Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.
Phương pháp giải:
- Đọc lại đoạn thơ thứ ba của bài thơ Tây Tiến.
- Chú ý các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn.
- Chú ý cụm từ về đất.
Lời giải chi tiết:
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: giúp đoạn thơ trở nên trang trọng hơn khi nói về sự hi sinh của người lính Tây Tiến.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: tránh cảm giác đau thương, buồn bã khi nói về sự hi sinh cao cả của người lính Tây Tiến. Đồng thời thể hiện quan niệm về cuộc đời của tác giả (về đất: về nơi con người ta thuộc về để được bao bọc, che chở), tạo thế chủ động của người lính.
a.
- Các từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn thơ: biên cương, viễn xứ, chiến trường, áo bào, độc hành.
- Tác dụng: Giúp đoạn thơ trở nên trang trọng thiêng liêng giảm đi phần nào ấn tượng hãi hùng về cái chết, đồng thời thể hiện thái độ thành kính, trân trọng đối với những người đã khuất.
b.
- Biện pháp tu từ được sử dụng trong cụm từ về đất: nói giảm nói tránh (về đất: ý nói đến cái chết).
- Tác dụng: Làm giảm nhẹ đi nỗi đau đơn, xót xa khi nói về sự hi sinh của những người lính Tây Tiến. Vĩnh cửu hóa sự hi sinh cao đẹp của họ.
Thu Hứng được sáng tác khi Đỗ Phủ đang lưu lạc tại Quỳ Châu, sống những tháng ngay khốn khó, bệnh tật. Tuy nhiên, bài thơ không chỉ là nỗi niềm thân phận của cá nhân nhà thơ mà còn là nỗi lòng của biết bao người dân Trung Hoa thời bấy giờ. Sống trong cảnh loạn lạc, nước mất nhà tan, xã hội chưa ngày nào được yên ổn, người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo sợ, lẻ loi, trống vắng. Đỗ Phủ tả cảnh mùa thu xơ xác, tiêu điều hay chính lòng nhà thơ đang cảm thấy u uất, bất an, lo sợ. Cái vọt lên của sóng, cái sà xuống của mây phải chăng là tâm trạng muốn vùng thoát khỏi thực tại tù túng, tối tăm, mù mịt. Mỗi lời thơ tả cảnh của Đỗ Phủ đều thật chan chứa cảm xúc, như nói thay bao nỗi lòng của con người thời bấy giờ.