Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Căn cứ thực tế việc tổ chức hoạt động trải nghiệm năm học 2017 – 2018, được sự đồng ý của Ban Giám Hiệu nhà trường, sự thống nhất của quý Phụ huynh sau bàn bạc, Chủ nhật, ngày 28/1/2018, tập thể lớp 10A5 chúng em đã tổ chức chuyến đi dã ngoại kết hợp tham quan – học tập vô cùng bổ ích và lí thú. Chuyến đi vừa rồi đã mang lại cho chính những học sinh chúng em những trải nghiệm, những kỉ niệm không thể nào phai nhòa.
Theo dự kiến lớp sẽ đến thăm Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, Nhà tù Phú Quốc (Trại giam Tù binh Cộng sản Phú Quốc) và bãi Sao, đồng thời thực hiện các hoạt động tham quan, dâng hương, tìm hiểu – học hỏi và tổ chức các hoạt động vui chơi, sinh hoạt tập thể. Thực hiện kế hoạch của lớp đề ra, sáng ngày 28/1/2018, 37 học sinh lớp 10A5 tập trung đầy đủ lúc 7 giờ 30 – cùng Giáo viên Chủ nhiệm (cô Phạm Thị Tươi Sáng) và bắt đầu xuất phát lúc 8 giờ. Với chi phí do lớp tự túc và thực hiện chi thu một cách tiết kiệm, rõ ràng, chúng em đã chuẩn bị và mua sắm một số nước uống, thức ăn nhẹ và phần thưởng cho các trò chơi đồng thời chi trả buổi ăn trưa – ăn xế cho các bạn và phí di chuyển trong ngày.
Sau khi đến điểm tham quan đầu tiên trong kế hoạch – Chùa Hộ Quốc Phú Quốc, chúng em được tham quan công trình kiến trúc mang một vẻ đẹp uy nghi, trang nghiêm, được thả nhẹ tâm hồn mình trong một nơi thanh tịnh đến lạ, được đứng giữa không gian trời mây rộng lớn – một nơi lưng tựa núi Rồng, mặt hướng biển Đông. Sau khi tham quan và tìm hiểu về Thiền viện, chúng em bước vào Chính điện và tiến hành lễ dâng hương, tất cả chúng em thực hiện điều này không phải chỉ là thứ nghi lễ hình thức bên ngoài mà chính là lòng thành kính của thế hệ trẻ dành cho điểm tựa, cho niềm tin tâm linh của con người Việt Nam, là tình yêu, là ước mơ cho quê hương đất nước được thái bình, thịnh đạt.
Tiếp tục di chuyển đến Nhà Tù Phú Quốc – nơi tái dựng lại chỉ một góc rất nhỏ của bức tranh hiện thực tàn khốc Chiến tranh Việt Nam, tuy nhiên nơi đây lại khắc họa rõ nét nhất tội ác khát máu bởi Đế quốc Mỹ – Ngụy trước bao con người đã dành trọn cuộc đời mình cho lí tưởng cao đẹp của dân tộc. Trước mắt chúng em chính là lát cắt sự thật của không gian, của thời gian chứ chẳng phải thứ lý thuyết họa hoằng trong đầu về lịch sử mà chúng em chỉ biết nghe, biết thuộc chứ chẳng thể hiểu, chẳng thể cảm nhận một cách rõ nét. Cách thị trấn Dương Đông gần 30km, khuôn viên di tích Nhà tù Phú Quốc không rộng lớn lắm vì chỉ là nơi phục dựng và lưu giữ lại một khu vực rất nhỏ của Trại giam trước kia, tuy nhiên có thể nói nơi đây đã tái hiện lại một cách chân thực công cuộc giành lại độc lập – tự do cho dân tộc của những chiến sĩ Cộng sản đồng thời là tội ác chiến tranh tàn bạo do chính Thực dân và Đế quốc gây nên.
Còn gì quặng thắt tâm can hơn là khi mà mỗi người phải bảo nhau rằng “Hãy đi thật nhẹ, nói thật khẽ, bởi đâu ai biết được dưới nơi này vẫn còn thân xác của một hay của rất nhiều chiến sĩ vẫn còn nằm lại..”, trong giờ phút đoàn được nghe kể về những điều tàn khốc mà tù binh nơi đây phải chịu, được nhìn những di vật còn sót lại sau bao đau thương, được thấy những hình ảnh phục dựng chân thật như thể sống lại trước mắt, đã có vô kể những đáy lòng thắt chặt lại, đã có những giọt nước mắt lưng tròng rơi nơi khóe mi – đó là lòng cảm thương là nổi đau chung của mỗi con người Việt Nam dành cho tất thảy sự mất mát, hi sinh trong khoảng lặng tối tăm của lịch sử dân tộc, dành cho bao tuổi xuân, bao kiếp người đã ngã xuống và vĩnh viễn nằm lại – giọt nước mắt kia rơi đọng lại một nỗi buồn xanh veo.. Cũng bởi lẽ vì thế mà ngọn lửa yêu nước hừng hực như được thổi bùng lên thêm trong những con tim nhỏ bé này, đó là niềm tự hào, là tinh thần bất diệt của những con đất Việt dành cho Tổ quốc thiêng liêng một cách vẹn tròn và cũng chính trong thời khắc ấy, nơi lồng ngực của mỗi người thể như hòa chung một nhịp đập – mối liên kết của những người “Máu đỏ – da vàng”.
Bãi Sao – địa diểm tham quan, vui chơi cuối cùng của lớp, khi đến nơi này thì cũng có lẽ đã quá 11 giờ trưa, một không gian bởi nắng gió vây quanh, giữa khoản trưa yên ắng thì đâu đó lại vang lên rõ mồn một tiếng cười nói của các bạn, như thể làm tỉnh giấc trưa hiu hiu của một nơi vốn dĩ nhộn nhịp này. Với cảnh đẹp mê đắm lòng du khách thập phương, thậm chí là chính cả người dân bản xứ, bãi Sao mang màu cát trắng mịn như thứ kem tươi ngọt lịm, mang một dáng hình cong cong như vầng trăng khuyết uyển chuyển, mang một làn nước biển xanh như thể ngọc bích đã hòa tan thành, cùng hàng dừa nghiêng mình hướng về phía đại dương, cùng tiếng sóng vỗ nhè nhẹ, rì rào bên tai, tất thảy chúng chẳng khác gì lời mời gọi con người dừng chân và đắm chìm vào tuyệt cảnh này, đắm chìm vào thứ tạo tác hoàn mĩ của thiên nhiên. Với bãi biển đẹp nhất Phú Quốc, chúng ta hoàn toàn có thể tin rằng bãi Sao sẽ là mũi nhọn cho định hướng phát triển, là bước đà đưa du lịch biển Phú Quốc vươn thêm xa, là điểm nhấn trong loạt kí ức trải nghiệm của du khách khi đặt chân đến đây. Và phải chăng, bãi Sao chính là đặc ân mà Mẹ thiên nhiên đã dành riêng cho Đảo ngọc?
Cách đó chưa đầy dăm ba phút, đôi chân ai cũng mỏi mệt rã rời vì cả buổi sáng di chuyển tham quan, thế nhưng chẳng hiểu một “luồng gió năng lượng” nào từ đại dương lại thổi đến làm bừng lên thứ nhiệt huyết năng động để rồi tất cả kéo ra bãi, chuyền cho nhau quả bóng, từng tiếng đập nghe như tiếng phách gõ nhịp cho bản nhạc thiên nhiên thêm vài phần sôi động và phải chăng, cái nắng biển nóng hổi, cái mệt lả người cũng chẳng thể chạm đến được sức sống của tuổi trẻ chứ nói gì đến việc làm lung lay nó. Cũng quá bữa trưa, từng nhịp thở của mỗi “vận động viên tùy hứng” đã dần nhanh, nhưng sao chẳng ai chịu nghỉ ngơi mà vẫn khư khư giữ quả bóng chuyền ấy, phải chăng vì phút giây vui đùa thỏa thích này quá đỗi hiếm hoi?
Và cũng phải nhờ lúc vận động hăng say ấy mà bữa ăn dường như ngon miệng đến lạ, hay cũng vì tất cả được ngồi quây quần bên nhau, một đũa – một chén, như thể chúng ta là một gia đình, một gia đình với 37 anh em. Bữa ăn chưa dứt, đũa trên tay chưa buông thì đâu đó ở góc bàn đã nhộn nhịp khởi xướng lên vài trò chơi và bắt đầu truyền tai nhau “rủ rê” trong thích thú, khi đã nạp đủ năng lượng thì tất cả chạy ngay ra khỏi quán, cầm sẵn trên tay sợi dây thừng dài nằm đợi ở đâu đó từ rất lâu như thể chỉ chờ tiếng hiệu lệnh bắt đầu là ra sức kéo. Sau lại tiếp tục các trò chơi tập thể khác nối tiếp nhau như đua thuyền trên cạn, giải mật thư, tham gia văn nghệ,… Trong một cảnh đẹp quyến rũ thế này, quả thật không thể bỏ qua việc đắm mình dưới làn nước trong xanh, các bạn cùng nhau chạy về phía biển, chơi đùa thích thú mà chẳng hề thấm mệt sau chuỗi hoạt động kia.
Có lẽ sau chuyến đi này, thứ chúng em có được đầu tiên chính là những kiến thức, những trải nghiệm thực tế khắc sâu vào trí nhớ. Song song đó là tình yêu quê hương, đất nước là động lực cho chúng em không ngừng cố gắng hoàn thiện bản thân mình để dựng xây một tương lai tốt đẹp và có bạn cũng đã nói với em rằng “Sau chuyến đi này, tự dưng thấy yêu nước mình quá nhỉ” – một câu nói bộc bạch giản đơn những cũng làm ta thấy ấm lòng. Hơn nữa, thứ mà mỗi cá nhân học được chính là rèn giũa kĩ năng trong cuộc sống, là đoàn kết, là hòa hợp với một tập thể. Cũng có thể nói, chuyến đi này đã trở thành một dấu hoa thị đầu dòng trong câu chuyện kể về thanh xuân của mỗi người chúng em – xin gọi tắt nó là kỷ niệm. Nhớ ngày nào, chúng ta bước vào lớp với tư cách là những “Cá thể” thế nhưng sau ngần ấy thời gian ngắn ngủi chúng ta đã trở một “Tập thể”, nói cách khác, chúng ta khi đứng riêng – là những mảnh ghép bé nhỏ, đơn độc, nhưng khi ghép lại với nhau bằng những mối nối vừa khít thì chúng ta là một bức tranh, một bức tranh đẹp theo cách mà chúng ta cảm nhận.
Cảm ơn tất cả các bạn, những cô cậu tuổi 16 hừng hực lửa tuổi trẻ đã mang đến cho nhau niềm vui mỗi ngày, cảm ơn tất cả các bạn, những người bạn đúng nghĩa đã vùi lấp mọi vị kỉ bản thân để cùng nhau dựng xây sự đoàn kết. Trong lớp 10A5, không một cá nhân nào xuất sắc hơn một cá nhân nào, không một cá nhân nào kém cỏi hơn một cá nhân nào và không một cá nhân nào được phép xem thường sự đoàn kết, bởi lẽ chúng ta là một tập thể. Và có lẽ, gặp được nhau, âu cũng là niềm hạnh phúc.
có ảnh minh họa nek bn
Everyone has a place to be born, grow up, grow up and go away, always remember. That place is home. I also have a place in my heart, this land, my parents, my grandparents, my friends and my childhood are filled with the most memorable memories. I love the country, love the people here bold love.
In my opinion, each country has a unique feature that can not be confused. People in the countryside, too, have their own character and affection.
My hometown has immense rice fields, long runs that I have not gone. Mother said this field is far away so I never dare to go. In the rice season, the yellow rice of the rice makes me feel a yellow carpet endless. There are grazing buffaloes on high and long sides. There we can lie down and watch the sky drift, watch the sun go down as the sun goes down the high mountains.
bản dịch
Mỗi người đều có một nơi để sinh ra, lớn lên, trưởng thành và đi xa thì luôn nhớ về. Nơi đó chính là quê hương. Em cũng có một nơi luôn ở trong trái tim, là mảnh đất này, có ba mẹ, có ông bà, có bạn bè và có cả tuổi thơ tràn đầy những kỉ niệm đáng nhớ nhất. Em yêu quê em, yêu những con người nơi đây đậm nghĩa đậm tình.
Trong suy nghĩ của em thì mỗi một vùng quê đều có một nét riêng đặc trưng không thể lẫn lộn. Con người ở miền quê đó cũng vậy, có tính cách và tình cảm riêng.
Quê hương em có cánh đồng lúa bao la, chạy dài bạt ngàn mà em chưa đi hết. Mẹ bảo đi hết cánh đồng lúa này còn xa lắm nên em chưa dám đi bao giờ. Vào mùa lúa chín màu vàng ươm của lúa khiến cho em có cảm giác như một tấm thảm màu vàng bất tận. Có những chú trâu cần mẫn gặm cỏ trên những triền đê cao và dài. Nơi đó chúng em có thể nằm im và ngắm bầu trời có mây trôi, ngắm mặt trời lặn mỗi khi mặt trời đổ xuống dãy núi cao cao kia.
hok tốt
Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp. Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ.
Các bạn đội trống mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ… Chào!”. Những bàn tay búp măng của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa….”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ…”. Bài hát như muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí chúng em
Hôm nay, em thấy các bạn mặc quần áo rất đẹp và gọn gàng. Vẻ mặt ai cũng rạng rỡ. Thì ra trường em tổ chức lễ chào cờ đầu tuần.
Bây giờ đã là cuối mùa thu đầu mùa đông, tiết trời se se lạnh. Bầu trời trong vắt không một gợn mây đen. Những tia nắng hiếm hoi tìm cách chiếu xuống sân trường. Hàng cây xào xạt thổi. Gió thổi vi vu. Chim hót líu lo. Tạo ra bức tranh đầy màu sắc. Tốp các bạn nữ ngồi thành nhóm kể chuyện cười với nhau. Nhóm các bạn nam đùa nghịch, đọc báo thật thú vị. Tuy thế nhưng các bạn vẫn không quên chiếc khăn đỏ trên vai. Hôm nay, các thầy cô giáo cũng mặc đẹp hơn mọi ngày. Các cô giáo trong bộ áo dài thướt tha. Thầy giáo mặc bộ comple trông thật bảnh trai. Thầy cô chạy đi chạy lại trên cầu thang để chuẩn bị cho buổi lễ. Dưới sân trường đã tấp nập những hàng ghế xanh, nâu, đỏ. Đội trống trong bộ nghi lễ trắng, đầu đội mũ ca nô cũng đã sẵn sàng. Đúng 7 giờ 30 phút tiếng trống giòn giã báo hiệu buổi lễ chào cờ đã đến. Tượng Bác Hồ đã được mang ra. Như Bác Hồ cũng về dự lễ chào cờ với chúng em. Chúng em nhanh chân vào hàng. Hiệu lệnh Chào cờ! Chào! của cô tổng phụ trách vang lên. Mọi người đứng nghiêm trang đồng thời những búp măng non giơ lên. Tiếng trống Đội nổi lên. Lá cờ Tổ quốc dần dần được kéo lên đỉnh cột. Ai cũng ngước nhìn lá cờ, lòng họ lại rộ lên một cảm xúc khó tả như lá cờ đang nhắc nhở họ nhớ đến các anh hùng liệt sĩ đã đổ máu giành lại độc lập cho đất nước. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc, bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa”. Đó chính là lời đầu của bài Quốc ca mà chúng em thường hát. Nó luôn bên em, nhắc nhở em phải học tập chăm chỉ để vun đắp cho Tổ quốc ngày càng giàu mạnh. “Cùng nhau ta đi lên theo bước Đoàn thanh niên đi lên cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ”. Đó chính là bài Đội ca. Đội sẽ dìu dắt em trong học tập, kỉ luật và vui chơi theo năm điều Bác Hồ dạy. Nó sẽ giúp em khôn lớn, trưởng thành tiến bộ trong thời kì còn thơ dại. Cả trường im lặng nghe cô tổng phụ trách đọc lời tuyên thệ: “Vì xã hội chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Cả trường đồng thanh hô: “Sẵn sàng” như xé tan bầu không khí im lặng. Bây giờ chim vẫn hót líu lo, gió vẫn thổi vi vu, hàng cây xanh rì rào. Cô tổng phụ trách đọc bảng thi đua. Khi nghe lớp mình xếp loại “Tốt”, em rất vui. Thầy hiệu trưởng dặn dò xong, chúng em lần lượt lên lớp.
Hình ảnh lá cờ, bài quốc ca, đội ca cùng với lời tuyên thệ mà em được nghe trong buổi lễ chào cờ sẽ là hành trang theo em suốt cuộc đời. Để em có thể giúp ích cho xã hội.
Trong buổi học cuối cùng, hình ảnh thầy Ha-men (văn bản Buổi học cuối cùng của An-phông-xơ Đô-đê) hiện lên thật khác với những ngày thường.
Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục diềm lá sen gấp nếp mịn và đội mũ tròn bằng lụa đen thêu. Đó là bộ lễ phục chỉ dùng vào những ngày đặc biệt khi có thanh tra hoặc phát thưởng. Mái tóc đã lốm đốm hoa râm của thầy được chải gọn gàng. Thầy đi đôi giày đen rất hợp với sự trang trọng của bộ lễ phục.
Thầy chuẩn bị bài học rất chu đáo. Giáo án được viết bằng thứ mực đắt tiền; những dòng chữ nghiêng nghiêng, rõ ràng, nắn nót, kẻ tiêu đề cẩn thận nổi bật trên nền giấy trắng tinh. Thầy giảng bài bằng giọng nói dịu dàng; lời nhắc nhở của thầy cũng hết sức nhã nhặn, trong suốt buổi học người không giận dữ quát mắng học sinh một lời nào. Ngay cả với cậu bé đến muộn Phrăng, thầy cũng chỉ nhẹ nhàng mời vào lớp. Tất cả học sinh trong lớp đều thấy rằng: Chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng bài như vậy.
Trong bài giảng của mình, thầy luôn ca ngợi tiếng Pháp – tiếng nói dân tộc - và tự phê bình mình cũng như mọi người có lúc đã sao nhãng viẹe học lập và dạy tiếng Pháp. Mỗi lúc ihầy nói đến những điều đó, giọng lliầy như nghẹn lại, lạc đi và gưưng mặt hằn lên những nếp nhăn đau đớn. Thầy còn nhấn mạnh rằng, chính tiếng Pháp là vũ khí, là chìa khóa trong chốn lao tù, giúp mỗi người tù vượt tù "vượt ngục tinh thần", nuôi dưỡng lòng yêu nước.
Buổi học kết thúc, những tiếng kèn hiệu khiến thầy Ha-men xúc động mạnh, người tái nhợt, nghẹn ngào, không nói được hết câu. Thầy đã viết thật to lên bảng: "Nước Pháp muôn năm".
Những thay đổi của thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng đã khẳng định một điều chắc chắn: Thầy là người yêu nghề dạy học, yêu tiếng mẹ đẻ, và là người yêu nc sâu sắc
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng và quả bàng hình giống nhọn.
Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên gần gũi và thật đáng kính.
Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và găn bó trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
Truyện Buổi học cuối cùng được An-phông-xơ Đô-đê, một nhà văn Pháp nổi tiếng (1840 – 1897) viết từ cuối thế kỉ XIX. Nội dung kể về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp của lớp tiểu học ở một làng quê thuộc vùng An-dát, sau khi vùng này đã bị cắt về cho nước Phổ. (Vì nước Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp – Phổ năm 1870 – 1871). Truyện được kể qua lời của chú bé Phrăng – học sinh lớp thầy Ha-men phụ trách.
Việc dạy và học bằng tiếng Pháp trong nhà trường ở Pháp vốn là việc hết sức bình thường, như việc dạy và học bằng tiếng mẹ đẻ ở bất cứ nước nào. Nhưng điều không bình thường lại nằm ở chỗ: đây là buổi học cuối cùng mà thầy trò được dạy và học bằng tiếng Pháp. Sau buổi học này, các trường đều phải dạy bằng tiếng Đức và đó là một điều nhục nhã đối với người dân trong vùng bị quân thù chiếm đóng.
Từ thầy giáo đến học trò và cả những cụ già đến dự buổi học này đều cảm thấy ý nghĩa đặc biệt của nó. Họ thấm thía một điều hết sức quan trọng và thiêng liêng là phải biết yêu quý, trau dồi và giữ gìn tiếng Pháp, nhất là trong hoàn cảnh quê hương đang bị kẻ xâm lược cố tình đồng hóa, trước hết là bằng ngôn ngữ.
Lòng yêu nước của mọi người đã được thể hiện qua thái độ quý trọng tiếng nói của dân tộc mình. Truyện nêu lên một chân lí qua lời thầy Ha- men: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
Sáng nay, Phrăng định trốn học phần vì đã trễ giờ, phần vì sợ thầy hỏi bài phân từ mà chú chưa thuộc chữ nào. Nhưng chú đã nghĩ lại và vội vã chạy đến trường. Trên đường đi, thấy có nhiều người đứng lố nhố trước bảng dán cáo thị của quân Phổ, chú băn khoăn nghĩ: Lại có chuyện gì nữa đây? Khi bác phó rèn Oát-stơ khuyên Phrăng chẳng cần vội vã đến trường làm gì thì chú bé lại tưởng là bác chế nhạo mình. Quang cảnh lớp học mọi khi ồn ào như chợ vỡ mà giờ đây bình lặng y như một buổi sáng chủ nhật khiến chú ngạc nhiên. Mặc dù vào lớp muộn nhưng Phrăng không bị thầy Ha-men quở trách như mọi lần mà thầy dịu dàng nói: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà vắng mặt con. Tất cả những điều khác thường đó báo hiệu về một điều gì đó rất nghiêm trọng sắp xảy ra.
Diễn biến của buổi học cuối cùng và hình ảnh thầy Ha-men đã tác động sâu sắc đến nhận thức, tình cảm của Phrăng.
Khi nghe thầy Ha-men nói rằng đây là buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp, Phrăng thấy choáng váng, sững sờ và chú đã hiểu ra nguyên nhân của mọi sự khác lạ trong buổi sáng hôm nay. Từ cảnh nhốn nháo trước trụ sở xã đến không khí yên ắng nặng nề ở lớp học và ở cả bộ y phục trang trọng của thầy Ha-men.
Phrăng tiếc nuối và ân hận về sự lười nhác, ham chơi của mình bấy lâu nay. Chú bé đau xót thú nhận:
Bài học Pháp văn cuối cùng của tôi!…
Mà tôi thì mới biết viết tập toạng! Vậy là sẽ chẳng bao giờ được học nữa ư, phải dừng ở đó ư!… Giờ đây tôi tự giận mình biết mấy về thời gian bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tổ chim hoặc trượt trên hồ. Những cuốn sách vừa nãy tôi còn thấy chán ngán đến thế, mang nặng đến thế, quyển ngữ pháp, quyển thánh sử của tôi giờ đây dường như những người bạn cố tri mà tôi sẽ rất đau lòng phải giã từ.
Khi thầy Ha-men gọi đọc bài, Phrăng không thuộc chút nào về quy tắc phân từ trong tiếng Pháp. Đến đây thì sự ân hận đã trở thành nỗi xấu hổ và tự giận mình. Điều kì lạ là trong tâm trạng day dứt ấy, khi nghe thầy Ha-men giảng ngữ pháp, Phrăng lại thấy thật rõ ràng và dễ hiểu: Tôi kinh ngạc thấy sao mình hiểu đến thế. Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng… Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế…
Chứng kiến cảnh các cụ già trong làng đến dự buổi học cuối cùng và được nghe những lời nhắc nhở tha thiết của thầy Ha-men, nhận thức và tâm trạng của Phrăng đã có những biến đổi lớn lao. Chú đã nhận ra ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp nhưng tiếc thay, chú không còn cơ hội để được tiếp tục học tiếng Pháp ở trường nữa.
Hình ảnh thầy Ha-men trong buổi học cuối cùng được nhà văn miêu tả thật xúc động qua trang phục, thái độ đối với học sinh, qua lời nói và hành động của thầy lúc kết thúc buổi học.
Thầy Ha-men mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lỗ sen gấp nếp mịn và đội chiếc mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng. Với cách ăn mặc trang trọng như vậy, thầy Ha-men đã tôn vinh buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp.
Thái độ của thầy đối với học sinh cũng khác hẳn ngày thường. Thầy chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng chứ không trách mắng Phrăng khi chú đến lớp muộn và cả khi chú không thuộc bài. Thầy nhiệt tình và kiên nhẫn giảng bài như muốn truyền hết hiểu biết của mình cho học sinh. Điều tâm niệm tha thiết nhất mà thầy Ha-men muốn nhắn nhủ với mọi người là hãy yêu quý, giữ gìn và trau dồi cho mình tiếng nói của dân tộc, vì đó là biểu hiện của tình yêu nước. Ngôn ngữ không chỉ là tài sản quý báu của một dân tộc mà còn là “chìa khóa” để mở cửa ngục tù khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ. Thầy Ha-men khẳng định tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất… Đây là biểu hiện cụ thể lòng yêu nước chân thành và sâu đậm của thầy.
Tiếng đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ đi tập về vang lên ngoài cửa sổ như báo hiệu kết thúc buổi học, cũng là kết thúc việc dạy và học bằng tiếng Pháp ở cả vùng An-dát. Vào thời điểm ấy, nỗi đau đớn, sự xúc động trong lòng thầy Ha-men đã lên tới cực độ và bộc lộ ra trong cử chỉ, hành động: thầy đứng dậy trên bục, người tái nhợt, nghẹn ngào không nói được hết câu tạm biệt và thầy quay về phía bảng, cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: “Nước Pháp muôn năm!” Rồi thầy đứng đó, đầu dựa vào tường và chẳng nói, giơ tay ra hiệu cho chúng tôi: “Kết thúc rồi… đi đi thôi!” Chính vào giây phút ấy, chú bé Phrăng cảm thấy thầy giáo của mình thật lớn lao.
Các cụ già trong làng đến lớp và tập đánh vần theo học sinh không phải là do chưa biết chữ mà là để chứng kiến buổi học cuối cùng. Dường như đó cũng là một cách để tạ ơn thầy giáo chúng tôi về bốn mươi năm phụng sự hết lòng và để trọn đạo với Tổ quốc đang ra đi.. Cụ Hô-de (vốn là xã trưởng) và bác phát thư chắc chắn là đều biết đọc biết viết, nhưng cụ Hô-de vẫn đánh vần một cách chăm chú cùng với các học trò nhỏ. Cụ nâng cuốn sách vỡ lòng bằng hai tay và giọng cụ run run vì xúc động. Đây là hình ảnh hết sức cảm động, thể hiện tình cảm thiêng liêng và trân trọng của người dân đối với tiếng mẹ đẻ. Còn các học trò nhỏ cũng cặm cụi vạch những nét sổ với một tấm lòng, một ý thức, như thể cái đó cũng là tiếng Pháp.
Câu nói của thầy Ha-men: “…Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù” đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành chủ quyền độc lập, tự do.
Ý nghĩa sâu xa của truyện Buổi học cuối cùng là chúng ta phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, bởi nó không chỉ là tài sản tinh thần quý báu của ông cha mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành lại chủ quyền độc lập, tự do cho đất nước.
Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế hệ qua hàng ngàn năm. Vì vậy, khi bị kẻ xâm lược đồng hóa về ngôn ngữ, nếu cam chịu để tiếng nói dân tộc bị mai một thì tất yếu đất nước sẽ rơi vào họa diệt vong.
Tiếng nói Việt Nam qua bốn nghìn năm lịch sử biểu hiện sức sống bất diệt của dân tộc Việt Nam. Hơn một nghìn năm bị phong kiến phương Bắc thống trị nhưng tiếng Việt vẫn tồn tại và phát triển ngày càng phong phú thêm lên. Dưới thời Pháp thuộc, các trường học chủ yếu dạy bằng tiếng Pháp nhưng tiếng Việt vẫn là tiếng nói được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày của nhân dân, vẫn được trân trọng giữ gìn để đến hôm nay, chúng ta có thể tự hào là tiếng Việt giàu và đẹp.
Truyện đưa chúng ta đến một ngôi trường làng vùng An-dát để chứng kiến một câu chuyện đầy xúc động: Buổi học Pháp văn cuôi cùng.
Buổi học cuối cùng được diễn ra trong con mắt quan sát và cảm xúc, suy ngẫm của cậu học trò nhỏ Phrăng và được kề lại bằng chính lời kể của cậu bé.
Pbrrăng là học trò nghịch ngựm vừa lười học, thường trốn học đẽ chơi ngoài đồng nội. Dõi với cậu hé, bầu trời trong trẻo vồ ti ông sáo hót ven rừng trên đồng cỏ thường có sức cám dỗ hơn là những phân từ tiếng Pháp. Nhưng như có một linh cảm gì đó, hôm ấy Phrăng đã cưỡng lại sự cám dỗ và đến trường học. Dọc đường, cậu bé đã thấy một cái gì đó khang khác ngày thường. Khi vào lớp, cậu bé càng thấy ngạc nhiên hơn vì thấy thầy giáo không những chẳng giận dữ mà còn dịu dàng bảo cậu: Phrăng, vào chỗ nhanh lên con; lớp sắp bắt đầu học mà lại vắng mặt con; và phía cuối lớp, trên những dãy ghế bỏ trống, dân làng ngồi lặng lẽ; thầy Ha-men thì mặc một bộ lễ phục thật trang trọng.
Rồi những lời của thầy Ha-men vang lên: Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc -lin là từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dét và Lo-ren...Thầy giáo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. khiến Phrăng choáng váng. Thì ra, để tôn vinh buổi học cuối cùng này mà thầy Ha -men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật và các cụ già trong làng lại đến ngồi ở cuối lớp học.
Phrăng bỗng tự giận mình về thời gian đã bỏ phí, về những buổi trốn học đi bắt tể chim hoặc trượt băng trên hồ. Cậu đau lòng khi nghĩ tới chuyện phải giã từ những quyển ngữ pháp, những quyển thánh sử. Cậu quên cả nỗi giận thầy Ha-men vì những lần bị phạt.
Trong buổi học cuối cùng, Phrăng không đọc thuộc những quy tắc về phân từ, nhưng thầy giáo không trách mắng. Thầy giảng giải cho Phrăng và các cậu học trò hiểu hoãn việc học là một tai hoạ lớn. Bảo lỗi đó cũng là một phần do cha mẹ không thiết tha lắm với việc muốn các con có học thức, và lỗi đó cũng có một phần ở thầy...
Song điều làm Phrăng thấm thía và xúc động là khi thầy Ha men giang giải về tiếng Pháp, bảo rằng đó là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất thế giới và vững vàng nhất ,
Rằng phải giữ lấy nó trong mỗi người Pháp, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững ti ống nói nia mình thì chẳng khác gì nắm được chia khoả chốn lao tù...
Buổi học cuối cùng diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động: thầy say sưa giảng bài, trò chăm chú lắng nghe và căm cụi học tập.
Buổi học cuối cùng kết thúc bằng câu nói nghẹn ngào của thầy Ha-men: Các bạn, hỡi các bạn, tôi..., tôi... và dòng chữ đậm của thầy trên bảng nước Pháp muôn năm.
Có thể nói, đây là câu chuyện xúc động về tình yêu Tô quốc. Tình yêu ấy được biểu hiện cụ thể bằng tình yêu tiếng nói của dân tộc của thầy Ha-men, của những cậu học trò, của dân làng vùng An-dát. Đế diễn tả tình yêu ấy, An-Phông -xơ Đô-đê đã chú ý tập trung vào miêu tả cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng và hành động của các nhân vật, đặc biệt là thầy Ha-men và cậu học trò Phrăng.
Thầy Ha-men là một thầy giáo dạy Pháp văn. Tình yêu Tố quốc thiết tha và tình cảm yêu thương con trẻ đã cho thầy sức mạnh tinh thần đế gắn bó với một ngôi trường làng vùng núi An-dát xa xôi, hẻo lánh suốt bôn mươi năm trời. Bốn mươi năm trời cặm cụi với nghề dạy học, thầy không chỉ đem lại cho những lớp học trò của mình một vốn học thức tiếng Pháp, mà cái chính đã đem lại cho chúng tình yêu đất nước qua việc yêu mến và giữ gìn tiếng nói của dân tộc.
Để tô đậm tình yêu tiếng Pháp của thầy Ha-men, tác giả đã chú ý đi sâu miêu tả ngoại hình, ngôn ngử, cử chỉ, hành động, và nhát là cảm xúc, tâm trạng của thầy: mặc lễ phục, dịu dàng nói với Phrăng, tự trách mình, say sưa giảng giải về tiếng Pháp, đứng lặng yên trên bục đăm đắm nhìn những đồ vật xung, quanh, người tái nhợt khi nghe tiếng chuông nhà thò' điểm 12 giờ, nghẹn ngào khi chia tay học sinh, viết lên bảng dòng chữ Nước Pháp muôn năm, đứng tựa vào tường không nói được gì, giơ tay từ biệt học sinh...
Thầy la men la linh ánh đẹp vá một người thầy tận tuỵ với nghề, hốt lòng thương yêu học sinh đồng thời lại yêu nước sâu sắc, làm thắm.
Tình yêu đất nước, yêu tiếng nói của dân tộc còn được bộc lộ qua tâm trạng Phrăng: Choáng váng khi nghe thầy Ha-men nói đây là buổi học Pháp văn cuối cùng, chăm chú học bài (khác hẳn mọi khi không chú ý học tập, hay trốn học), cảm thông với cõi lòng tan nát của thầy Ha-men.
Bên cạnh Phrăng là các bạn cùng lớp, dân làng, sự say sưa, căm cụi học bài Pháp văn cuối cùng của họ là sự tôn vinh tiếng nói dân tộc, sự nuối tiếc quãng thời gian đã bỏ phí, và cả nỗi đau giã từ môn Pháp văn...
Ngòi bút An-Phông-xo' Đô-đê đặc biệt tinh tế khi thế’ hiện tâm trạng và tình cảm của nhân vật.
Cũng qua truyện ngắn này, mượn lời thầy Ha-men, nhà văn muôn nêu lên một chân lí: Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình
thì chẳng khác gì nắm được chìa khoả chốn lao tù.
Với tất cả ý nghĩa như trên, Buổi học cuối cùng trỏ' thành một truyện ngắn hay, được nhiều người yêu mến.
Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.
Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.
Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em
Bài văn 1 :
Khi nắng vàng đã dịu, những bông phượng đỏ không còn những tia nắng chói chang như ngọn lửa làm hoa mắt bọn em không còn nữa mà chỉ lập lòe những hòn than. Khi những ngọn gió lay lay cây vừa uốn cong những tàu lá còn trên ngọn gió, thì cũng là tiếng trống trường báo hiệu kết thúc hai tiết học của bọn em.
Khu trường im phăng phắc bỗng tủa ra một đàn chim sẻ ở đâu. Rồi các bạn từ trong lớp ùa ra, bọn em không ai bảo ai mà các bạn tự đứng thành đội hình lớp để tập thể dục theo tiếng đài phát của trường.
Khi bạn chỉ huy nghiêm túc hô “Giải tán” chúng em đồng thanh đáp lại: “Khỏe”. Và sau đó như một đàn ong vỡ tổ, bọn em tản ra khắp sân trường và bọn em bắt đầu chơi theo kế hoạch đã định từ trước lúc đó. Xung quanh em là những tiếng ồn ào, náo nhiệt, sác trắng của áo và màu đỏ của những chiếc khăng quàng cứ qua lại, biến động trước mắt thật vui nhộn. Dưới bóng gốc me tây là một thảm cỏ xanh êm, các bạn nữ đang chơi trò nhảy dây, những bước chân nhảy lên, nhảy xuống đều đặn theo cọng dây thun quay tròn. Tiếng thình thích cứ thập thình nghe như có ai giã gạo. Nhìn các bạn mặt đỏ hây hây với những giọt mồ hôi từ trên trán chảy xuống. Em thấy một niềm vui vẻ từ ánh lên trông cặp mắt của các bạn. Đằng xa, trên khoảng đất trống đầy bụi đất, những bàn chân xe dịch, những tiếng reo cười nói vang trời. Thì ra các bạn nam đang chơi “mèo đuổi chuột”. Chú chuột cứ thoăn thoát len lỏi khắc nơi, chú mèo cũng đáo để chẳng kém lao nhanh cố gắng bắt chuột. Mèo chuột cứ đâm sầm vào đám người này rồi đến đám người kia khiến cho cả đám đông cứ phải phân rộng ra và tiếng cười nói. La hét cứ cuộn thành từng đợt.
Ở bãi cỏ rộng sau trường. Bên mặt một nửa sân bóng là cột gôn rộng, thủ thành đang đứng hai chân khom khom mặt mày nhễ nhại mồ hôi và cặp mắt chăm chăm nhìn quả bóng một cách căng thẳng. Những cầu thủ của các đội bóng của trường đang lần lượt chạy lấy đà để sút như trời giáng vào khung thành từ những quả bóng mười một mét. Bóng cứ như tên bay xoáy nhứ cơn lốc vào hết góc phải, góc trái, trên cao, dưới thấp, lâu lâu thủ thành mới tóm gọn được một quả. Cậu ta nở nụ cười mãn nguyện và đám cổ động viên la hét điên cuồng. Ở hành lang trước của văn phòng, các thầy cô giáo nhìn đám học trò chơi với ánh mắt bao dung và mỉm cười khi thấy chú mèo vồ trượt chú chuột đến nỗi ngã chổng vó lên. Trên cành cao của cây me những chú chim nghiêng nghiêng cặp mắt láu lỉnh nhìn chúng em chơi. Rồi bắt chước mấy bạn học sinh. Chúng chuyền từ cành này sang cành khác đuổi bắt nhau, kêu líu lo lảnh lót thật vui tai.
Tiếng trống đã vang lên, tín hiệu kì lạ ấy đã dừng các trò chơi lại. Mọi người lại vùa vào lớp học bắt đầu tiết học mới sau giờ giải trí thật bổ ích. Sân trường lại im phăng phắc. Mấy chú chim ngơ ngắc bay vút lên trời xanh đuổi theo những đám mây trắng đang trôi bồng bềnh phía xa trên bầu trời bao la.
Bài văn 2 :
Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng! Tùng! Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.
Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiếng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.
Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.
Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyền gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.
Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.
Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.
Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.
Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.
Cả lớp đang say sưa, chăm chú nghe cô giảng bài thì một tiếng trống giòn giã vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến.Chúng em gấp sách vở rồi vội vàng ào ra sân trường trong niềm vui và háo hức. Ai cũng mong chờ giờ ra chơi đến để có thể giải tỏa những căng thẳng sau một giờ học kéo dài.
Học sinh từ các lớp ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Sân trường đang yên ắng bỗng chốc được lấp đầy bởi tiếng cười nói vui vẻ làm không khí nhộn nhịp hẳn lên. Bầu trời trong xanh vời vợi, vài chú chim đang chuyền cành bỗng ngừng hót để xem chúng em chơi đùa. Sân trường chìm trong cái nắng vàng ngọt như rót mật, vài cơn gió mát thoảng qua làm mái tóc ai tung bay phơi phới. Trên sân trường diễn ra rất nhiều các trò chơi bổ ích phù hợp với lứa tuổi học sinh. Dưới gốc bàng râm mát, một nhóm bạn đang chơi trò bịt mắt bắt dê. Cảnh tượng trông hết sức thú vị khi các bạn cứ đi đi lại lại vòng quang gốc cây. Bạn bị bịt mắt đưa tay dò dẫm khắp nơi, những chú dê khác thì nín thở đứng yên một, thi thoảng vang lên một tiếng cười khúc khích.
Ở bãi cỏ xanh rộng là một tốp bạn nam đang chơi trò đá bóng. Các cầu thủ trên sân đều rất hăng say, nhiệt tình, mồ hôi đã thấm ướt lưng áo nhưng tinh thần của các bạn thì không hề giảm sút, ngược lại càng say mê hơn. Những cổ động viên xung quanh thì hò hét khản giọng để cổ vũ cho đội mình yêu thích, mỗi lần quả bóng được sút vào lưới là một loạt các tiếng: “Vào rồi” reo lên đầy phấn khích. Ở góc khác, một số bạn nữ đang chơi chuyền, bàn tay của các bạn phải thật nhịp nhàng và khéo léo để nhặt que chuyền thật nhanh mà quả bóng không bị rơi xuống đất. Trông các bạn như những nghệ sĩ xiếc điêu luyện vậy.
Dưới bồn cây là mấy bạn đang ngồi tết tóc cho nhau. Bác phượng già đứng trầm ngâm dang rộng cánh tay che bóng mát để các bạn chơi đùa. Ở giữa sân trường, hai bạn nam chơi đá cầu đang thu hút rất nhiều sự chú ý của người xung quanh. Quả cầu lông vũ màu trắng bay qua bay lại thoăn thoắt, nhịp nhàng từ chân bạn này sang chân bạn kia. Mỗi lần quả cầu bay lên, mọi người lại nín thở, ngước mắt nhìn theo để xem bạn đối diện có đỡ được không. Trong sự ngỡ ngàng của người đứng xem, quả cầu vẫn không bị rơi xuống dù một thời gian khá lâu đã trôi qua. Ai cũng ngưỡng mộ sự dẻo dai, khéo léo cùng kĩ thuật đá cầu điêu luyện của các bạn, quả là những chân đá cừ khôi, những nghệ sĩ tung hứng thật xuất sắc.
Ở ghế đá, mấy bạn nhàn nhã hơn đang ngồi đọc sách hoặc say sưa thảo luận về một bài toán khó, thỉnh thoảng các bạn lại cười rộ lên vì phát hiện ra điều gì đó thú vị. Khung cảnh sân trường giờ ra chơi thật phong phú, đa dạng, ai cũng tham gia vào trò chơi một cách đầy hăng hái, say mê.
Tiếng trống lại vang lên một lần nữa. Mọi cuộc vui đành kết thúc trong niềm tiếc nuối. Giờ ra chơi tuy ngắn ngủi nhưng thật có ý nghĩa, nó là một cơn gió mát giúp chúng em thổi bay những mệt mỏi và tiếp thêm năng lượng để bắt đầu những giờ học bổ ích tiếp theo. Học sinh đã vào lớp hết, quang cảnh sân trường lại trở về vắng lặng như cũ, chỉ còn bác phượng già đứng lặng im như người bảo vệ cho sân trường.
I. MỞ BÀI
Giới thiệu cảnh trường em (Trường gì? Ở đâu?) trước buổi học (Sáng sớm hay buổi trưa?).
II. THÂN BÀI
a. Tả bao quát
– Sân trường vắng lặng. Cổng trường còn khép kín.
– Cảnh học sinh mỗi lúc một đông dần, đồng phục gọn gàng, tươm tất.
b. Tả chi tiết
– Cảnh trước buổi học: Trống báo, cổng trường mở. Học sinh vào tấp nập trường náo nức hẳn lên. Đây đó rộn rịp tiếng cười nói. Học sinh chơi bi, đá cầu, truy bài, trực nhật.
– Cảnh khi tiết học đầu tiên chuẩn bị: Trống vang lên. Học sinh bỏ dở cuộc chơi xếp hàng trước lớp. Thầy cô về lớp cho học sinh vào.
III. KẾT LUẬN
Sân trường vắng lặng, buổi học bắt đầu.
Buổi sáng, em thích đến trường sớm. Đứng ngoài cống, em lặng ngắm toàn cảnh ngôi trường. Trong ánh bình minh, dường như trường rộng lớn hơn. Sân trường rộng rãi, yên ắng. Ba dãy lớp học xếp hình chữ U với tường sơn vàng và những cánh cửa màu xanh ẩn mình bên những cây bàng cố thụ, gốc xù xì những mấu. Bây giờ đang là mùa thu. Những tán lá rậm rạp xanh um như những chiếc dù lớn. Lẫn trong lá là những chùm quả bàng xinh xinh màu lục. Ngọn bàng vươn cao, xòe ra những chiếc lá to mỡ màng. Mồi khi có cơn gió nhẹ thoáng qua, lá cây đung đưa, rì rào như thầm thì tâm sự.
Đi qua cánh cổng sát nặng nề, em tha thẩn trong sân rồi ngồi dưới gốc bàng mà vào giờ nghỉ chúng em thường chạy quanh chơi trò đuổi bắt. Sân trường láng xi măng sạch sẽ. Đây đó có những bồn hoa nhò. Những ngọn mười giờ nho nhỏ mang những nụ hoa be bé để đến mười giờ nở thành những bông hoa tím xinh xinh.
Đây đó có những bạn học sinh bắt đầu đến lớp. Trong các lớp học , thấy thoáng bóng người lau báng, quét lớp. Rồi sân trường đông dần. Tiếng nói tiếng cười ồn ào. Người vào lớp, người nán lại sân chơi. Có nhiều bạn ngồi dưới gốc cây tranh thủ ăn nốt phần quà sáng. Chợt tiếng trống ngân vang rộn rã. Những dòng người mang đồng phục trắng xanh nhanh nhẹn xếp hàng trước khu nhà Ban giám hiệu. Lá cờ đỏ sao vàng tung bay. Một ngày học tập đã bắt đầu.
Em đến trường sớm, để thấy trường như quen như lạ trong không khí vắng lặng, rồi dần trở nên náo nhiệt, vui tươi. Đối với em, đó là cảm giác thật thú vị và khó quên.