Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bối cảnh lịch sử
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc
+ Chúa Trịnh cho xây nhiều chùa lớn, hao tốn sức người, sức của
+ Hoạn quan trong phủ ngạo mạn, hách dịch
- Ruộng đất của nông dân bị lấn chiếm, hạn hán, lũ lụt, mất mùa, đê vỡ,… làm cho sản xuất nông nghiệp đình đốn. Thủ công nghiệp và thương nghiệp sa sút, điêu tàn
-> Bùng nổ phong trào nông dân
- Thời gian bùng nổ: Giữa thế kỉ XVIII
- Diễn biến chính một số cuộc khởi nghĩa nông dân
Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu/Thời gian diễn ra | Diễn biến chính |
Nguyễn Hữu Cầu | - Địa bàn: Đồ Sơn, Văn Đón... - Diễn biến: Từ Đồ Sơn, Văn Đón, nghĩa quân đánh lên Kinh Bắc, uy hiếp kinh thành Thăng Long, rồi mở rộng hoạt động xuống Sơn Nam, vào Thanh Hóa, Nghệ An. - Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại. |
Hoàng Công Chất | Hoàng Công Chất tập hợp dân nghèo ở Sơn Nam |
Nguyễn Danh Phương | - Địa bàn: Tam Đảo (Vĩnh Phúc), rồi mở rộng hoạt - Năm 1751, trước sự tấn công ồ ạt của quân Trịnh, Nguyễn Danh Phương bị bắt. Khởi nghĩa thất bại. |
Ý nghĩa: Phản ảnh được ý chí chống sự áp bức, bóc lột của chính quyền Lê Trịnh. Thể hiện được sức mạnh của quần chúng nhân dân
tác động: Làm lung lay chế độ chính quyền Lê-Trịnh. Buộc chính quyền phải thay đổi một số điều luật hà khắc.
Trong các thế kỉ XVI - XVIII, đất nước diễn ra nhiều biến động chính trị lớn, tuy nhiên, nhân dân Đại Việt vẫn đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và tôn giáo.
Tham khảo
- Tác động của phong trào nông dân Đàng Ngoài:
+ Buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,…
+ Làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”, chuẩn bị “mảnh đất” thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
THam khảo
Phong trào nông dân Đàng Ngoài phát triển rộng khắp và kéo dài hàng chục năm buộc chính quyền Đàng Ngoài phải thực hiện một số chính sách như khuyến khích khai hoang, cho nông dân lưu tán trở về quê,...Mặc dù các cuộc khởi nghĩa đều thất bại nhưng ý chí đấu tranh của nghĩa quân đã làm lung lay chính quyền “vua Lê - chúa Trịnh”.Tham khảo
Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
tham khảo :
Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Tham khảo!
- Kết quả: các cuộc khởi nghĩa diễn ra sôi nổi, quyết liệt nhưng cuối cùng đều thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
- Ý nghĩa:
+ Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân;
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
- Tác động:
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện;
+ Chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.
- Về kinh tế:
+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.
+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.
- Về chính trị:
+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.
+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.
- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:
+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.
+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.
- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.
* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.
-Từ giữa thế kỷ 18, triều đình nhà Nguyễn gặp khủng hoảng
-Chúa không còn quan tâm nhiều đến đời sống người dân, vua quan ăn chơi xa đọa.
-Ruộng đất của nông dân bị địa chủ chiếm rất nhiều
-Các loại thuế của nhà nước ngày càng nặng nề.
-Vỡ đê,lụt lội xảy ra ở nhiều nơi. Nạn đói cũng xảy ra rất nhiều,