Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.“Đêm nay trăng sáng hơn gương
Trời trong, gió mát, bé ngồi ngẩn ngơ
Bé ngồi bé ngắm ông trăng
Mỉm cười hỏi mẹ trăng sao lại tròn?
Mẹ cười và bảo bé rằng
Trăng tròn vì độ trung thu đến rồi!
Mẹ ơi có phải trung thu
Bé được phá cỗ, xem lân hội rằm
Mẹ nhìn mắt bé tròn xoe
Gật đầu khẽ nói đúng rồi con yêu
Bé vui bé thích trung thu
Được mẹ cho bánh, được chơi lồng đèn”
2.
“Trái hồng phô má đỏ hây
Bưởi đào ướp nắng treo ngay trước nhà
Long lanh sao sáng Ngân Hà
Xuống chơi cùng bé trong nhà ngoài sân
Rừng xa sư tử, kỳ lân
Cùng về với bé kết thân bạn hiền
Dưới ao cá chéo cùng lên
Góp vui mở hội rước đèn đêm trăng
Trái na mở mắt tròn căng
Chuối cười phô cả hàm răng rực vàng”
Bài 1 :
Ai mà ko khỏi bỡ ngỡ khi lần đến trường ? Những ngày đó chắc hẳn ai cũng nhớ . Nhưng khi được sự động viên , cổ vũ thì cảm giác đó nó sẽ biến mất . Và em đã được 1 cô giáo làm điều đó . Cô là người em luôn kính trọng . Cô đã giúp đỡ em trong những ngày đầu tiên . Cô dạy em cách cầm bút và viết những nét chữ đầu tiên , dạy em cách làm người , đối nhân xử thế . Đó là kỉ niệm mà em không bao giờ quên được .
Bài 2 :
Đêm nay là trung thu
Trăng chiếu sáng vằng vặc
Em ngồi bên cửa sổ
Ngắm trăng rồi ngắm sao .
Không đăng câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, đây là nơi học tập chứ không phải nơi để bạn đăng câu hỏi linh tinh
-Vấn đề cần giải thik là tự do
- Phương pháp:
+ Nêu định nghĩa
+ Kể các bỉu hiện
+ Nêu cái lợi và chỉ ra nguyên nhân của tự do
Chúc bn hx tốt!
Vấn đề giải thích: quyền tự do
Phương pháp:
* Nêu định nghĩa
*CHỉ ra cái lợi và cái hại
Chắc là đúng :vv
Cùng viết về ánh trăng nhưng trong hai bài thơ “Cảnh khuya” và bài thơ “Rằm tháng Giêng”, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái, một cảm xúc đặc biệt. Cùng là ánh trăng đấy nhưng hình ảnh trong mỗi bài thơ lại mang một nét đẹp, lại chứa đựng những cảm xúc riêng của nhân vật trữ tình. Nếu trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh vẽ ra khung cảnh đêm khuya ánh trăng được đặt trong mối quan hệ với vạn vật nơi rừng sâu và phản chiếu hình ảnh con người đang ôm mối suy tư khi liên quan đến vận nước, thì bài thơ Rằm tháng Giêng lại là bức tranh mùa xuân dưới ánh trăng Rằm, hình ảnh của nhân vật trữ tình đang trong tư thế lạc quan tự tại và niềm tin vào sự chiến thắng của Cách mạng, vào sự trường tồn của vận nước.
Trong bài thơ Cảnh khuya, Hồ Chí Minh đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp, nó dường như trở lên sinh động hơn trong đêm trăng nhưng nổi bật lên trong bức tranh ấy là vẻ đẹp của một con người cách mạng đang trăn trở, suy tư về công việc của dân tộc, của đất nước:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa
Trong không gian tĩnh lặng của đêm khuya, tiếng suối róc rách chảy trong đêm vang vọng trong không gian, đặc biệt trong cảm nhận của Hồ Chí Minh thì tiếng suối này không như những tiếng suối thường nghe thấy mà nó dịu nhẹ hơn, da diết hơn, nó tựa như “tiếng hát xa” như có như không mà vọng lại. làm cho không gian vốn tĩnh lặng của đêm khuya tràn ngập âm thanh, như một khúc giao hưởng giữa rừng già. Không chỉ âm thanh mà ngay hình ảnh cũng kích thích, cũng hấp dẫn thị giác của người nhìn, đó là hình ảnh của bóng trăng lồng vào bóng của cây cổ thụ, bóng của cây cổ thụ lại lồng vào hoa, một sự kết hợp thật độc đáo.
“Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”
Trong không gian thanh vắng của đêm khuya, hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên với những nỗi trăn trở, suy tư. Đó là những suy tư về vận nước, về tương lai của một dân tộc, hình ảnh ấy làm cho người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đẹp, thật đáng trân trọng. Trong bài “Rằm tháng Giêng” lại khác, khung cảnh thiên nhiên mà chủ tịch Hồ Chí Minh gợi ra đó chính là khung cảnh của trời đất, sông nước khi có ánh trăng Rằm soi chiếu, cũng là ánh trăng đêm nhưng giữa hai bài thơ lại mang đến những sắc thái khác biệt, máu sắc và cảm xúc hoàn toàn khác biệt.
“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”
Bài thơ Rằm tháng Giêng là khung cảnh đêm xuân thật rực rõ, đó là cái bát ngát, rợn ngợp mà không kém phần sinh động, thi vị. Chỉ một từ láy “lồng lộng” thôi nhưng Hồ Chí Minh đã gợi ra giới hạn vô tận của không gian. Trong không gian rộng lớn ấy, ánh trăng Rằm không chỉ soi chiếu lên vạn vật làm cho chúng trở lên sáng rõ, tươi sắc hơn. Mà trên dòng sông, ánh trăng dường như đã hòa vào làm một với dòng nước, làm cho dòng nước ấy trở nên lộng lấy bởi sự kết hợp màu sắc giữa bầu trời, ánh trăng và không khí của mùa xuân, làm cho dòng sông mùa xuân vốn tươi đẹp lại tràn ngập sắc “xuân”, làm cho không sáng đêm khuya sáng bừng lên bởi vẻ đẹp của đất trời, của vạn vật.
“Giữa dòng bàn bạc việc quân
Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”
Nhân vật trữ tình trong bài thơ này cũng không phải bơi thuyền trên sông để ngắm cảnh mà nhằm một mục đích cao cả hơn, to lớn hơn, đó là “bàn việc quân”. Câu thơ gợi hình dung ra hình ảnh của Bác với những người cộng sự của mình đang luận bàn việc nước, những công việc có liên quan trực tiếp đến vận mệnh của một dân tộc. Không khí họp bàn khá nghiêm tức nhưng lại không bị lên gân, cường điệu một cách thái quá, điều này thể hiện được một tâm hồn tư thái, tinh thần bản lĩnh của những người làm chủ. Đặc biệt trong câu thơ này còn có sự kết hợp giữa cảnh vật với lòng người “Khuya về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”. Hình ảnh ánh trăng ngân như báo hiệu một tương lai tươi sáng, rực rỡ của cách mạng, của đất nước.
Như vậy, ở trong cả hai bài thơ, Hồ Chí Minh đều thể hiện được tình yêu đối với thiên nhiên, vạn vật và phương tiện để truyền tải tình yêu ấy chính là ánh trăng, và troong cả hai bài thơ thì hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng cũng hiện lên thật đẹp, dù có trăn trở suy tư hay thư thái, tự tin thì đều rất đáng trân trọng, vì con người ấy dành trọn vẹn tình cảm, tâm hồn mình cho đất nước, cho quê hương.
a)ĐP được mệnh danh là thi thánh đời đường Trung Quốc nên những tác phẩm ông để lại còn nguyên giá trị đến ngày nay.Thế nên khi có dịp đến thăm bảo tàng thì các nhà khoa hoc Việt Nam rất thích thú khi đọc lại thơ thi thánh -ĐP.Khi đọc những bài thơ này chúng ta thấy ĐP có tầm nhìn xa trông rộng với một tâm sáng ngời ,lo cho cuộc sống của muôn dân.Đó là ngôi nhà chung.Ngày nay cả thế giới đang sống trong ngôi nhà chung cùng nhau xây dựng.
b)Cậu tự làm nhé
Truyện cổ tích là những truyện do tưởng tượng, hư cấu mà nên do vậy cốt truyện không có thật. Tác giả qua từng câu chuyện để phản ánh ước mơ, khát vọng của tập thể, cộng đồng hay thể hiện những giá trị chân lý của cuộc sống.
Trái lại, ca dao dân ca là sản phẩm tinh thần của nhân dân, là những khúc hát tâm tình mà nhân dân sáng tác trong những hoàn cảnh cụ thể. Những hoàn cảnh này là hoàn cảnh có thật trong đời sống hàng ngày của người dân lao động. Nó thể hiện tư tưởng, tình cảm và ước mơ, khát vọng của nhân dân. Vì ca dao dân ca là tiếng nói tâm tình nên sức truyền cảm của nó tới người tiếp nhận rất lớn. Những bài ca dao than thân, những câu ca dao nghĩa tình...đều thể hiện những hoàn cảnh, cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân, những cung bậc tình cảm rất thật, rất chân thành.
Em có thể lấy ví dụ để chứng minh thông qua các bài ca dao than thân, ca dao tình nghĩa.
+ Ca dao than thân:
Thân em như dải lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày
....
+ Ca dao tình nghĩa:
- TÌnh vợ chồng
- Tình anh em
- Tình yêu đôi lứa...
Dẫn chứng rất nhiều và phong phú, bạn có thể sưu tầm làm dẫn chứng nhé.
- Nem công chả phượng: chỉ món ăn ngon, quý hiếm.
- Sơn hào hải vị: món ăn ngon, quý, lấy từ rừng và biển.
- Khỏe như voi: rất khỏe.
- Tứ cố vô thân: xung quanh không có ai thân thuộc.
- Da mồi tóc sương: chỉ người già yếu, tuổi cao.
Cuộc thi dành cho lớp mấy vậy
cuoc thi cho moi nguoi