Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đề kiểm tra học kì 2 Toán lớp 6 số 1
Bài 1: Thực hiện phép tính: (3 đ)
Bài 2: Tìm x, biết: (3 đ)
Bài 3: (2 đ) Một quyển sách dày 36 trang. Ngày đầu An đọc được 4/9 số trang sách. Ngày thứ hai An đọc tiếp 50% số trang sách còn lại. Hỏi An còn bao nhiêu trang sách chưa đọc?
Bài 4: Cho 2 tia OB và OC cùng nằm trên một nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA. Biết góc AOB = 60o và góc AOC = 120o.
a) Tia OB có nằm giữa 2 tia OA và OC không? Vì sao? (0,5đ)
b) Tia OB có phải là tia phân giác của góc AOC không? Vì sao? (1đ)
c) Vẽ OD là tia đối của tia OA và OE là tia phân giác của góc DOC.Tính (0,5đ)
>> Tham khảo: Đề cương ôn tập học kì 2 môn Toán lớp 6 năm 2018 - 2019
ĐỀ 2 - Đề kiểm tra học kì 2 Toán lớp 6
Bài 1: Thực hiện phép tính: (3đ)
Bài 2: Tìm x, biết: (3đ)
Bài 3: Tính hợp lý tổng sau: (1đ)
Bài 4: Trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ chứa tia At, vẽ góc tAx = 75o và tAy = 150o (3đ)
a) Trong 3 tia Ax, Ay, At tia nào nằm giữa hai tia còn lại? Vì sao?
b) Tính góc xAy?
c) Tia Ax có phải là tia phân giác của góc tAy? Vì sao?
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 6 NĂM HỌC 2017-2018
MÔN: TOÁN
I. TRẮC NGHIỆM (2 ĐIỂM). Lựa chọn câu trả lời đúng
Câu 1. Phân số chưa tối giản trong các phân số \(\frac{-1}{4};\frac{-4}{12};\frac{9}{16};\frac{14}{63}\)
A. \(\frac{-1}{4}\) B. \(\frac{-4}{12};\frac{14}{63}\) C. \(\frac{9}{16}\) D. \(\frac{9}{16};\frac{14}{63}\) Câu 2. Cho các phân số \(\frac{3}{5};\frac{-2}{-3};\frac{-3}{5};\frac{2}{-7}\), sắp xếp các phân số đó theo thứ tự tăng dần thì thứ tự đúng là:
A. \(\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{3}{5};\frac{-2}{-3}\) B. \(\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{-2}{-3};\frac{3}{5}\) C. \(\frac{2}{-7};\frac{-3}{5};\frac{3}{5};\frac{-2}{-3}\) D. \(\frac{-2}{-3};\frac{-3}{5};\frac{2}{-7};\frac{3}{5}\)
Câu 3. Kết quả đúng của phép tính \(\frac{-1}{2}-\frac{2}{3}\)là:
A. \(\frac{-1}{5}\) B. \(\frac{-3}{5}\) C. \(\frac{-7}{6}\) D. \(-\frac{1}{6}\)
Câu 4. Số đối của số \(a=\frac{3}{5}-\frac{-1}{2}\)là:
A. \(\frac{11}{10}\) B. \(\frac{-10}{11}\) C. \(\frac{-11}{10}\) D. \(\frac{10}{11}\)
Câu 5. Cho các số sau: \(\frac{10}{43}\); 4,3; -0,25; 8; 3,4. Cặp số nghịch đảo của nhau là:
A. 4,3 và 3,4 B. -0,25 và 8 C. \(\frac{10}{43}\)và 3,4 D. \(\frac{10}{43}\)và 4,3
Câu 6. 20% của 30 là:
A. 5 B. 6 C. 15 D. 600
Câu 7. Tia phân giác của 1 góc là:
A. Tia nằm giữa hai cạnh của góc ấy
B. Tia tạo với hai cạnh của góc ấy hai góc bằng nhau
C. Tia nằm giữa hai cạnh của góc và tạo với hai cạnh ấy hai góc bằng nhau
D. Cả 3 câu đều sai
Câu 8. Cho đường tròn (0; R). Kết luận nào sau đây đúng?
A. Điểm O cách mọi điểm trên đường tròn một khoảng R
B. Điểm O cách mọi điểm trên hình tròn một khoảng R
C. Điểm O nằm trên đường tròn
D. Cả A, B, C đều sai
Họ và tên :................................. KIỂM TRA HỌC KỲ II
Lớp: 6.... MÔN: VẬT LÝ 6 (Thời gian 45 phút)
I. TRẮC NGHIỆM: (3 điểm)
Câu 1: Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực?
A. Ròng rọc cố định B. Ròng rọc động C. Mặt phẳng nghiêng D. Đòn bẩy
Câu 2: Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?
A. Rắn, lỏng, khí B. Rắn, khí, lỏng C. Khí, lỏng rắn D. Khí, rắn, lỏng
Câu 3: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?
A. Khối lượng của chất lỏng tăng B. Trọng lượng của chất lỏng tăng.
C. Thể tích của chất lỏng tăng D. Cả khối lượng trọng lượng và thể tích đều tăng
Câu 4: Trường hợp nào dưới đây, không xảy ra sự nóng chảy?
A. Bỏ một cục nước đá vào nước B. Đốt một ngọn nến
C. Đốt một ngọn đèn dầu D. Đúc một cái chuông đồng
Câu 5: Trong quá trình tìm hiểu một hiện tượng vật lý, người ta phải thực hiện các hoạt động nào sau đây:
a) Rút ra kết luận
b) Đưa ra dự đoán và tính chất của hiện tượng
c) Quan sát hiện tượng
d) Dùng thí nghiệm để kiểm tra dự đoán .
Trong việc tìm hiểu tốc độ bay hơi của chất lỏng, người ta đã thực hiện các hoạt động trên theo thứ tự nào dưới đây?
A. b, c, d, a B. d, c, b, a C. c, b, d, a . D. c, a, d, b
Câu 6: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?
A. Khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm
C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm rồi sau đó mới tăng.
II. TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: (1,5 đ) Hãy so sánh về sự dãn nở vì nhiệt của các chất Rắn, lỏng, khí?
Câu 2: (2đ) Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Dụng cụ này hoạt động dựa trên nguyên tắc nào? Nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Tại sao phải làm như vậy?
Câu 3: (1,5 đ). Thế nào là sự nóng chảy và sự đông đặc? Nhiệt độ nóng chảy là gì?
Câu 4: (2 đ) Bỏ vài cục nước đá lấy từ tủ lạnh vào một cốc thuỷ tinh rồi theo dõi nhiệt độ của nước đá, người ta lập được bảng sau:
Đề này mình lấy trên mạng nhá bởi vì mình thấy nó hay
có lẽ bạn phải tự ôn thôi khó có ai mà cho bạn bài xem trừ khi đã có đáp án
có nè:
Đề kiểm tra Sinh học 6
A/Trắc nghiệm
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Hoa tự thụ phấn phải có đặc điểm quan trọng nào sau đây:
A. Hoa lưỡng tính hoặc hoa đơn tính.
B. Hoa lưỡng tính, nhị và nhuỵ không chín cùng một lúc.
C. Hoa đơn tính, màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt.
D. Hoa lưỡng tính có nhị – nhuỵ chín cùng một lúc.
2. Hoa lưỡng tính là một bông hoa có bộ phận nào:
A. Hoa có cả nhị và nhuỵ.
B. Hoa có đài, tràng, nhị.
C. Hoa có đài, tràng, nhuỵ.
D. Hoa có đế hoa, đài, tràng.
3. Chất dự trữ của hạt thường nằm ở đâu?
A. Trong lá mầm hoặc phôi nhũ.
B. Trong chồi mầm hoặc phôi nhũ.
Trong thân mềm hoặc phôi nhũ.
D. Trong thân mềm hoặc chồi mầm
4. Quả tự phát tán có đặc điểm đặc biệt nào:
A. Có nhiều gai, nhiều móc.
B. Quả có vị ngọt.
C. Quả có khả năng tự tách hoặc tự mở cho hạt tung ra.
D. Quả có cánh hoặc túm lông.
5. Rêu khác tảo ở đặc điểm :
A. Cơ thể cấu tạo đa bào
B. Cơ thể có rễ giả, thân lá thật
C. Cơ thể có một số loại mô
D. Cơ thể có màu xanh lục
6. Cây hạt trần có đặc điểm sau:
A. Có mạch dẫn trong thân
B. Chủ yếu là thân gỗ
C. Cơ quan sinh sản là hoa
D. Cơ quan sinh sản là nón
7. Thực vật hạt kín tiến hoá hơn tất cả các thực vật khác là vì chúng có:
A. Có nhiều cây to sống lâu năm
B. Sinh sản hữu tính
C. Có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn
D. Có cơ quan sinh dưỡngvà cơ quan sinh sản có cấu tạo phức tạp, đa dạng, có khả năng thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
8. Tính chất đặc trưng của thực vật hạt kín là đặc điểm nào sau đây?
A. Có rễ thân lá B. Sinh sản bằng hạt
C. Có hoa quả hạt nằm trong quả D. Sống ở trên
Câu 2. Chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ chấm …. trong các câu sau:
– Dương xỉ thuộc nhóm Quyết, là những thực vật đã có ………..(9)……………, ………………………, ………………… và có …(10)…………….
– Sinh sản bằng bào tử, bào tử nằm trong …………….(11)…………….. và cây con mọc ra từ …………….(12)………………. sau quá trình thụ tinh.
B/Tự luận:
1. Cấu tạo cơ quan sinh sản của cây thông có gì đặc biệt ?
2. Cơ quan sinh dưỡng của Rêu có cấu tạo cơ bản gì ?
3. Thực vật hạt kín có các đặc điểm chung nào?
4. Là học sinh, cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thế giới thực vật?
ANH TRAI MÌNH CÓ ĐẤY!