K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Yếu tố được sử dụng

Có/không

Một vài bằng chứng (nếu văn bản sử dụng)

Tác dụng

Nhan đề

Chợi nổi-nét văn hóa của sông nước miền Tây

Nói lên nội dung chính của văn bản

Đề mục

1.Những khu chợ sầm uất bên sông

2.Những cách rao mời độc đáo

3.Dư âm chợ nổi

Phân rõ từng ý chính

Trích dẫn

Ai ăn chè đạu đen, nước dừa đường cát hôn,….

Làm rõ ý

Địa danh

Tiền Giang, Cần Thơ, Cà mau,..

Liệt kê, đưa thông tin

Yếu tố miêu tả

Thấy nhô lên vô số những cây bẹo như những cột ‘’ăng-ten’’ kì lạ di động…

Làm văn bản thêm sinh động

Yếu tố biểu cảm

Nghe sao mà lảnh lót, thiết tha

Diễn tả cảm xúc của người viết

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Hình minh họa 1,2

Làm rõ ý, minh họa điều mà người viết muốn nói

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Nhân vật

Đối thoại

Độc thoại

Bàng thoại

Thị Mầu

- Đây rồi nhé!

- Tên em ấy à?

- Là Thị Mầu, con gái phú ông...Chưa chồng đấy nhá!.

- Đưa chổi đây em quét rồi em nói chuyện này cho mà nghe!

- Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!

- Người đâu mà đẹp như sao băng thế nhỉ?

- Lẳng lơ ở đây cũng chẳng mòn.

- Đẹp thì người ta khen chứ sao!

- Nhà tao còn ối trâu!

 

Thị Kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng đế (người xem)

- A di đà Phật! Chào cô lên chùa!.

- Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ!

- Tôi đã đèn nhang xong, mời cô vào lễ Phật.

- Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người quở chết!

- Mười tư, rằm!

- Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi!

- Mầu ơi mất bò rồi!

- Mầu ơi nhà mày có mấy chị em? Có ai như mày không?

- Sao lẳng lơ thế, cô Mầu ơi!

- Nam mô A di đà Phật!.

- Khấn nguyện thập phương ...Quỷ thần soi xét!

Ngẫm oan trái nhiều phen muốn khóc ... Chứ có biết đâu mình cũng chỉ là...

- Từ ngôn ngữ và giọng điệu trên cho thấy:

+ Thị Mầu: phóng khoáng, lẳng lơ, táo báo, không e ngại điều gì.

- Thị Kính: tôn nghiêm đúng mực

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
14 tháng 12 2023

Mục đích

Làm báo cáo để cung cấp cho người đọc tri thức tổng quan của đề tài nghiên cứu khoa học về thơ mình vừa làm

Yêu cầu

-  Báo cáo cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu

- Thứ tự trình bày hợp lí, mạch lạc

Nội dung chính

- Chúng ta cần có các mục sau:

Phần mở đầu: 

+ Nêu vấn đề về thơ được lựa chọn để nghiên cứu

+ Lí do, mục đích và phương pháp nghiên cứu

Phần nội dung:

+ Lần lượt trình bày các kết quả nghiên cứu về đề tài đã chọn. Triển khai các lí lẽ, dẫn chứng, lập luận chứng minh cho các luận điểm được nêu ra

+ Có thể trích dẫn ý kiến người khác, cước chú, lập bảng biểu, thống kê về đối tượng nghiên cứu

+ Tạo sự so sánh cần thiết với các đối tượng nghiên cứu khác để tạo nên sức hấp dẫn và thuyết phục cho bài viết

Phần kết luận:

+ Khái quát ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề đã được trình bày

+ Nêu các đề xuất, khuyến nghị của người nghiên cứu (nếu có)

Công danh đã được hợp về nhàn,Lành dữ âu chi thế nghị khen.Ao cạn vớt bèo cấy muống,Đìa thanh phát cỏ ương sen.Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,Thuyền chở yên hà nặng vạy then.Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen.(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)*Bui: duy, chỉ có;**chăng: chẳng, khôngThực hiện các yêu cầu...
Đọc tiếp

Công danh đã được hợp về nhàn,

Lành dữ âu chi thế nghị khen.

Ao cạn vớt bèo cấy muống,

Đìa thanh phát cỏ ương sen.

Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,

Thuyền chở yên hà nặng vạy then.

Bui* có một lòng trung lẫn hiếu,

Mài chăng**khuyết, nhuộm chăng đen.

(Thuật hứng 24 – Nguyễn Trãi, Trích Luận đề về Nguyễn Trãi, NXB Thanh Niên, 2003, tr.87)

*Bui: duy, chỉ có;

**chăng: chẳng, không

Thực hiện các yêu cầu sau:           

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính và thể thơ của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2. Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Cảm xúc được bày tỏ trong hoàn cảnh nào? (1,0 điểm)

Câu 3. Chỉ ra các cặp câu đối trong bài thơ. (1,0 điểm)

Câu 4. Con người hiện ra với những hành động nào trong cặp câu thơ: Ao cạn vớt bèo cấy muống/Đìa thanh phát cỏ ương sen. Hành động đó cho thấy điều gì ở nhân vật trữ tình? (2.0 điểm)

Câu 5. Hai câu kếtBui có một lòng trung lẫn hiếu/Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen gợi cho anh / chị nhớ đến câu thơ nào trong bài Cảnh ngày hè? Qua những câu thơ này, anh /chị thấy vẻ đẹp gì trong tâm hồn Nguyễn Trãi? (2.0 điểm)

Câu 6. Anh chị có thích lối sống nhàn của tác giả trong bài thơ không? Vì sao? Hãy viết thành một đoạn văn khoảng 10 dòng câu trả lời của mình. (3.0 điểm)

0
Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?Câu 8: Em có nhận xét...
Đọc tiếp

Câu 5: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu”, nêu tác dụng của biện pháp đó.

Câu 6: Từ “tri kỉ” trong bài có ý nghĩa gì? Em hãy chép chính xác một câu thơ trong bài em đã học cũng sử dụng từ tri kỉ, ghi rõ tên tác giả tác phẩm. So sánh hai từ tri kỉ đó.

Câu 7: Câu “Đồng chí!” thuộc vào kiểu câu nào? Tại sao?

Câu 8: Em có nhận xét gì về âm hưởng, giọng điệu của bài thơ? Các yếu tố: thể thơ, vần, nhịp đã góp phần tại nên âm hưởng của bài thơ như thế nào?

 

Câu 9: Hãy trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự nào? Nêu hiệu quả nghệ thuật của nó?

Câu 10: Hai câu đầu bài thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Biện pháp nghệ thuật đó có tác dụng như thế nào?

Câu 11: Bằng một đoạn thơ khoảng 12 câu theo phương thức Diễn dịch, em hãy trình bày cảm nhận của mình về khổ thơ vừa chép. Đoạn văn có sử dụng câu cảm thán và lời dẫn trực tiếp.

 

6
4 tháng 5 2021

5, 

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

- Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

- Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

6, 

Từ “tri kỉ” có nghĩa: thấu hiểu mình, hiểu bạn như hiểu bản thân mình.

Câu thơ trong bài Ánh trăng của Nguyễn Duy có chứa từ tri kỉ:

“Vầng trăng thành tri kỉ”

Từ tri kỉ trong bài Đồng chí diễn tả sự thấu hiểu giữa 2 người lính cùng chiến tuyến, cùng lý tưởng chiến đấu, cùng hoàn cảnh chiến đấu.

Từ tri kỉ trong bài Ánh trăng diễn tả sự đồng điệu thấu hiểu của trăng với con người, của con người với chính quá khứ của mình.

Tri kỉ trong bài "Đồng chí" tuy hai nhưng một.

7, 

Câu “Đồng chí!” là câu đặc biệt, sâu lắng chỉ với hai chữ “đồng chí” và dấu chấm cảm, tạo thành nét điểm tựa và điểm chốt, như câu thơ bản lề nối hai phần của bài thơ.

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một tiếng gọi trầm, xúc động từ trong tim, lắng đọng trong lòng người về 2 tiếng mới mẻ, thiêng liêng đó.

→ Câu thơ giống như một ngôi sao sáng làm nổi bật và sáng bừng cả bài thơ, là kết tinh của 1 tình cảm cách mạng.

8, 

- Âm hưởng của bài thơ tươi vui, khỏe khoắn, khẩn trương khiến cho khung cảnh lao động trở nên nhộn nhịp, náo nức tới kì lạ.

- Cách gieo vần, nhịp kết hợp với thể thơ bảy chữ tạo tiết tấu, âm hưởng rộn rã.

- Lời thơ dõng dạc giọng điệu như khúc hát mê say hào hứng, cách gieo vần biến hóa linh hoạt.

- Vần trắc xen lẫn vẫn bằng, vần liền xen lẫn vần cách. Vần trắc tạo nên sức dội, sức mạnh. Tạo nên sự bay bổng làm nên âm hưởng sôi nổi, phơi phới, giàu sức sống.

9, 

 - Hoàn cảnh sáng tác: giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, hồn thơ của Huy Cận mới thực sự nảy nở và dồi dào trở lại khi có nguồn cảm hứng về thiên nhiên đất nước, lao động cũng như cuộc sống mới.

    - Mạch cảm xúc của bài thơ được trình bày theo trình tự thời gian, không gian chuyến ra khơi của đoàn thuyền cho tới khi đoàn thuyền trở về, tất cả đều mang âm hưởng của niềm vui, niềm hạnh phúc trong lao động, đổi mới.

10, 

Hai câu thơ:

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

    - Biện pháp so sánh, nhân hóa đặc sắc.

    - Huy Cận miêu tả chân thực sự chuyển động của thời khắc giữa ngày và đêm khiến cảnh biển đêm trở nên đẹp và kì vĩ, tráng lệ như trong thần thoại.

       + Gợi lên sự gần gũi của ngôi nhà thiên nhiên đang chuyển mình đi vào nghỉ ngơi, còn con người bắt đầu hoạt động lao động của mình, tạo sự bình yên với những người ngư dân ra khơi.

11, 

Cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá.

    - Khổ thơ 1: Cảnh ra khơi trong buổi chiều hoàng hôn huy hoàng, tráng lệ và giàu sức sống.

Mặt trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then đêm sập cửa

       + Điểm nhìn của nhà thơ: giữa biển khơi bao la.

       + Tác giả cảm nhận độc đáo về hình ảnh mặt trời qua biện pháp nhân hóa, so sánh đặc sắc khiến cảnh biển vào đêm đẹp, kì vĩ, tráng lệ như thần thoại, nhưng gần gũi, thân quen.

       + Câu thơ khiến ta hình dung cả đoàn thuyền chứ không phải con thuyền đơn độc ra khơi.

       + Từ “lại” diễn tả công việc lao động thường ngày, nhịp lao động trở nên tuần hoàn.

       + “Câu hát căng buồm với gió khơi”: khí thế lao động phơi phới, mạnh mẽ của đoàn thuyền cũng như sức mạnh lao động làm chủ cuộc đời và biển khơi.

    - Phân tích khổ thơ thứ 2:

       + Gợi sự giàu có của biển cả: cá bạc, đoàn thoi.

       + Những hình ảnh so sánh đẹp đẽ, nên thơ.

       + Hình ảnh nhân hóa “dệt” thể hiện sự giàu có.

       + Từ “ta” đầy hào hứng, tự hào không còn cái “tôi” nhỏ bé đơn độc, u buồn nữa.

    → Sự giàu có trù phú của biển cả hứa hẹn ngày ra khơi nhiều thành quả.

    Hình ảnh nói quá “Thuyền ta lái gió với buồm trăng/ Lướt giữa mây cao với biển bằng”.

       + Con thuyền lúc này có gió là người cầm lái, trăng là cánh buồm → gợi sự nhịp nhàng, hòa quyện.

       + Gợi sự khéo léo như nghệ sĩ của người dân chài.

( Tự viết thành đoạn nhé)

4 tháng 5 2021
jshsjszdhhshx
12 tháng 6 2018

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

3. Tổng quan

Nhìn chung, văn học hiện đại và văn học trung đại có những cách nhìn nhận khác nhau, mang hai màu sắc hoàn toàn khác nhau, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử. Nếu như văn học trung đại bị bó hẹp trong niêm luật, gò bó, không thể hiện được cái tôi cá nhân thì văn học hiện đại lại như một luồng gió mới thổi vào văn học Việt Nam, mang lại những sắc thái mới, tiếng nói mới, phá bỏ mọi sự gò bó và cái tôi cá nhân được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Giá trị của văn học trung đại không thể phủ nhận. Tuy nhiên, nó không còn phù hợp với xu hướng hiện tại thì tự khắc nó sẽ phải nhường chỗ cho sự phát triển cho văn học hiện đại.

12 tháng 6 2018

* giống:
- nội dung: - cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả ( nói lý luận văn học; tp là tiếng nói tư tưởng, tình cảm của tác giả, là đứa con tinh thầm, vậy nên nó luôn chứa đựng ...)
- bao gồm ba nội dung chính nhân đạo ,hiện thực, yêu nước
(phần này nói thật ngắn gọn thôi, lấy dẫn chứng những cặp tác phẩm cùng đề tài ở cả hai giai đoạn. nói rằng tác phẩm a ở vhtđ vs tp b ở vhhđ cùng thể hiện cái này, cái kia...)
- nt: cùng có nhiều thể loại đa dạng
* khác (trọng tâm)
- nội dung: nội dung của văn học hiện đại đa dạng hơn văn học trung đại do có sự bùng nổ của cái tôi cá nhân từ 1930-1945 và sự giác ngộ lý tưởng từ sau cách mạng. Nó không chỉ dùng để tỏ chí, tỏ lòng (vhtđ) mà còn diễn tả nhiều góc khuất, khía cạnh của cuộc sống mà văn học trung đại không hoặc không được phép đề cập tới (bị kìm kẹp). có những tp đôi khi chỉ là một lát cắt rất nhỏ của cuộc sống như tản văn, thứ mà đôi khi bị cho cho là vô nghĩa trong xhpk. vhhđ đi sâu vào diễn tả nội tâm con người, thế giới bên trong,nhìn những giá trị cũ bằng một con mắt và từ một góc nhìn khác
- nghệ thuật:
+ quan điểm nghệ thuật: quan điểm nt ở vhhđ có cái nhìn rộng mở, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi lễ giáo, qui củ. Các tg chủ trương thể hiện cái tôi cá nhân của mình một cách trực tiếp, điều ít thấy ở xhpk (k0 phải k có). - nói qua qua như kiểu phần khái quát ấy
+ vhtđ: 1mang tính ước lệ tượng trưng, có các điển tích điển cố...=> phong cách cổ,cũ, tuân theo cái truyền thống, những cái được định sẵn(khác với vhhđ)
2mang tính qui phạm( tức là qui củ ấy), bó buộc: thể hiện ở các thể loại có vần luật chặt chẽ như thơ đường, thất ngôn tứ tuyệt, hịch, cáo, chiếu, biểu...
3thể loại: các thể loại chặt chẽ như đã nêu trên, các thể loại truyền thống như ca dao, tục ngữ, các dạng văn như lục bát, song thất lục bát=> tạo ra dấu ấn riêng cho vh việt nam
các thể loại văn vần như hịch cáo chiếu biểu cũng mang nhiều quy phạm với câu văn dài, có vần như thơ, đối xứng, có các hình ảnh ước lệ, tượng trưng
+ vhhđ: 1thể loại: đa dạng hơn, có thêm truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn, tuỳ bút... giúp nhà văn tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình
thơ có nhiều phá cách về vần luật, số lượng câu chữ, hình ảnh, nhiều thể thơ mới ra đời, đặc biệt là thơ tự do mang phong cách hoàn toàn mới.
truyện thay đổi về dung lượng( có thể rất ngắn hoặc rất dài), phong cách viết,cách dùng văn. câu văn không còn dài như trước, có các hình ảnh hiện đại ...

15 tháng 9 2019

a) Giống nhau:

– Nội dung: Cùng thể hiện tình cảm, tư tưởng của tác giả bao gồm 3 nội dung chủ đạo là giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và tinh thần yêu nước

b) Khác nhau:

Văn học hiện đại:

– Nội dung: Văn học hiện đại có nội dung phong phú, hấp dẫn người đọc hơn văn học trung đại, có cái tôi cá nhân và giác ngộ lí tưởng cách mạng. Nó không chỉ thu hút người đọc bởi cách viết đổi mới mà còn bởi nó bộc lộ được nhiều góc khuất của xã hội, của cuộc sống một cách chân thực nhất mà văn học trung đại không biểu hiện được

– Nghệ thuật:

+ Quan điểm nghệ thuật: Văn học hiện đại có cái nhìn mở rộng hơn, phóng khoáng hơn, không bị ràng buộc bởi các lễ nghi, lễ giáo như ở văn học trung đại. Ở đây, tác giả được biểu lộ cái tôi cá nhân vào bài viết

+ Thể loại: Đa dạng hơn văn học trung đại: truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút,,…giúp người viết tự do thể hiện tư tưởng tình cảm mà không sợ bị bó hẹp có thể viết ngắn hoặc dài, thay đổi nhiều phong cách viết khác nhau, có các hình ảnh hiện đại,…

Văn học trung đại:

– Nội dung: Các tác phẩm của văn học trung đại luôn bị kèm kẹp trong một phạm vi nhất định, bị tiêu khiển bởi các lễ nghi, lễ giáo, xã hội phong kiến. Các tác phẩm đôi khi chỉ là một góc khuất rất nhỏ của cuộc sống, thứ mà đôi khi bị người ta cho là vô nghĩa trong xã hội phong kiến. Các tác phẩm văn học trung đại chủ yếu dùng để bày tỏ chí, tỏ lòng.

– Nghệ thuật:

+ Mang tính ước lệ, tượng trưng, có các điển tích cổ điển. Các tác phẩm văn học trung đại mang đậm phong cách cổ xưa, tuân theo cái truyền thống, sắp đặt sẵn, không có quan điểm cá nhân trong bài viết.

+ Mang tính chất quy phạm: Mang tính bó buộc, có quy luật vần chắc chặt chẽ (thơ), hịch, cáo, chiếu,…

+ Thể loại: Ngoài các thể loại được tuân theo quy luật chặt chẽ trên, văn học trung đại còn bao gồm nhiều thể loại truyền thống như: ca dao, tục ngữ,…

15 tháng 9 2019

Tham khảo:

a) Văn học trung đại

– Sự ra đời và hình thành phát triển:

+ Từ thế kỉ X đến trước khi hình thành văn học Việt Nam chỉ có văn học dân gian

+ Đầu thế kỉ X đánh dấu sự ra đời của dòng văn học Việt Nam (văn học trung đại)

– Chủ đề chủ đạo của các tác phẩm văn học trung đại:

+ Từ thế kỉ X – XV: Nêu cao tinh thần yêu nước, sức mạnh dân tộc, ý chí độc lập và tinh thần tự chủ, tự cường

+ Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XVIII: Tập trung phê phán, phản ánh xã hội

+ Từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XIX: Tập trung phản ánh, phê phán xã hội và đề cao vai trò của con người.

+ Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Phản ánh, phê phán những thói hư dởm đời.

Ví dụ: Các tác phẩm văn học trung đại tiêu biểu Hịch tướng sĩ, Nam quốc sơn hà,…

b) Văn học hiện đại

– Thời gian tư tưởng chủ đạo: Văn học hiện đại kéo dài từ 1945 đến 1975 chia làm 3 giai đoạn:

+ 1945 – 1954: trong giai đoạn này tư tưởng chủ đạo hướng về cuộc kháng chiến chống pháp ( Làng- Kim Lân)

+ 1954 – 1964: Cách nhìn mới về một cuộc sống mới, hướng đến tương lai tươi sáng

+ 1964 – 1975: Những tác phẩm tiêu biểu như : Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng, Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long ⇒ Hướng đến những con người cao đẹp với những phẩm chất tốt đẹp trong xã hội.

+ Sau 1975: Nổi bật với tác phẩm bến quê – Nguyễn Minh Châu.