K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 8 2018

Câu1: (1,5 điểm) Phản xạ là gì? Cho ví dụ. Nêu các yếu tố của một cung phản xạ.

Câu 2: (3 điểm) Trồng nhiều cây xanh có ích lợi gì trong việc làm sạch bầu không khí quanh ta?

Câu 3: (2,5 điểm) Trình bày cấu tạo và chức năng của xương dài?

Câu 4: (1 điểm) Nguyên nhân nào làm hoạt động tiêu hóa và hấp thụ kém hiệu quả?

Câu 5: (2 điểm)

a) Miễn dịch là gì?

b) Phân biệt miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo?

Đáp án

Câu 1:

Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh. (0,5đ)

Ví dụ: Thức ăn chạm vào lưỡi thì tiết nước bọt.... (0,5đ)

Một cung phản xạ gồm 5 yếu tố: Cơ quan thụ cảm, noron hướng tâm, noron trung gian, noron li tâm, cơ quan phản ứng. (0,5đ)

Câu 2: Trồng nhiều cây xanh có lợi ích:

  • Điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là lượng CO2 và O2) theo hướng có lợi cho hô hấp. (1,0đ)
  • Lá cây cản bụi góp phần bảo vệ hệ hô hấp của con người. (1,0đ)
  • Điều hòa khí hậu. (0,5đ)
  • Làm giảm ô nhiễm môi trường. (0,5đ)

Câu 3: Xương dài gồm:

Đầu xương:

  • Sụn bọc đầu xương: Giảm ma sát (0,5đ)
  • Mô xương xốp gồm các nang xương: Phân tán lực + tạo các ô chứa tủy đỏ. (0,5đ)

Thân xương:

  • Màng xương: Giúp xương to ra về bề ngang (0,5đ)
  • Mô xương cứng: Chịu lực (0,5đ)
  • Khoang xương: Chứa tủy đỏ ở trẻ em và tủy vàng ở người lớn. (0,5đ)

Câu 4: Nguyên nhân hấp thụ và tiêu hóa kém: (1,0đ)

  • Ăn uống vội vàng, nhai không kĩ; không ăn đúng giờ, đúng bữa; thức ăn không hợp khẩu vị hay khẩu phần ăn không hợp lý.
  • Tinh thần lúc ăn không vui vẻ, thoải mái mà căng thẳng
  • Sau khi ăn không nghỉ ngơi mà phải làm việc ngay.

Câu 5:

a) Miễn dịch là khả năng cơ thể không mắc một bệnh nào đó. (0,5đ)

b) Miễn dịch tự nhiên là hiện tượng cơ thể không mắc một số bệnh hoặc không mắc lại bệnh đã từng nhiễm. (0,5đ)

Miễn dịch nhân tạo là khi người được tiêm vacxin phòng bệnh nào đó thì không mắc bệnh. (0,5đ)

22 tháng 8 2018

mk thi xong lâu r mà bạn , bây h mk lên lớp 9 r

5 tháng 11 2017

​mik có nè câu 1;phân biệt điểm giống nhau và khác nhau của con người và động vật

câu 2;đặc điểm của con người phù hợp với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân

​câu 3;cấu tạo của tim.vì sao tim hoạt động cả đời không mệt?

25 tháng 10 2018

https://tailieu.vn/tag/de-kiem-tra-sinh-8.html

5 tháng 1 2018

A. MA TRẬN (BẢNG 2 CHIỀU)

B. NỘI DUNG ĐỀ

I. Trắc nghiệm khách quan (4 điểm)

Câu 1: Hãy lựa chọn và ghép các thông tin ở cột B sao cho phù hợp với các thông tin ở cột A (1,5đ)

Các cơ quan (A) Đặc điểm cấu tạo đặc trưng (B)
1. Màng xương
2. Mô xương cứng
3. Tủy xương
4. Mạch máu
5. Sụn đầu xương
6. Sụn tăng trưởng
a. Nuôi dưỡng xương
b. Sinh hồng cầu, chứa mỡ ở người già, chứa tủy đỏ ở trẻ em,
chứa tủy vàng ở người lớn
c. Giúp cho xương dài ra
d. Giúp cho xương lớn lên về chiều ngang
e. Làm giảm ma sát trong khớp xương
g. Chịu lực, đảm bảo vững chắc
f. Phân tán lực tác động, tạo các ô chứa tủy đỏ

Câu 2: Hãy khoanh tròn vào chỉ 1 chữ cái (A, B, C, D) đứng trước phương án trả lời mà em cho là đúng: (2,5đ)

1. Một cung phản xạ gồm đầy đủ các thành phần sau:

A. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

B. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản ứng

C. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan thụ cảm, cơ quan phản xạ

D. Nơron hướng tâm, nơron li tâm, nơron trung gian, cơ quan phản xạ

2. Xương có tính đàn hồi và rắn chắc vì:

A. Cấu trúc có sự kết hợp giữa chất hữu cơ và muối khoáng

B. Xương có tủy xương và muối khoáng

C. Xương có chất hữu cơ và có màng xương

D. Xương có mô xương cứng và cấu tạo từ chất hữu cơ

3. Nguyên nhân chủ yếu của sự mỏi cơ:

A. Lượng nhiệt sinh ra nhiều

B. Do dinh dưỡng thiếu hụt.

C. Do lượng cacbonic quá cao.

D. Lượng ôxy trong máu thiếu nên tích tụ lượng axit trong cơ

4. Ở động mạch, máu được vận chuyển nhờ:

A.Sức đẩy của tim và sự co giãn của động mạch

B. Sức hút của lồng ngực khi hít vào và sức đẩy của tim

C. Sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch và sức đẩy của tim

D. Sức hút của tâm nhĩ và sự co dãn của động mạch

5. Trong hệ thống tuần hoàn máu lọai mạch quan trong nhất là

A. Động mạch. B. Tĩnh mạch. C. Mao mạch. D. Mạch bạch huyết

6. Vai trò của khoang xương trẻ em là:

A. Giúp xương dài ra

B. Giúp xương lớn lên về chiều ngang

C. Chứa tủy đỏ

D. Nuôi dưỡng xương

7. Ngăn tim có thành cơ mỏng nhất là

A. Tâm nhĩ phải. B. Tâm thất phải. C. Tâm nhĩ trái. D. Tâm thất trái.

8. Chất dinh dưỡng trong thức ăn được hấp thu chủ yếu ở

A. Khoang miệng. B. Ruột non C. Dạ dày D. Ruột già

9. Môi trường trong của cơ thể gồm:

A. Máu, nước mô và bạch cầu.

B. Máu, nước mô và bạch huyết.

C. Huyết tương, các tế bào máu và kháng thể.

D. Nước mô, các tế bào máu và kháng thể.

10. Khi nhai kỹ cơm cháy trong miệng ta thấy có vị ngọt vì

A. Cơm cháy và thức ăn được nhào trộn kỹ

B. Cơm cháy đã biến thành đường

C. Nhờ sự hoạt động của amilaza.

D. Thức ăn được nghiền nhỏ

II. Tự luận (6 điểm)

Câu 3: Trình bày phương pháp hà hơi thổi ngạt khi cấp cứu người chết đuổi. (2,5đ)

Câu 4: Lấy một ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó. (1đ)

Câu 5: Vì sao huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn chuyển được qua tĩnh mạch về tim.(1,5đ)

Câu 6: Trình bày vai trò của gan.(1đ)

26 tháng 3 2018

- cận thị là tậ mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần .
- nguyên nhân:
+do bẩm sinh .
+do thể thủy tinh luôn phồng .
- cách khắc phục :sử dụng kính phân kì
cái cuối @@

26 tháng 3 2018
Tật cận thị
Khái niệm - Là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần
Nguyên nhân

- Bẩm sinh: cầu mắt dài

- Tập nhiễm: vệ sinh học đường

Cách khắc phục - Đeo kính 2 mặt lõm (kính phân kì)

16 tháng 10 2017
Trường THCS Nguyễn Tri Phương KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học: 2011 – 2012 Môn: Sinh 8 - Thời gian: 45 phút - Đề A Câu 1. (2đ) Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng. Câu 2. (2đ) Lập bảng phân biệt tính chất của phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện. Câu 3. (3đ) Mô tả cấu tạo màng lưới của mắt. Vì sao ảnh của vật hiện trên điểm vàng lại nhìn rõ nhất ? Câu 4. (1.5đ) Mô tả cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu. Câu 5. (1.5đ) Nêu các nguyên tắc rèn luyện da. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không ngấm nước ? Trường THCS Nguyễn Tri Phương KIỂM TRA 1 TIẾT Năm học: 2011 – 2012 Môn: Sinh 8 - Thời gian: 45 phút - Đề B Câu 1. (2đ) Nêu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh. Câu 2. (2đ) Lập bảng phân biệt cấu tạo và chức năng của trụ não và tiểu não ở người. Câu 3. (3đ) Phân biệt tật cận thị và viễn thị. Tại sao người già thường phải đeo kính lão ? Câu 4. (1.5đ) Nêu các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu. Câu 5. (1.5đ) Nêu các hình thức rèn luyện da. Vì sao ta nhận biết được nóng lạnh của vật mà ta tiếp xúc ?
17 tháng 10 2017

cảm ơn

13 tháng 4 2021

MÌnh chưa thi nhưng đề thi của quận mình thường có các câu tính toán(VD:tính khí hữu ích,vv;các bệnh,so sánh(PXCĐK,PXKĐK;hô hấp thường và hô hấp sâu...)

chúc bạn thi tốt

 

15 tháng 4 2021

Câu 1 (2,5 điểm):

          Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu 2 (1,0 điểm):

          Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.

Câu 3 (3,0 điểm):

          a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?

          b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.

- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?

- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?

Câu 4 (1,0 điểm):

   Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 5 (2,0 điểm):

          a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

          b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?  

Câu 6 (3,0 điểm):

          a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

          b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.

Câu 7 (3,5 điểm):

          a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?

          b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):

Phân tử của thức ăn ( I )

Enzim ( II )

                   1. Tinh bột

                     a. Pepsin

                   2. Lipit

                     b. Amilaza

                   3. Protein

                     c. Nucleaza

                   4. Axit nucleic

                     d. Lipaza

Câu 8 (2,0 điểm):

            Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?

Câu 9 (2,0 điểm):  

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?

Đây ạ