

* Phân hóa theo thời gian:

- Sự chênh lệch nhiệt độ trung bình của tháng I và tháng VII.

+ Tháng I, phần lớn lãnh thổ có nhiệt độ dưới 240C, còn vào tháng VII thì nhiệt độ trung bình của phần lớn lãnh thổ nước ta có nền nhiệt độ trên 240C.

+ Trạm Lạng Sơn trong 1 năm có 5 tháng nhiệt độ dưới 200C (từ tháng XI đến tháng III) và 7 tháng có nhiệt độ trên 200C.

=> Giải thích:

- Do ảnh hưởng bởi chế độ gió mùa, vào mùa đông có gió mùa Đông Bắc lạnh hoạt động mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến miền Bắc nước ta.

- Do sự chuyển động biểu kiến của Mặt Trời nên có sự thay đổi góc chiếu sáng và thời gian chiếu sáng.

* Phân hóa theo không gian:

- Sự phân hóa nhiệt độ theo không gian từ Bắc vào Nam thể hiện qua chế độ nhiệt trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII của các trạm khí hậu từ Bắc vào Nam.

+ Miền Bắc: Tramh Hà Nội có nhiệt độ trung bình năm khoảng 230C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 120C.

+ Miền Trung: Trạm Đà Nẵng có nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 80C.

+ Miền Nam: Trạm Tp. Hồ Chí Minhcó nhiệt độ trung bình năm khoảng 260C, biên độ nhiệt trong năm khoảng 80C.

=> Giải thích:

+ Do càng vào Nam càng gần xích đạo, xa chí tuyến nên góc chiếu sáng của tia sáng Mặt Trời và thời gian chiếu sáng tăng dần.

+ Do miền Bắc chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa Đông Bắc, còn miền Nam hầu như không bị ảnh hưởng.

+ Do ảnh hưởng của địa hình, dãy Bạch Mã và Trường Sơn Bắc vuông góc với hướng của gió mùa Đông Bắc nên ngăn chặn ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng tới miền Nam.

- Phân hóa nhiệt độ theo độ cao:

+ So sánh trạm khí hậu Hà Nội với Sa Pa hoặc Nha Trang với Đà Lạt: (so sánh về nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất).

+ So sánh nền nhiệt độ trung bình năm giữa vùng núi Hoàng Liên Sơn với Đồng bằng Bắc Bộ hoặc cao nguyên Nam Trung Bộ với bộ phận vùng duyên hải.

=> Giải thích: Do ảnh hưởng của quy luật đai cao, trung bình lên cao 100m nhiệt độ giảm 0,60C.

- Phân hóa theo hướng sườn: So sánh chế độ nhiệt tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của trạm Lạng Sơn (nơi đón gió mùa Đông Bắc) với trạm Điện Biên (nơi khuất gió mùa Đông Bắc).

=> Giải thích:

+ Đối với gió mùa Đông Bắc, khu vực đón gió sẽ chịu ảnh hưởng mạnh mẽ, nhiệt độ xuống thấp, còn khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn.

+ Đối với gió mùa Tây Nam, khu vực khuất gió sẽ có nhiệt độ cao hơn so với khu vực đón gió do hiệu ứng Phơn.

26 tháng 3 2020

giup mình với