K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

- Khu vực rộng khoảng 7 triệu km2.

-  Địa hình cao đồ sộ ở phía bắc với dãy Hi-ma-lay-a, phía tây là sơn nguyên I-ran, phía nam và trung tâm tương đối thấp với sơn nguyên Đê-can và đồng bằng Ấn Hằng.

- Đại bộ phận nằm trong kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông tương đối lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều. Trên các vùng núi, khí hậu thay đổi theo độ cao, độ cao 4500m trở lên là băng tuyết vĩnh cửu.

- Nam Á có nhiều hệ thống sông lớn (sông Ấn, sông Hằng,...). Các con sông này đã bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ.

- Thảm thực vật của nam Á chủ yếu là rừng nhiệt đới gió mùa, xa-van.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên

+ Phía bắc: nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ, bao quanh sơn nguyên I-ran và A-na-tô-ni.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo Arap.

- Khí hậu: khô hạn, mùa hạ nóng, khô; mùa đông khô, lạnh.

- Thực vật: phía tây bắc là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải rừng lá cứng phát triển.

- Sông ngòi: có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.

- Khoáng sản: chiếm ½ lượng dầu mỏ thế giới và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.

17 tháng 1 2023

Khu vực Đông Á khá rộng, gồm phần đất liền và hải đảo.

– Phần đất liền chiếm hơn 60% diện tích, địa hình đa dạng: phía tây có núi và sơn nguyên cao, các bồn địa rộng lớn, phía đông có nhiều núi trung bình, núi thấp và đồng bằng rộng.

– Phần hải đảo có địa hình chủ yếu là đồi núi. Đây là nơi có nhiều núi lửa, thường xuyên có động đất, sóng thần.

 

– Khoáng sản chính của vùng là than đá, dầu mỏ, sắt, thiếc, đồng…

– Khí hậu đa dạng. Hải đảo và phía đông đất liền có khí hậu gió mùa, trong một năm có 2 mùa gió khác nhau. Mùa đông có gió tây bắc, khô lạnh, mùa hạ có gió đông nam, nóng ẩm, chịu ảnh hưởng của bão. Phía tây nằm sâu trong lục địa nên khô hạn.

– Cảnh quan đa dạng, phía đông và hải đảo có hệ động vật đa dạng, rừng bao phủ, phía tây là hoang mạc, thảo nguyên, bán hoang mạc.

– Đông Á có một số sông lớn như Trường Giang, Hoàng Hà, mùa mưa hay ngập lụt.

18 tháng 1 2023

Đặc điểm khí hậu của Ô-xtrây-li-a:

– Hầu hết lục địa thuộc đới nóng. Tuy nhiên, có sự thay đổi theo bắc – nam, đông – tây.

– Dải bờ biển hẹp phía bắc lục địa có khí hậu cận xích đạo (nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình từ 1 000 – 1 500 mm/năm).

– Khí hậu nhiệt đới chiếm phần lớn diện tích lục địa, nhưng có sự khác biệt từ đông sang tây:

+ Sườn đông dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a có khí hậu nhiệt đới ẩm, mưa nhiều. Thời tiết mát mẻ, lượng mưa từ 1 000 – 1 500 mm/năm.

+ Từ sườn tây của dãy Trường Sơn Ô-xtrây-li-a đến bờ tây lục địa là một vùng rộng lớn, có khí hậu nhiệt đới lục địa khắc nghiệt (độ ẩm rất thấp, ít mưa; mùa hạ nóng, mùa đông tương đối lạnh).

– Dải đất hẹp phía nam lục địa có khí hậu cận nhiệt đới (mùa hạ nóng, mùa đông ấm áp, lượng mưa dưới 1 000 mm/năm).

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Nam Á:

 

- Địa hình: có 3 dạng chính:

+ phía bắc: hệ thống núi Hi-ma-lay-a hùng vĩ với nhiều đỉnh trên 8 000m.

+ ở giữa: đồng bằng Ấn-Hằng.

+ phía nam: sơn nguyên Đê-can.

- Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa khô rõ rệt.

- Thực vật: rừng nhiệt đới ẩm, nơi khuất gió, mưa ít có rừng xa-van, cây bụi.

- Sông ngòi: có nhiều sông lớn như sông Ấn, sông Hằng,…

- Khoáng sản: than, sắt, man- gan, đồng, dầu mỏ,…

4 tháng 2 2023

- Đông Nam Á gồm hai bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.

+ Đông Nam Á lục địa: địa hình đồi, núi là chủ yếu, hầu hết các dãy núi có độ cao trung bình, chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam; các đồng bằng phù sa phân bố ở hạ lưu các con sông.

 

+ Đông Nam Á hải đảo: có những dãy núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa

- Khí hậu:

+ Đông Nam Á lục địa: Khí hậu nhiệt đới gió mùa (mùa đông nhiệt độ hạ thấp, mưa nhiều vào mùa hạ).

+ Đông Nam Á hải đảo: đại bộ phận có khí hậu xích đạo, nóng và mưa đều quanh năm.

- Thực vật: chủ yếu là rừng nhiệt đới ẩm, ngoài ra có rừng thưa và xa-van ở những khu vực ít mưa.

- Sông ngòi: mạng lưới sông ngòi phát triển, nhiều sông lớn.

- Khoáng sản: có nhiều khoáng sản quan trọng (thiếc, đồng, than, dầu mỏ, khí đốt,…).

18 tháng 1 2023

Sự phân hóa địa hình ở Bắc Mỹ (3 khu vực):

– Miền núi Coóc-đi-e ở phía tây: một trong những hệ thống núi lớn nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 – 4000 m, kéo dài 9000 km theo chiều bắc – nam, gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên.

– Miền đồng bằng ở giữa: gồm đồng bằng Ca-na-đa, đồng bằng Lớn,  đồng bằng Trung Tâm và đồng bằng Duyên Hải, độ cao từ 200 – 500 m, thấp dần từ bắc xuống nam.

– Dãy núi A-pa-lat ở phía đông: hướng đông bắc – tây nam. Độ cao ở phần bắc từ 400 – 500 m, phần nam 1000 – 1500.

12 tháng 1 2023

- Về đặc điểm kinh tế:

+ Đóng vai trò chủ đạo ngành kinh tế là nông nghiệp. Nông nô trồng trọt, chăn nuôi và làm các nghề thủ công như dệt vải, rèn đúc công cụ, vũ khí, … 

     

+ Tính tự nhiên, tự cấp, tự túc là đặc điểm củakinh tế trong lãnh địa. 

  

+ Nông nô ít có sự trao đổi, buôn bán với bên ngoài, chủ yếu mua muối, sắt.

- Về đặc điểm xã hội:

+ Gia đình lãnh chúa và nông nô là những cư dân chủ yếu trong lãnh địa chủ. 

+ Không phải lao động, lãnh chúa vui chơi, luyện tập trong lâu đài, dinh thự. 

+ Tuy nông nô thuê ruộng đất của lãnh chúa để cày cấy và phải nộp tô nhưng họ có gia đình, nhà cửa, tài sản riêng.

+ Quan hệ giữa lãnh chúa với nông nô chính là quan hệ xã hội trong lãnh địa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:

- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới. 

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn. 

Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.

- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.

- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Một số thành tựu giáo dục thời Lý:

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. 

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại

- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…

Một số thành tựu văn hóa thời Lý:

Thành tựu

Lĩnh vực

Tôn giáo

Phật giáo: thịnh hành, quý tộc, quan lại, nhân dân tin theo. 

Văn học

- Nhiều thể loại thơ ca, tản văn, truyện kể

- Tác phẩm: Chiếu dời đô, Thị đệ tử, Nam quốc sơn hà…

Nghệ thuật

Ca múa. Trò chơi dân gian: đá cầu, đấu vật, đua thuyền…

Kiến trúc, điêu khắc

Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột