K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 7 2018

Tôi thấy những cách sử dụng những từ ngữ và hình ảnh đó rất hay bởi vì chúng làm cho đoạn văn hay hơn,sống động hơn và người đọc có thể cảm nhận được khao khát của tác giả đã được viết trong đoạn văn đó.

(đây là cảm nhận riêng ! ko hay xin thông cảm!)

28 tháng 3 2019

thanks

2 tháng 6 2018

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ, hình ảnh để nói về ước mơ thời niên thiếu của mình.Các từ ngữ " cháy lên "," cháy mãi "," khát vọng "," ngửa cổ "," tha thiết "," cầu xin "," khát khao "...cùng với hình ảnh " một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời "  và  " cánh diều tuổi ngọc ngà bay đi, mang theo nỗi khát khao " đã cộng hưởng nhằm nhấn mạnh niềm hi vọng thiết tha,ước mơ,khát khao cháy bỏng của tác giả trong thời thiếu niên.

Mk nghĩ vậy,chúc bạn học tốt.

2 tháng 6 2018

                                                                                  BÀI LÀM

Đọc đoạn thơ trên, tác giả đã cho em cảm nhận rằng tuổi thơ tác giả luôn tràn đầy khát vọng, tuổi thơ ấy đã được nâng lên từ những cánh diều. Tác giả đã dùng hình ảnh: "Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và cũng tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!" càng cho thấy nỗi niềm khát khao của tác giả qua những từ ngữ: ngửa cổ suốt một thời mới lớn, chờ đợi, tha thiết cầu xin.

Qua đó, em cảm nhận thấy tác giả đã dùng các từ ngữ, hình ảnh sáng tạo, sinh động, nói lên khát vọng tuổi thơ mãnh liệt mà hồn nhiên, trong sáng.

11 tháng 7 2018

Trong bài thơ, tác giả đã diễn tả sâu sắc về cảm xúc của mình.Khát vọng tuổi thơ dào dạt dâng lên, "cháy mãi" trong tâm hồn tuổi thơ lũ trẻ mục đồng. Có thú vui nào say mê hơn cái thú nằm trên bãi cỏ "ngửa cổ" theo dõi những cánh diều "mềm mại như cánh bướm", bay lượn giữa "bầu trời tự do", lắng tai nghe tiếng sáo diều vi vu trầm bổng? Tạ Duy Anh cùng những đứa bạn nhỏ mục đồng vô cùng say mê "chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời". Cánh diều tuổi thơ cũng là cánh diều cổ tích của miền thơ ấu. Tiếng cầu xin của lũ trẻ mục đồng "tha thiết" vang lên: "Bay lên diều ơi! Bay đi!". Cánh diều càng bay cao, bay xa, tiếng sáo diều càng vi vu ngân vang, Tạ Duy Anh càng xúc động bồi hồi cảm thấy nỗi khát khao cháy bỏng tâm hồn mình đã "bay đi" cùng "cánh diều tuổi ngọc ngà"...

Qua đó cho ta thấy: tình cảm của nhà thơ với cánh diều thật thiết tha, những kỉ niệm thời thơ ấu bên cánh diều cùng bạn bè đọng mãi trong lòng tác giả.

12 tháng 7 2018

                                                                                                BÀI LÀM :

Sau khi đọc xong đoạn thơ trên, em cảm nhận được rằng tuổi thơ của tác giả mang đầy những khát vọng. Và những khát vọng đấy được thắp sáng lên từ những cánh diều. Trong đó, tác giả đã sử dụng một câu là : Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!". Còn có những từ ngữ thể hiện những ước mơ của tác giả nữa là : cháy lên, cháy mãi, ngửa cổ, chờ đợi, hi vọng, tha thiết, cầu xin, khát khao.

Qua đó thì em thấy rằng tác giả đã sử dụng những từ ngữ, câu nói sáng tạo để thể hiện lòng khát vọng mãnh liệt của tác giả trong thời thiếu niên của mình.

Trên đây là bài làm của mình, mình ko chắc chắn đúng 100% đâu nhé. Chúc bạn học giỏi.

28 tháng 5 2018

- Tác giả tả trò chơi diều hấp dẫn qua những từ ngữ, hình ảnh là:

+) Cánh diều mềm mại như cánh bướm

+) Tiếng sáo diều vi vu trầm bổng

+) Sáo đơn, sáo kép, sáo bè,... như gọi thấp xuống những vì sao sớm

- Tác giả nghĩ rằng " Tuổi thơ tôi được nâng lên từ những cánh diều" vì: cánh diều đã mang đến niềm vui cho tuổi thơ của tác giả, nhìn những cánh diều bay bổng trong không trung, mang theo những mong muốn, ước nguyện của tác giả bay lên cao, làm cho tác giả cố gắng hơn nữa để thực hiện được điều mình muốn.Chắp cánh ước mơ cho tuổi thơ. Càng yêu quê hương, xóm làng mình tươi đẹp vì có cánh diều mang vui vẻ, yêu thương đến.

@_@

Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ , các câu văn dưới đây ?a) Trận đánh đã bắt đầu      Quân ta ào lên trước      Một tên giặc ngã nhào      Chết rồi, không dậy được .     Chết là không nhúc nhích Sao nó cứ lồm cồm ?    Tính ăn gian chẳng thích    Chơi thật thà vui hơn.    Thằng giặc cuống cả chân    Nhăn nhó kêu rối rít    -Đồng ý là tao...
Đọc tiếp

Có thể đặt dấu hai chấm vào chỗ nào trong các khổ thơ , các câu văn dưới đây ?

a) Trận đánh đã bắt đầu 

     Quân ta ào lên trước 

     Một tên giặc ngã nhào 

     Chết rồi, không dậy được .

     Chết là không nhúc nhích 

Sao nó cứ lồm cồm ?

    Tính ăn gian chẳng thích

    Chơi thật thà vui hơn.

    Thằng giặc cuống cả chân

    Nhăn nhó kêu rối rít

    -Đồng ý là tao chết

    Nhưng đây ... tổ kiến vàng!

b)Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng tha thiết cầu xin ''Bay đi,diều ơi ! Bay đi!?

c)Từ Đèo Ngang nhìn về hướng nam ,ta bắt gặp một cảnh thiên nhiên kì vĩ phía tây là dãy Trường Sơn trùng điệp , phía đông là biển cả bao la,ở giữa là một vùng đồng bằng biếc xanh màu lục diệp.

(ai nhanh mk k 2 k luôn )

4
18 tháng 4 2018

chả biết

18 tháng 4 2018

chị thử trả lời xem

24 tháng 8 2019

giúp mình MN ơi

x+4=2 mũ 0 + 1 mũ 2019

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆTThời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt...
Đọc tiếp

ĐỀ KIỂM TRA MÔN TIẾNG VIỆT
Thời gian làm bài: 90 phút( không kể thời gian giao đề )

Câu 1(3 điểm): Cho đoạn văn:

(1)Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.(2)Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.
(Theo Nguyễn Khải)
a. Trong đoạn văn trên, từ ngữ làng quê tôi được thay thế bằng những từ ngữ nào?Sự thay thế từ ngữ ở đây có tác dụng gì?
b. Xác định các từ láy có trong đoạn văn.
c. Tìm chủ ngữ, vị ngữ của câu(1) và cho biết đó là câu đơn hay câu ghép?
Câu 2(2 điểm): Chọn 1 từ thích hợp nhất trong số các từ có trong ngoặc đơn để điền vào ô trống ở mỗi câu dưới đây:
a. Nắng cứ như từng.....(tia lửa, dòng lửa, đốm lửa) xối xuống mặt đất.
b. Những cơn mưa mù hạ đến rất nhanh và ra đi cũng rất.....(chậm chạp, chầm chậm, vội vàng).
c. Ông già.....(mùa thu, mùa xuân, mùa đông) xuất hiện, vội trùm cả chiếc áo choàng xám lên cây cỏ, vạn vật.
d. Những cánh đồng lúa xanh mướt.....(rào rào, dập dờn, cuồn cuộn) trong gió nhẹ.

Câu 3(5 điểm): Hãy viết 1 đoạn văn 10-12 câu trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau, tre chẳng ở riêng
Lũy thành từ đó mà nên hỡi người.
Chẳng may thân gãy, cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng.
(Tre Việt Nam- Nguyễn Duy)

Câu 4(2 điểm): Dùng câu thơ Trái đất này là của chúng mình(trích từ bài thơ Bài ca về trái đất của nhà thơ Định Hải) làm câu mở đầu đoạn văn, hãy viết tiếp 2 câu để biểu hiện mơ ước về trái đất.
Tìm 2 từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa với từ trái đất.
Câu 5(8 điểm): Mùa đông qua rồi mùa xuân đến, mỗi 1 mùa, cây bàng trường em lại có những vẻ riêng. Hãy miêu tả những vẻ riêng ấy của cây bàng.

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
26 tháng 4 2018

1.

a. "Làng quê tôi" được thay bằng "đây", "mảnh đất cọc cằn này".

b. Các từ láy: đăm đắm, tha thiết, day dứt, cọc cằn.

c. Câu (1) là câu ghép.

Làng quê tôi // đã khuất hẳn nhưng tôi // vẫn đăm đắm nhìn theo.

CN                     VN                         CN            VN

2.

a. dòng lửa

b. vội vàng

c. mùa đông

d. dập dờn

3. Gợi ý nội dung viết đoạn văn cảm nhận:

Đoạn thơ nói về tinh thần đoàn kết, bao bọc, sự tiếp nối của tre (cha truyền con nối, tre già măng mọc). Đồng thời cũng chính là những đức tính, phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam: kiên cường, bất khuất, đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình.

23 tháng 5 2024

TÌM TRONG BÀI MỘT CÂU GHÉP VÀ PHÂN TÍNH CÂU GHÉO ĐÓ CÓ MẤY VẾ CÂU ( BÀI TIẾNG ĐỒNG QUÊ

 

 

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu...
Đọc tiếp

TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại) TRIỀN ĐÊ TUỔI THƠ Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền như hình với bóng, tựa hai người bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Từ lúc chập chững biết đi, mẹ đã dắt tôi men theo bờ cỏ chân đê. Con đê thân thuộc đã nâng bước, dìu dắt và tôi luyện cho những bước chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bước vào đời. Chẳng riêng gì tôi, mà hầu hết những đứa nhỏ sinh ra ở trong làng đều coi con đê là bạn. Chúng cũng nô đùa, chơi trò đuổi bắt, chơi ô ăn quan trên đê mỗi khi bố mẹ vắng nhà ra đồng, ra bãi làm việc. Tuổi học trò, sáng cắp sách tới trường, chiều về cả hội lại lùa tất cả trâu, bò lên đê cho chúng gặm cỏ và tha hồ vui chơi đợi khi hoàng hôn xuống trở về làng. Những đêm trăng thanh gió mát lên đê trải chiếu nằm đếm sao trời mới tuyệt và thú làm sao. Tôi nhớ nhất là những đêm trung thu, người lớn trong làng tổ chức bày cỗ cho thiếu nhi trên mặt đê rất vúi và không khí của lễ hội trẻ em kéo dài tưởng như bất tận… Năm tháng qua đi, những lối mòn chạy xéo ngoằn ngoèo từ chân lên tới mặt đê đã in dấu biết bao bàn chân của các thế hệ sớm hôm đi, về. Đời người ai cũng có nhiều đổi thay qua thời gian, song con đê vẫn gần như nguyên vẹn, vẫn sừng sững chở che bao bọc lấy dân làng tôi cũng như cả một vùng rộng lớn. Những trận lũ lớn đỏ ngầu phù sa hung dữ, con đê lại gồng mình lên để không chỉ bảo vệ tính mạng con người, gia súc mà còn bảo vệ cả mùa màng… …Xa quê cả bao năm trời, mùa lũ này tôi mới trở lại quê hương, trở lại làng quê đã sinh ra và nuôi tôi khôn lớn. Con đê vẫn đấy, màu xanh của cỏ mượt mà vẫn đấy. Tôi tần ngần dạo gót trên chiều dài của con đê chạy suốt từ điếm canh đê này tới điếm canh đê kia và mường tượng nhớ về những kỉ niệm của một thời xa xăm… (Theo Nguyễn Hoàng Đại)

Hãy viết 1 bài vân cảm thụ về bài văn trên

1
12 tháng 4 2018

Khi đọc bài " Triền đê tuổi thơ " này , em thấy rằng ai cũng có kỉ niệm tuổi thơ đẹp . Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả hết sức bình dị về một con đê . Con đê chỉ là một thứ rất bình thường , nhưng đối với tác giả là những kí ức đẹp . Những kí ức của tác tuy cũng rất bình dị nhưng lại vô cùng đáng yêu . Con đê đã cùng tác giả tập đi , chiều thì dắt bò hay trâu đi gặm cỏ và nô đùa,... . Đó là những kí ức xa xăm của tác giả về tuổi thơ , nhưng giờ tác giả vận nhớ như in . Chúng ta cũng vậy , khi lớn lên thì hãy nhớ kĩ những kí ức tuyệt vời gắn liền với một thứ nào đó.

Trường Tiểu học Tứ MinhHọ tên:................................................... Lớp: 5 …………BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II Năm học: 2016 - 2017 Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5 Điểm    Đ:    V:  TB:Nhận...
Đọc tiếp

Trường Tiểu học Tứ Minh

Họ tên:...................................................

 Lớp: 5 …………

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

 Năm học: 2016 - 2017

 

Môn: TIẾNG VIỆT – Lớp 5

 

Điểm

    Đ:

    V:

  TB:

Nhận xét

 

......................................................................................................................................................

 

......................................................................................................................................................

 

 

GV coi:……………………….……………… GV chấm:………………………….………………

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt: (7điểm) (20 phút)

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng sáo diều

          Không biết tự bao giờ, mùa hạ in đậm trong tôi. Đó là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

          Mỗi buổi chiều, khi những tia nắng chói chang tắt dần cũng là lúc tụi trẻ chúng tôi ùa ra cánh đồng, tung lên trời những cánh diều nhỏ. Xếp lại những lo toan bài vở, chúng tôi đau đáu nhìn theo những cánh diều trên bầu trời cao rộng. Thả diều trong buổi chiều lộng gió, được lắng nghe tiếng sáo vi vu hòa lẫn tiếng hò reo của bọn trẻ. Chẳng có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào có thể so sánh nổi bản nhạc ấy của đồng quê. Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những tâm hồn đi tìm về kí ức tuổi thơ.

          Tôi xa cánh diều tuổi thơ đã khá lâu... Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

Một mùa hè lại đến. Tôi khoác ba lô về thăm quê với tiếng sáo diều giục giã. Tôi bắt gặp hình ảnh những cậu bé đang mải mê vót nan tre uốn cánh diều giống tôi ngày trước. Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người. Tôi đã nhận ra bao điều trong tiếng sáo ấy... Ôi, sáo diều ... có lẽ sẽ theo tôi suốt cả cuộc đời này ...

Nguyễn Anh Tuấn

Câu 1: Tại sao mùa hạ lại in đậm trong tâm trí tác giả?(0,5 đ)

a. Vì mùa hạ là tác giả được nghỉ hè.

b. Vì mùa hạ là tác giả được về thăm quê.

c. Vì mùa hạ là mùa của những cánh diều no gió, mùa của những tâm hồn khát vọng tuổi thơ.

Câu 2: Dựa vào bài đọc, xác dịnh những điều nêu dưới đây là đúng hay sai? Khoanh tròn vào “đúng” hoặc “sai”. (0,5 đ)

Bọn trẻ thường thả diều vào thời gian nào trong ngày?

Buổi chiều, khi ánh nắng chói chang tắt dần

Đúng / Sai

Buổi chiều, khi trời nổi gió to

Đúng / Sai

Buổi sáng, khi trời mát mẻ

Đúng / Sai

Câu 3: Tiếng sáo diều được miêu tả bằng những chi tiết nào?(0,5 đ)

a. Không có bản nhạc của một nghệ sĩ thiên tài nào so sánh nổi với tiếng sáo diều.

b. Tiếng sáo diều thánh thót ngân nga giữa cánh đồng.

c. Tiếng sáo diều trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè.

Câu 4: Điền từ còn thiếu vào chỗ thích hợp để được ý đúng: (0,5 đ)

Tiếng sáo ấy trong và thanh như tiếng gọi của mùa hè, tiếng gọi của những ..................................................................... đi tìm về kí ức tuổi thơ.

Câu 5: Tiếng sáo diều khiến tác giả sững người và nhận ra bao điều ....Đặt mình vào vai tác giả, em hãy viết những điều mình nhận ra khi nghe tiếng sáo diều:(1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 6: Em có ước mơ gì sau khi đọc câu chuyện trên của tác giả? (1 đ)

..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 7:Từ nào viết đúng chính tả (0,5 đ)

a. giục giã              b. dục dã              c. rục rã                 d. giục rã

Câu 8: Xác định CN - VN trong câu sau (0,5 đ)

Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

..........................................................................................................................................

Câu 9:Dấu phẩy trong câu sau được dùng để làm gì? (1 đ)

Bất chợt, tiếng sáo diều vi vút lên ngân nga trê cánh đồng yên ả khiến tôi sững người.

Câu 10:Đặt 1 câu có sử dụng dấu hai chấm với tác dụng liệt kê.(1 đ)

B – Kiểm tra viết: (10 điểm )

1. Chính tả ( 2 điểm): GV đọc cho HS viết đoạn 1, 2 bài: " Qua những mùa hoa" (Sách TV5, tập 2, trang 98).

2. Tập làm văn  ( 8 điểm)

            “Lúc ở nhà mẹ cũng là cô giáo/ Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền.” Hãy tả lại cô giáo (thầy giáo) đã dạy em trong 5 năm học vừa qua mà em yêu quý nhất.

3
30 tháng 4 2018

Mk làm những chỗ mk bít còn đâu mn giúp mình nha

30 tháng 4 2018

HƯỚNG DẪN CHẤM

BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II

MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5

 

A – Kiểm tra đọc: (10 điểm )

1. Kiểm tra đọc thành tiếng: (3điểm)

Giáo viên đánh giá, cho điểm dựa vào những yêu cầu sau:

a. Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu.

b. Đọc đúng tiếng, đúng từ, trôi chảy, lưu loát.

c. Ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu, các cụm từ.

2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức tiếng việt: (7điểm)

Câu

1

2

3

7

Đáp án

C

Đ/S/S

A, C

A

Câu 4: tâm hồn.

Câu 8: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                                   VN

Hoặc: Tiếng sáo diều vẫn len lỏi trong từng giấc mơ tôi, gợi về một miền kí ức.

                      CN                                      VN1                                  VN2

Câu 9: Dấu phẩy trong câu trên dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt câu.

Câu 10: HS đặt câu đúng yêu cầu, trình bày đúng mẫu cho 1 đ. Dầu câu không viết hoa, cuối câu không có dấu chấm trừ nửa số điểm.

BKiểm tra viết: (10 điểm)            

1. Chính tả nghe – viết:  (2 điểm) (15 phút)

- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ và đúng theo đoạn văn: 2 điểm.

- Học sinh viết mắc 2 lỗi chính tả trong bài viết (sai - lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh; không viết hoa đúng quy định,...) : trừ 0,5 điểm.

2.  Tập làm văn ( 8 điểm)

a) Mở bài: 1 điểm

b) Thân bài: 4 điểm

- Nội dung: 1,5 điểm

- Kĩ năng: 1,5 điểm

- Cảm xúc: Nêu được tình cảm với người mình tả: 1 điểm

c) Kết bài: 1 điểm

- Chữ viết, chính tả: 0,5 điểm

- Dùng từ, đặt câu: 0,5 điểm

- Sáng tạo: 1 điểm