Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nhan đề của văn bản : Những ngôi sao xa xôi
“Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề đặc sắc, ấn tượng, vừa có ý nghĩa cụ thể, vừa có ý nghĩa ẩn dụ mang tính biểu tượng:
+Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” gợi nhớ đến hình ảnh những ngôi sao lớn trên bầu trời thành phố quê hương mà Phương Định – nhân vật chính trong truyện – thường hay nhớ lại. Hình ảnh ấy gắn liền với khoảng thời gian yên bình ; thanh bình mà cô được sống cùng gia đình mình. Điều đó cho thấy, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt đến mức thế nào đi chăng nữa thì những cô gái thanh niên xung phong vẫn giữ được nét hồn nhiên, trong sáng,trẻ trung , mơ mộng;yêu đời. Và đồng thời thể hiện tấm lòng của cô gái trẻ luôn luôn hướng về gia đình, quê hương-nơi sinh thành của họ.
+Nhan đề này còn muốn nói lên 3 cô thanh niên xung phong là những ngôi sao trên bầu trời rộng lớn, họ tỏa sáng những vẻ đẹp riêng lấp lánh, diệu kì. Họ là những ngôi sao kì diệu mà ai cũng phải cảm phục khi làm nhiệm vụ trên tuyến đường Trường Sơn. Nhưng họ là "những ngôi sao xa xôi", vì thế vì thế phải thật chăm chú mới nhìn thấy được, mới phát hiện ra để yêu và quý trọng những vẻ đẹp ấy của họ.
2.Điều khiến nhân vật “tôi” đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa, chính là vì “thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình”.
3
*Chắc có : thành phần phụ +Chắc: thành phần tình thái
+có : thành phần gọi đáp
*Các anh ấy : CN
*có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt (VN) trong đó :
- Có : yếu tố chính của VN (vị từ)
- những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt: bổ ngữ cho vị từ ''Có'' ( có kết cấu của 1 cụm C-V):
+những cái ống nhòm: C
+có thể : thành phần tình thái
+thu cả trái đất vào tầm mắt:V
+)Xét theo cấu tạo ; câu này thuộc kiểu câu mở rộng bằng cụm C-V
+)xét theo mục đích nói, câu này thuộc kiểu câu trần thuật
4.Không khí trên cao điểm được tác giả gợi ra qua những chi tiết: vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa.
Không khí đó góp phần làm nổi bật phẩm chất ;tinh thần dũng cảm, cuộc sống chiến đấu đầy gian khổ, hy sinh nhưng rất hồn nhiên, lạc quan của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn
Phương Định:
Tâm hồn :
*Nhạy cảm , mơ mộng
-Là cô giá trẻ người Hà Nôi , từng có 1 thời học sinh hồn nhiên , vô tư
-Hay nhớ về kỉ niệm.( Kỉ niệm luôn sống lại trong cô ngay giữa chiến trường ác liệt : chỉ 1 cơn mưa đã vụt qua là kỷ niệm lại thức dậy trong cô...)=> nó vừa là khao khát , vừa là động lực bền vững động viên cô trên chiến trường mặt trận.
-Nhạy cảm : thường quan tâm đến hình thức ( tự đánh giá mình là một cô gái khá) biết mình được nhiều người để ý, thấy tự hào nhưng tỏ ra kín đáo , tưởng như kiêu kì.
-Hay mơ mộng , tìm thấy sự thú vị trong cuộc sống , kể cả công việc đầy nguy hiểm. => Nó như thách thức tinh thần của con người để rồi lúc vượt qua, chiến thăng nó cô cảm thấy thú vị.
*Hồn nhiên , yêu đời:
-Thích hát , thuộc rất nhiều bài hát , thậm chí còn bịa ra lời mà hát .
-Dưới cơn mưa đá , cô vui thích cuống cuồng , say sưa tận hưởng cơn mưa hồn nhiên như chưa hề nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ.
*Phẩm chất anh hùng :
-Có tinh thân trách nhiệm với công việc
-Dũng cảm , gan dạ
-Bình tĩnh , tự tin , tự trọng.
+Khi thực hiện nv phá bom . ban đầu cô cảm thấy căng thăng , hồi hộp nhưng cảm thấy có ánh mắt của đồng đọi chiến sĩ dõi theo , lòng tự trong của cô đã chiến thắng cả bom đạn.
-Thương yêu đồng đội của mình :
+Chăm sóc Nho chu đáo
+Hiểu rõ tâm trạng của chị Thao khi Nho bị thương dù Thao đã cố che dấu điều đó bằng cách hát.
+Quý trọng và cảm phục những người chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn.
=> Sự khốc liệt trong chiến tranh đã tôi luyện tâm hồn vốn nhạy cảm yếu đuối , hồn nhiên thành bản lĩnh kiên cường của một chiến sĩ cách mạng thực thụ.
-Nét điệu đà , hồn nhiên , đáng yêu của cô càng tôn thêm dáng vẻ dễ thương của cô Thiếu niên xung phong dũng cảm , gan dạ.
-Phương Định cũng như Nho và Thao là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời chống Mỹ cứu nước.
2 câu trên đều vi phạm phương châm lịch sự:
Câu a: khi nói chúng ta nên nói lịch sự, không nên bảo họ sống thọ được bao lâu hay khi nào chết vì như thế ảnh hưởng tâm lý của đối phương rằng muốn sống thọ hơn
Câu b: khi nói không nên phân biệt đối xử, nên tôn trọng cả 2 phía dù là giàu hay nghèo,... chúng ta nên tôn trọng, không phân biệt cấp độ.