Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
cái này mik tự làm có j ko hay góp ý nha
Tôi là một nông dân nghèo ở làng Vũ Đại. Một lần nọ tôi qua nhà ông giáo mượn cái nồi nấu cháo tiếp khách.Ông giáo là người tri thức ,có học rộng hiểu sâu được mọi người trong làng quý trọng. Mượn được nồi, tôi cảm ơn gia đình ông giáo và đang định về ,thì nghe đâu tiếng hớt hải gọi ông giáo.Quay lại ,tôi nhìn thấy lão Hạc. Lão Hạc cách nhà tôi mấy căn , tuổi đã ngoài ngũ tuần,lão góa vợ và có một người con trai nhưng vì quá nghèo nên không thể lấy vợ cho người con mình.Song với tính lập dị, lão cố sống kham khổ ko chịu bán đất ,có tiền ko tiêu ,sống đói khát nên tôi và ko ít người ko ưa lão .Còn 1 điều quái dị nữa, đó là con chó của lão mà lão cưng nựng gọi là “cậu Vàng” như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Lão cho nó ăn cơm bằng một cái bát như 1 nhà giàu chốc chốc gắp thức ăn cho nó.Vừa thấy ông giáo bước ra chào, lão vôi nói :
- Cậu Vàng đi đời rồi ,ông giáo ạ !
Tôi giật mình sửng sốt .Con chó lão thương quý mà còn là kỉ vật của con trai lão sao tự dưng lại bán? Vốn có tính tò mò tôi cố nán lại nghe câu chuyện của lão.Ông giáo hỏi :
-Cụ bán rồi sao ?
Lão lặng yên một lúc ko chịu nói gì ,dường như lão muốn khóc thì phải? Nhưng rồi lão cố ra vẻ vui vẻ lão nói :
- Bán rồi ! họ vừa bán xong .
Trông lão cố vui vẻ,giả bộ cười nhưng tôi nhìn lão thì lão như mếu và đôi mắt ầng ậng nước.Ông giáo cx ái ngại hỏi tiếp:
-Thế nó cho bắt à?
Lúc này đây quả thật lão hạc khóc những giọt nước mắt của một ông lão dạn dày trong vất vả ,lam lũ.Mặt lão co rúm lại những vết nhăn xô lại nhau ép cho nước mắt chảy ,còn miệng lão móm mém mếu như đứa trẻ .Lão hu hu khóc…Sau một lúc khóc lão nói :
-Khốn nạn …Ông giáo ơi!...Nó có biết j đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ra, vẫy đuôi mừng .Tôi cho nó ăn cơm…
Lão khóc nấc,rồi định thần đc 1 lúc lão tiếp:
-Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà tóm lấy 2 cẳng sau nó dốc ngược nó lên.Bấy giờ cu câu câu mới biết cu câu chết! Rồi nó nhìn tôi như trách rằng “ A! Lão già tệ quá ! Tôi ăn ở vs lão như thế mà đối xử vs tôi như vậy à?”Thế ra tôi bằng ấy tuổi rồi mà đi lừa một con chó .
Nghe những lời nói chua xót của lão tôi cảm thấy những định kiến của tôi vs lão bỗng dưng biến mất ,sự đáng ghét của lão lúc trước được thay thế bằng sự đáng thương.Bỗng dưng tôi như muốn cảm thông.Cả ông giáo cx vậy ,ông ấy cũng muốn cảm thông .Ông giáo ns:
-Cụ cứ khéo tưởng tượng chứ nó chả biết j đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt!Ta giết là hóa kiếp cho nó ,để cho nó làm kiếp khác.
Lão chua chát bảo :
-Ông giáo nói phải! Kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!..
Thế rồi ông giáo mời ở lại uống trà và ăn mấy củ khoai luộc với hút thuốc lào .Chợt tôi nhớ nhà mình có khách ,muốn ở lại xem lão thế nào nhưng cx phải về .
Trên đường về tôi nghĩ đến lão Hạc. Một con người đầy tình thương và giàu lòng tự trọng .Một người mà đã mếu máo, khóc hu hu như trẻ con vì nỡ lừa một con chó. Một người đáng kính như vậy mà phải sống khổ, sống sở như vậy sao?Rồi câu nói của lão vs ông giáo hiện lên trong đầu tôi “kiếp chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để nó làm kiếp người ,may ra được sung sướng 1 chút …như kiếp tôi chẳng hạn!”Những người nghèo khổ như chúng tôi, bị xã hội dồn đến đường cùng mà vẫn phải sống, vẫn phải tồn tại trên cái thế giới mục nát này.Vậy phải làm gì đây cho cuộc đời tươi sáng ,tốt đẹp và hạnh phúc hơn ?
Tôi là con trai lão Hạc. Sau tám năm ròng đi đồn điền cao su, nay tôi mới có dịp trở về quê hương, thăm người cha già kính yêu và thăm cậu Vàng yêu quý.
Cũng giống như bao người xa quê khác, tôi vô cùng hồi hộp, háo hức và xúc động khi được trở về quê nhà, gặp lại người cha đáng kính sau bao năm xa cách.
Ngần ấy năm trời, tôi không viết thư cho cha nên không biết cuộc sống của cha đã ra sao rồi và trong túi của tôi đã dành dụm được chút tiền gọi là để biếu cha và để về quê cưới vợ. Cảnh vật quê hương vẫn thân thuộc như ngày nào. Trong tâm trí tôi vẫn nhớ như in từng đường thôn ngõ xóm, từng dòng sông, ngọn đồi nhưng dường như cảnh vật dần dần tiều tụy, xơ xác hơn so với ngày tôi bỏ làng ra đi. Bỗng nhiên, một cảm giác lạnh lẽo bao trùm khắp không gian khi tôi đặt chân đến mảnh vườn của cha. Cây cỏ thì khô héo, cây cối xung quanh tiêu điều, trơ trụi như rất lâu rồi chưa có người đặt chân đến chăm sóc. Ngôi nhà bằng rơm của cha tôi thì siêu vẹo, tưởng chừng như sắp đổ. Tôi vội vàng ngó vào trong nhà nhưng chẳng thấy cha tôi đâu. Tôi gọi lớn: “Cha ơi, cha ơi con đã về rồi đây cha ơi, cha ơi!...” nhưng mãi không có một tiếng trả lời. Tôi bỗng đâm ra lo sợ. Bất chợt, có một người hàng xóm đi qua, đã nhận ra tôi là con trai lão Hạc liền nói: “ơ, cháu đã về rồi à, nhưng bây giờ về thì đã quá muộn rồi, cha cháu đã mất cách đây năm năm trước và mảnh vườn cũng đã bán cho ông giáo rồi, cháu thử sang hỏi ông giáo mà xem”. Tôi sững sờ không tin vào tai mình, quên cả cảm ơn bác hàng xóm rồi chạy một mạch tới nhà ông giáo
. Vừa đến nơi, ông giáo đã nhận ra tôi ngay, ông “à”, lên một tiếng rồi mời tôi vào nhà. Ngay lập tức tôi vào thẳng vấn đề chính:
— Ông giáo ơi, ông giáo cho cháu biết chuyện gì đã xảy ra với cha cháu, à và còn về mảnh vườn nữa, chuyện cha cháu bán mảnh vườn cho ông giáo là như thế nào vậy?
— Cậu cứ từ từ đã, chuyện còn dài lắm, trước tiên tôi dẫn cậu đến mộ của cha cậu trước đã. Ông giáo từ từ đáp lại. Đến mộ của cha, ông giáo và tôi thắp vài nén hương khấn cha tôi và ông giáo nghẹn ngào nói:
— Lão Hạc ơi, cuối cùng con trai lão cũng đã trở về rồi đây, đã đến lúc tôi thực hiện lời hứa là trao trả mảnh vườn mà lão đã hi sinh cuộc đời để giữ lại cho con. Bây giờ thì lão có thể yên nghỉ dưới suối vàng rồi chứ?
Nghe đến đây, chưa rõ chuyện gì xảy ra nhưng tôi vô cùng xót xa, ân hận nói:
— Cha ơi, con quả là đứa con bất hiếu phải không cha, trong lúc cha cần có một bờ vai để nương tựa nhất thì con lại không có ở bên. Con chỉ mải mê lo kiếm tiền để hai cha con có thể sông một cuộc sống đầy đủ hơn sau này, con thật có lỗi quá - Tôi tự dằn vặt bản thân mình.
Tôi vừa dứt lời thì ông giáo vỗ vai an ủi tôi rồi cả hai cùng trở về nhà ông giáo để nói chuyện tiếp. Ông giáo rót nước mời tôi uống rồi từ từ kể lại toàn bộ câu chuyện cho tôi nghe. Từ lúc mùa màng đói kém, cha tôi day dứt về chuyện bán cậu Vàng đến lúc ân hận, xót xa đã nỡ lừa một con chó. Cha tôi đã phải tự giải thoát cuộc đời bằng cách ăn bả chó xin được của Binh Tư để không tiêu vào số tiền dành dụm cho tôi và giữ lại mảnh vườn cho tôi. Cha tôi đã nhờ ông giáo viết văn tự bán vườn để nhằm giữ nguyên mảnh vườn khi tôi trở về.
Nghe xong câu chuyện mà ông giáo kể, tôi không thể nào kiềm chê được nỗi xúc động, hai dòng nước mắt cứ thế chảy ra. Tôi ân hận lắm, xót xa lắm, chỉ vì tôi mà cha đã nhịn đói, chỉ vì tôi mà cha đã phải tự tìm đến cái chết thảm khốc để giải thoát bản thân. Đầu óc tôi choáng váng, tôi cảm thấy mình thật đáng chết, mình là người con bất hiếu, việc gì mà cha phải hi sinh cuộc đời cho một người con như tôi chứ. Trong lòng tôi tràn đầy cảm giác tội lỗi, ân hận. Tôi thương cha vô cùng. Thực ra ngày ấy phần vì nông nổi sau khi người yêu đi lấy chồng do tôi nghèo khó không có đủ tiền cưới vợ, phần vì thấy cha đã già mà phải làm việc vất vả tôi mới bỏ làng ra đi để kiếm chút ít tiền vừa để có chút vốn liếng lập nghiệp về sau, vừa để cho cha an hưởng lúc về già, ai ngờ sự việc lại xảy ra như thế này. Tôi chỉ nghĩ vùng đất ấy là một vùng đất đầy hứa hẹn, có thể kiếm được nhiều tiền để sau này về biếu cha rồi lập nghiệp và cưới vợ. Ông giáo liền đưa cho tôi xem văn tự mảnh vườn và nói: “Giờ đây, văn tự này chẳng còn ý nghĩa gì nữa” rồi ông giáo liền xé nó đi và đưa trả lại tôi cả mấy chục đồng bạc mà cha tôi nhờ ông giáo cất giữ. Trước khi ra về, tôi có đưa cho ông giáo mấy đồng bạc nhưng ông giáo nhất quyết không nhận, ông bảo không có lí do gì để nhận số tiền ấy cả.
Tôi ra về, trong lòng thầm nghĩ sẽ trân trọng mảnh vườn cha tôi để lại suốt đời, tôi sẽ không bao giờ bán đi một tấc đất nào vì nó là mồ hôi, công sức và cả cuộc sống của cha để lại cho tôi. Tôi sẽ lập nghiệp ở chính nơi đây, sẽ cưới vợ, sẽ làm lụng chăm chỉ và sẽ luôn tiếp tục hướng về tương lai tốt đẹp để cha có thể mỉm cười dưới suối vàng. “Cha ơi, cha hãy luôn theo dõi con, phù hộ cho con, cha nhé!”.
a. Đoạn văn trích trong văn bản Lão Hạc - Nam Cao.
b. Đoạn văn được kể theo ngôi thứ nhất. Phương thức biểu đạt chính: tự sự.
c. Tâm trạng lão Hạc: đau đớn, ân hận
d. Trình bày ý kiến của mình và giải thích cho hợp lí.
Đ3 : Như các bạn đã biết, tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố là một tác phẩm hay và nổi tiếng. Trong đó có rất nhiều đoạn hay, hấp dẫn người đọc như đoạn cái Tý bị bán đi, thằng Dần khóc nhớ chị... Đoạn chị Dậu đánh nhau với Cai Lệ là một trong số đó.Tôi xin đóng góp phần kiến thức ít ỏi của mình vào câu hỏi này! Sau đây tôi sẽ đóng vai người nhà Lý trưởng. Nếu có gì sai sót mong các bạn bỏ qua cho!
Tôi xin kể lại như sau:
Ả Dậu và gia đình ả là một gia đình nghèo "nhất trong hạng cùng đinh".Ả ta còn nợ lão Lý trưởng-chủ của tôi- một suất sưu. Hôm nay tôi cùng gã Cai Lệ đến nhà ả để đòi sưu. Thằng Dậu chồng của ả ta vừa phải gió đêm qua nên Lý trưởng phải trả hắn về cho vợ hắn. Chẳng biết hắn bây giờ thế nào nhưng tôi biết hắn vẫn phải đóng sưu cho dù hắn có chết đi chăng nữa!
Đến trước căn nhà đó vẫn thấy nó như xưa, vẫn giống "cái chuồng heo" như mọi ngày. Cai Lệ xồng xộc xông vào ,tôi cũng vào theo.
_Thằng kia!Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? Nộp tiền sưu! Mau!-Cai lệ thét bằng cái giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ.
Thằng Dậu giật mình ,bỏ cả bát cháo xuống mà chưa kịp ăn miếng nào.Thấy thế tôi cười một cách mỉa mai:
_Hắn ta lại sắp phải gió như đêm qua đấy !
Tiếp đến, tôi chỉ luôn vào mặt ả Dậu:
_Chị khất tiền sưu đến chiều mai phaỉ không?
Ả ta van lơn đủ điều, nào là "nhà cháu đã túng", rồi "cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu", lại "xin ông cho cháu khất"... Cai lệ nào để ả nói hết câu, hắn trợn ngược hai mắt ,quát tháo ầm ĩ. Ả Dậu vẫn cứ thiết tha van lơn, nhưng cai lệ vẫn cứ hầm hè, chửi mắng, dọa nạt đủ điều,rồi hắn quay sang bảo với tôi rằng :"Không hơi đâu mà nói với nó,trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia. Tôi thấy anh ta ốm yếu nên nào dám lại gần, điều đó làm cho cai lệ rất tức tối. Cai lệ giật phắt cái thừng trong tay tôi rồi sầm sập tiến đến chỗ thằng Dậu.Ả Dậu tiến đến đỡ lấy tay hắn, van xin khẩn khoản. Chẳng những không tha mà hắn còn đánh ả. Hình như tức quá ,ả ta liều mạng cự lại, cai lệ còn tức giận hơn,tát vào mặt ả một cái đánh bốp.Ả ta nghiến hai hàm răng,túm lấy cổ hắn,ấn dúi hắn ta ra cửa,hắn không chịu nổi ,té ngã nhào ra cửa. Hắn tuy ngã mà miệng vẫn cứ nham nhảm thét tôi phải bắt trói ả ta. Tôi sấn sổ bước đến, chừc đánh ả ta, nhưng ả nhanh quá, xô đẩy tôi làm tôi cũng ngã cả ra thềm. Thằng Dậu cũng muốn can ngăn nhưng không đủ sức.
Đề 1 . Bạn tham khảo nhé
Đáp án
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc
- Lão Hạc là người nghèo khó nhưng giàu lòng tự trọng không muốn làm phiền hàng xóm, quyết không nhận bố thí, trong lúc túng quẫn, tuyệt vọng, lão Hạc bị đẩy vào con đường chết (1 điểm)
- Lão Hạc già yếu, nghèo khó, không muốn động vào số tài sản đã để dành cho con nên ông tìm tới cái chết để giải thoát (0,5 điểm)
- Nguyên nhân gián tiếp: do xã hội bất công, chế độ phong kiến thực dân không cho con người quyền sống (0,5 điểm)
Về tới đầu làng, anh thấy cảnh xóm làng tuy vẫn còn xơ xác, tiêu điều vì trận đói khủng khiếp vừa qua nhưng khí thế cách mạng của bà con nông dân thì sội nổi lắm. Tiếng trống, tiếng mõ vang rền. Các kho thóc của phát xít Nhật bị phá tung, cán bộ Việt Minh chia thóc cho dân chúng. Từng đoàn, trai tráng kéo nhau đi rầm rập trên con đê chạy dọc bờ sông, miệng hô to những khẩu hiệu đả đảo Pháp, Nhật, ủng hộ chính quyền cách mạng. Dẫn đầu đoàn người là lá cờ đỏ sao vàng phấp phới.
Anh con trai lão Hạc ngồi lặng đi, hai hàng nước mắt lăn dài trên má. ông giáo lấy văn tự nhà đất cùng túi tiền cất ở trên bàn thờ xuống, đưa cho anh. Anh run run đưa tay ra đón lấy rổi nghẹn ngào thốt lên hai tiếng: “Cha ơi!”.
Thắp mấy nén nhang cắm lên nấm mộ chưa xanh cỏ, anh thổn thức tâm sự với người cha mà anh hằng yêu quý và thương nhớ: “Cha ơi! Con là đứa con bất hiếu, không đỡ đần được gì cho cha lúc tuổi già sức yếu! Con mong cha tha thứ cho con! Con lầm tưởng là bỏ làng ra đi thì sẽ dễ dàng kiếm được tiền, nhưng ở đâu dân mình cũng cơ cực, cha ạ! Trong những ngày làm phu cạo mủ cao su ở đồn điển của lũ chủ Tây ở đất Đổng Nai, con đã được cán bộ cách mạng giác ngộ, chỉ cho con đường đúng nên theo, về làng lần này, con những mong được gặp lại cha, để cha mừng cho con đã trưởng thành. Nào ngờ buổi chia tay cũng là vĩnh biệt!”.