Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
– Nhân ngày 20/10, em chúc cô giáo và các bạn nữ trong lớp được nhiều quà và ngày càng có nhiều người quý mến hơn. Và hơn hết, xin chúc tất cả phụ nữ VN luôn luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
– Chúc mừng cô nhân ngày 20/10. Chúc cô thật nhiều sức khỏe, niềm vui và hạnh phúc. Kính tặng cô những bông hoa tươi thắm nhất! – Dành tặng những tình cảm sâu sắc và tôn kính nhất đến cô giáo trong ngày 20/10. Em cũng xin gửi lời chúc mừng đến cô giáo nhân ngày phụ nữ VN. Chúc các cô luôn mạnh khỏe, thành đạt, hạnh phúc và công tác tốt.
– Em chúc tất cả các cô giáo luôn mạnh khoẻ, trẻ trung, vui tính, luôn luôn giữ vững niềm tin và ngày càng nâng cao sự dũng cảm trước những đứa học trò nghịch như quỷ sứ bọn em!
– Nhân ngày 20/10 , em xin chúc cô lời chúc tốt đẹp nhất. chúc các cô hoàn thành nhiệm vụ cao cả của mình trong sự nghiệp trăm năm trồng người, trong công cuộc đổi mới của đất nước. Em chân thành cám ơn cô.
- Chắc hẳn cô đã nhận được nhiều lời chúc 20/10 ý nghĩa. Em đã cố gắng nhưng không nghĩ ra điều gì thú vị hay độc đáo nên chỉ xin gửi tới cô lời chúc khỏe mạnh và luôn bình an.
hom nay la sinh nhat minh day 20/10/2007
Ở nhân vật Kiều Phương nổi bật lên những nét tính cách và phẩm chất đáng quý :hồn nhiên,hiếu động,ham mê hội họa,có tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu.Khi bị anh đặt tên cho là Mèo cô bé không những không giận mà còn hồn nhiên chấp nhận và còn dùng biệt danh ấy để xưng hô với bạn bè.Bị anh la mắng thì Mèo vênh mặt.Mặc dù tài năng được đánh giá cao và được mọi người quan tâm cô bé Kiều Phương không hề đánh mất đi sự hồn nhiên trong sáng của tuổt thơ.Cô vẫn dành cho anh trai mình những tình cảm thật tốt đẹp,thể hiện ở bức tranh.Khi dự thi trở về,trước thái độ lạnh nhạt của anh trai,Mèo vẫn hồn nhiên kêu anh cùng nhận giải.
trong chương trình ngữ văn lớp 6 - tập II, em đã được học truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi và nhân vật Kiều Phương cô em gái - với lòng nhân hậu đã toả sáng trong tâm trí em.
Học xong truyện, em vẫn biết rõ ràng truỵện không đơn giản khẳng định, ca ngợi những nét phẩm chất tốt đẹp của nhân vật cô em gái mà chủ yếu muốn hướng người đọc tới sự tự thức tỉnh ở nhân vật người anh qua việc trình bày những diễn biến tâm trạng của nhân vật này trong suốt truyện. Đây mới chính là chủ đề của tác phẩm. Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề của văn bản (Ngữ văn 6- Tập I, tr 3).Vì thế, người anh phải là nhân vật trung tâm” trong việc thể hiện chủ đề và tư tưởng của tác phẩm. Thế nhưng nhân vật Kiều Phương vẫn làm cho em vô cùng cảm phục và trân trọng biết bao!
Vẻ đẹp của Kiều Phương không phải do lời kể của tác giả, cũng không phải do nhân vật tự bộc bạch mà vẻ đẹp đó được hiện ra dần dần qua con mắt nhìn và lời kể truyện của chính người anh.
Một người anh luôn “coi thường” những việc làm của cô em gái, đố kị trước tài năng của em gái mình, vẻ đẹp đó càng ngày càng đẹp, cho đến cuối truyện thì vẻ đẹp ấy đọng lại một cách sâu sắc trong lòng người anh và gợi nhiều suy nghĩ cho người đọc.
Vẻ đẹp đó là gì? Phải chăng là sự hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội hoạ, tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu?
Không hồn nhiên thì sao khi có biệt hiệu là “Mèo”, “nó vui vẻ chấp nhận” và còn dùng cái tên đó để xưng hô với bạn bè. Sự hồn nhiên đó còn được thể hiện lúc ở nhà mèo hay lục lọi các đồ vật với một sự thích thú. Hồn nhiên hơn là “nó vênh mặt”- “Mèo mà lại! Em không phá là được...”. Khi người anh tỏ vẻ khó chịu Này, em không để chúng nó yến được à?. Khi chế xong bột vẽ, nó vừa làm vừa hát, có vẻ vui lắm. Đúng là một cô bé hồn nhiên quá! Hồn nhiên đến đáng yêu!
Điều đáng yêu hơn là cô còn có một tài năng hội hoạ, theo lời chú Tiến Lê, đấy còn là một thiên tài hội hoạ. Tài năng đó chính là sáu bức tranh do “Mèo” vẽ dấu người anh, không ngờ là những bứt tranh độc đáo “có thể đem đóng khung treo ở bất cứ phòng tranh nào”. Bố của “Mèo” đã phải thốt lên sung sướng: Ôi con đã cho bố một bất ngờ quá lớn. Mẹ em cũng không kìm được xúc động.
Tài năng của Kiều Phương được khẳng định bằng bức tranh được trao giải nhất, qua một tuần tham gia trại thi vẽ quốc tế,khiến cho cả nhà “vui như tết”. Duy chỉ có người anh của Mèo thì lại rất buồn. Hiểu được điều này, Kiều Phương đã dành cho anh trai những tình cảm rất trong sáng. Nó lao vào ôm cổ tôi, nhưng tôi viện cớ đang dở việc đẩy nhẹ nó ra. Tuy thế, nó vẫn kịp thì thầm vào tai tôi: Em muốn cả anh cùng đi nhận giải. Một hành động, một lời nói thôi đã toát lên một tâm hồn ngây thơ trong sáng của một cô bé đáng yêu!
Con có nhận ra con không?...
Con đã nhận ra con chưa? Làm sao con trả lời được mẹ. Bởi đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy. Phải chăng soi vào bức tranh ấy, cũng chính là soi vào tâm hồn trong sáng và nhân hậu của em gái, nhân vật người anh đã tự nhìn rõ hơn về mình để vượt lên được những hạn chế của lòng tự ái và tự ti: Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến mức kia ư?. Đây chính là lúc nhân vật tự “thức tỉnh” để hoàn thiện nhân cách của mình.
Bức tranh của em gái tôi không được vẽ bằng chất liệu hội hoạ. Nó được vẽ bằng quá trình diễn biến tâm trạng của người anh, thông qua lời kể vô cùng xúc động của nhân vật. Đó là “Mèo con” có tấm lòng nhân hậu. Đấy cũng là vẻ đẹp của một em bé gái trong cuộc sống đời thường mà ta có thể gặp bất cứ ở đâu trên đất nước mình.
HAY THÌ K NHA,KO THÌ ĐỂ LẦN SAU MK RÚT KINH NHIỆM
Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU ( 4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
( Ngữ văn 6 – tập 2)
Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 ( 0.25 điểm) : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ.
b. Cụm động từ.
c. Tính từ.
d. Cụm tính từ.
Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
a. Thiếu chủ ngữ.
b. Thiếu vị ngữ.
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Thiếu bổ ngữ.
Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn?
Câu 7( 1,5 điểm) : Nêu một vài suy nghĩ, tình cảm của em được gợi ra từ đoạn văn trên .
Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng.
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.
Đề thi kì 2 lớp 6 môn Văn 2018 - THCS Lê Khắc Cẩn
PHẦN I : ĐỌC – HIỂU ( 4.0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như một tấm kính lau hết mây, hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.”
( Ngữ văn 6 – tập 2)
Câu 1 ( 0.5 điểm) : Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên là ai?
Câu 2 ( 0.25 điểm) : Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
Câu 3 ( 0.25 điểm) : Nội dung của đoạn văn trên là gì?
Câu 4 ( 0.25 điểm) : Câu văn : “Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.”, vị ngữ của câu có cấu tạo như thế nào?
a. Động từ.
b. Cụm động từ.
c. Tính từ.
d. Cụm tính từ.
Câu 5 ( 0.25 điểm) : Nếu viết : “Nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết.” thì câu văn mắc phải lỗi gì?
a. Thiếu chủ ngữ.
b. Thiếu vị ngữ.
c. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Thiếu bổ ngữ.
Câu 6(1,0 điểm): Xác định và nêu ngắn gọn tác dụng của biện pháp tu từ chính trong đoạn văn?
Câu 7( 1,5 điểm) : Nêu một vài suy nghĩ, tình cảm của em được gợi ra từ đoạn văn trên .
Phần II : Làm văn ( 6.0 điểm)
Tả một người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
Sự thật là có các mùa trong năm là do ảnh hưởng của độ nghiêng 23.5°của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải vì Trái Đất ở gần hay xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mùa hè ở Bắc Bán Cầu xảy ra khi mà cực Bắc của Trái Đất hướng về phía Mặt Trời. Cũng tại thời điểm đó thì cực Nam của Trái Đất hướng ra xa Mặt Trời và do vậy Mùa Đông sẽ bắt đầu đến tại Nam bán cầu của chúng ta.
Chúng ta cũng phải lưu ý đến cự ly giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật (tức điểm gần nhất và xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời) của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua cận nhật vào khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 tháng một, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 147,1 triệu kilômét; trong khi đó nó qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 đến ngày 7 tháng bảy với khoảng cách là khoảng 152,1 triệu kilômét. Như vậy Chúng ta thấy rằng hiệu số của hai khoảng cách này là khoảng 5 triệu kilomét, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm thì Điểm cận Nhật và Điểm viễn Nhật chỉ chênh lệch nhau khoảng 3%. Ba phần trăm là một con số rất nhỏ, nó không thể tạo nên các mùa của Trái Đất, sự khác nhau về khoảng cách này chỉ tạo ra sự chênh lệch về lượng ánh sáng Mặt Trời mà mỗi Bán cầu nhận được trong cùng một mùa, cụ thể là mùa hè ở Nam Bán Cầu sẽ nhận được nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn là mùa hè ở Bắc Bán Cầu.
Mùa hè và mùa đông có tâm điểm là các ngày mà chúng ta gọi là các ngày chí, chúng được đánh dấu bằng sự kiện Mặt Trời ở điểm cao nhất và thấp nhất trên bầu trời của chúng ta. Tại Bắc bán cầu, Mặt Trời thường ở vị trí cao nhất vào ngày 21 tháng 6, cao hơn 47° so với vị trí thấp nhất của nó vào ngày 21 tháng 12. Chính vì lý do đó mùa hè bắt đầu vào khoảng ngày 21 tháng 6 tại Bắc bán cầu và mùa đông sẽ bắt đầu ở Nam bán cầu cũng trong ngày này. Đến đây chúng ta cũng có thể thấy rằng ngày mà chúng ta thường gọi là ngày hạ chí, tức 21 tháng 6 hàng năm, thực chất là không chính xác bởi vì nó chỉ là ngày bắt đầu của mùa hè ở Bắc bán cầu chứ không phải là ngày bắt đầu mùa hè của toàn bộ Trái Đất, hạ chí của Bắc bán cầu thì lại là đông chí của Nam bán cầu và ngược lại, không có ngày hạ chí cũng như ngày đông chí chung cho cả Trái Đất (tương tự mùa xuân và mùa thu cũng có sự đối xứng như vậy giữa hai bán cầu
thank nhiều nhưng cậu không học trường kiều phú nhờ chán ghê