K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 12 2017

Câu 1 : Thế nào là danh từ ? ( 1 đ )

Đặt một câu có danh từ làm chủ ngữ và một câu có danh từ làm vị ngữ .

Câu 2 : Giải ngĩa từ " chân " trong " các câu sau và cho biết từ nào được sử dụng theo nghĩa gốc , từ nào được sử dụng theo nghĩa chuyển ? ( 2 đ )

a ) Người ta nói :  Đấy là bàn " chân " vất vả .

b ) Mặt trang hiện lên ở phía " chân " trời .

Câu 3 : Câu thành ngữ " Thầy bói xem voi " được rút ra từ văn bản nào ? Qua câu chuyện , em rút ra bài học gì cho bản thân ? ( 2 đ )

Câu 4 : Hóa thân vào nhân vật ông chủ cửa hàng cá để kể lại truyện " Treo biển " .

27 tháng 12 2017

Nêu nội dung ý nghĩa của văn bản nào đó

Học phần tiếng việt, không khó lắm

Miêu tả cảnh sân trường hoặc người thân

27 tháng 12 2017

Đề thi nhưng mik chỉ nhớ mỗi tự luận câu 2 thôi nhe:

Đề bài:

Hãy tưởng tượng 10 năm sau em trở về ngôi trường hiện nay em đang học và những đổi thay có thể xảy ra

27 tháng 12 2017

A. CHỦ ĐỀ 1: PHẦN VĂN HỌC

I. Các thể loại truyện đã học

1. Truyện dân gian:

a) Truyền thuyết: Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.

b) Cổ tích: Là loại truyện dân gian kể về cuộc đời một số kiểu nhân vật quen thuộc (nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ…)Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công.

c) Ngụ ngôn: Là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

d) Truyện cười: Là loại truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội.

2. Truyện trung đại: Là loại truyện văn xuôi viết bằng chữ Hán, ra đời trong thời kì Trung đại (thế kỉ X-XIX). Truyện có nội dung phong phú, thường mang tính chất giáo huấn. Cốt truyện khá đơn giản. Nhân vật thường được miêu tả chủ yếu qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động và ngôn ngữ  đối thoại của nhân vật. 

II. Điểm giống và khác nhau giữa truyền thuyết – cổ tích; ngụ ngôn – truyện cười.         

 a.   Truyền thuyết – cổ tích  

Truyền thuyết

Cổ tích

Giống

- Đều là loại truyện dân gian, do dân sáng tác và lưu truyền chủ yếu bằng truyền miệng.

- Đều có yếu tố tưởng tượng hoang đường.

- Nhân vật chính thường có sự ra đời kì lạ, tài năng phi thường…

Khác

- Truyện kể về nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.

- Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện được kể.

- Được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu  chuyện có thật.

- Truyện kể về một số kiểu nhân vật quen thuộc do nhân dân tưởng tượng ra.

- Thể hiện niềm tin, ước mơ của nhân dân về công lí, lẽ công bằng.

- Được cả người nghe lẫn người kể coi là những câu chuyện không có thật.

    

b. Ngụ ngôn – truyện cười

Ngụ ngôn

Truyện cười

Giống

Đều có yếu tố gây cười và ngầm ý phê phán.

Khác

Mượn chuyện loài vật, đồ vật hoặc chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người nhằm răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống.

Kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

III. Các truyện dân gian đã học (không tính các văn bản đọc thêm)

Thể loại

Tên truyện

Nội dung, ý nghĩa

Truyền thuyết

Thánh Gióng

Hình tượng Thánh Gióng với nhiều màu sắc thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước. Truyện thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân nhân ta ngay từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống giặc ngoại xâm.

Sơn Tinh, Thuỷ Tinh

Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. Đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

Truyện cổ tích

Thạch Sanh

 Truyện thể hiện ước mơ, niềm tin về đạo đức, công lí xã hội và lí tưởng nhân đạo, yêu hòa bình của nhân dân ta.

Em bé thông minh

Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian. Từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hàng ngày.

Truyện ngụ ngôn

Ếch ngồi đáy giếng

  Phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không chủ quan, kiêu ngạo.

Thầy bói xem voi

 Khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc nào phải xem xét chúng một cách toàn diện.

Truyện cười

Treo biển

Phê phán nhẹ nhàng những người thiếu lập trường khi làm việc, không suy xét kĩ khi nghe những ý kiến khác.

IV. Truyện Trung đại đã học (không tính văn bản đọc thêm)

Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng

- Tác giả: Hồ Nguyên Trừng

Chủ đề: Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính

- Nhân vật chính: Phạm Bân (Thái y lệnh họ Phạm)

- Phẩm chất của nhân vật chính: Là một bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức; hết lòng thương yêu, cứu giúp người bệnh. Ông còn là người có bản lĩnh, không sợ uy quyền.

- Nội dung, ý nghĩa: Truyện ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: Không chỉ có tài chữa bệnh mà còn có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân.

Thành ngữ:

+ Lương y như từ mẫu.

+ Thầy thuốc như mẹ hiền.

B CHỦ ĐỀ 2PHẦN TIẾNG VIỆT

Kiến thức

Định nghĩa

Phân loại

Từ

(xét theo cấu tạo)

Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.

-Từ đơn: Do một tiếng có nghĩa tạo thành.  

VD: Nhà, xe, người,...

Từ phức: Gồm hai hoặc nhiều tiếng tạo thành.

+ Từ ghép: Gồm hai tiếng trở lên có nghĩa, ghép lại với nhau. 

VD: Nhà cửa, sách vở,…

+ Từ láy: Gồm hai tiếng trở lên giữa các tiếng có quan hệ láy âm hoặc vần.                      

VD: Đo đỏ, tim tím, xanh xao, …

Nghĩa của từ

Nghĩa của từ là  nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị.

Có hai cách giải nghĩa của từ:

- Trình bày khái niệm mà từ biểu thị.

- Đưa ra từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải thích.

* Từ có thể có một nghĩa hoặc nhiều nghĩa.

* Hiện tượng chuyển nghĩa là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ, tạo ra từ nhiều nghĩa.

Nghĩa gốc: Nghĩa xuất hiện từ đầu, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.

Vd: Tôi ăn cơm. (nghĩa gốc)

- Nghĩa chuyển: Nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

Vd: Tàu vào ăn hàng. (nghĩa chuyển)

Phân loại từ theo nguồn gốc

- Từ thuần Việt là từ do nhân dân ta sáng tạo ra.

VD: Cha mẹ, trẻ con,… 

-Từ mượn: Là từ ta vay mượn của tiếng nước ngoài để biểu thị những sự vật hiện tượng....mà tiếng ta không có từ để biểu thị. Gồm:

+ Từ mượn tiếng Hán: Phụ thân, sơn thuỷ, quốc kì…

+ Từ mượn ngôn ngữ khác: Ra-đi-ô, điện, in-tơ-nét, gan…

Lỗi dùng từ

Có 3 loại lỗi dùng từ

Lặp từ: Lặp đi lặp lại một từ, một ngữ, một câu

=> Gây nhàm chán cho người đọc.

Lẫn lộn các từ gần âm: => Gây khó hiểu cho người đọc, nghe.

- Dùng từ không đúng nghĩa => Người nghe, đọc sẽ hiểu sai nghĩa của người viết, nói.

Từ loại

Danh từ

- Danh từ: Là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm,…

- Khả năng kết hợp: Danh từ có thể kết hợp với từ chỉ số lượng ở phía trước và các từ ấy, này, đó…ở phía sau và một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

- Chức năng: Làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ cần có từ là đứng trước.

VD. Lan  học sinh.

  •  Có các loại danh từ:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

                  

Động từ

Động từ: những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật. (chạy, đi, nhảy, hát…)

- Khả năng kết hợp: Thường kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, cũng…để tạo thành cụm động từ.

- Chức năng: Thường làm vị ngữ. Khi làm chủ ngữ mất khả năng kết hợp với đã, sẽ, cứ, đang, cũng

*Có các loại động từ sau:

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

Tính từ

Tính từ: Những từ chỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hành động, trạng thái.

- Khả năng kết hợp: Kết hợp với rất, hơi, quáđã, sẽ ,…để tạo thành cụm tính từ. Khả năng kết hợp với hãy, chớ, đừng rất hạn chế.

- Chức năng: Làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu. Khả năng làm vị ngữ của tính từ hạn chế hơn so với động từ.

* Các loại tính từ:

               

Đề cương ôn tập học kì 1 môn văn lớp 6

    
    

   

CCHỦ ĐỀ 3PHẦN TẬP LÀM VĂN: Kiểu văn bản tự sự

1/ Văn bản là gìCác kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.

- Văn bản l chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có tính liên kết mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp.

- Các kiểu văn bản thường gặp với các phương thức biểu đạt tương ứng: tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính - công vụ.

- Mỗi kiểu văn bản có mục đích giao tiếp riêng.

2/ Thế nào là văn tự sự?

- Tự sự (kể chuyện) là phương thức trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

3/ Cách làm bài văn tự sự.

+ Tìm hiểu đề, tìm ý

+ Lập dàn ý

+ Viết bài văn hoàn chỉnh

+ Kiểm tra lại và sửa chữa lỗi sai.

Bài tập: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ của em về một nhân vật truyền thuyết (cổ tích) mà em yêu thích nhất.

Gợi ý

- Chú ý hình thức đoạn văn.

- Phải có câu chủ đề.

Đoạn văn: (Câu 1Giới thiệu nhân vật mà em yêu thích nhất và lý do vì sao em yêu thích nhân vật đó. (Tên nhân vật? Nhân vật ở trong văn bản nào? Nhân vậ để lại cho em ấn tượng như thế nào?). (Câu 2, 3, 4, 5) Kể về nguồn gốc, xuất thân, ngoại hình (nếu có), tính cách, phẩm chất, việc làm của nhân vật. (Câu 6) Nhân vật có ý nghĩa như thế nào đối với câu chuyện? (Câu 7) Suy nghĩ của em về nhân vật đó. (Câu 8) Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua nhân vật?

4. Một số đề bài HS tham khảo:        

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Đề 2: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ mãi.

Đề 3: Kể về một người mà em yêu quý (ông, bà, cha, mẹ. thầy cô...).

Đề 4: Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Đề 5: Kể về buổi tựu trường năm học mới .

Đề 6: Kể về buổi lễ Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam ở trường em.

Đề 7: Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại mái trường mà em đang học. Hãy tưởng tượng những đổi thay có thể xảy ra.

Đề 8: Trong vai người bán hàng, em hãy kể lại câu chuyện Treo biển.

Đề 9: Thay ngôi kể để bộc lộ tâm tình của Sơn Tinh trong truyện “SơnTinh, Thủy Tinh”

MỘT SỐ DÀN Ý THAM KHẢO

Đề 1: Kể về một việc tốt mà em đã làm.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về việc tốt mà em đã làm và ấn tượng sâu sắc của em về việc làm tốt ấy.

b. TB: Kể chi tiết về các sự việc đã diễn ra theo trình tự hợp lí:

- Việc tốt ấy diễn ra trong khoảng thời gian nào? Ở đâu?

- Hoàn cảnh nào đã tạo cơ hội cho em làm việc tốt?

- Có những ai tham gia cùng em?

- Em đã làm những việc gì?

- Có điều gì bất ngờ xảy ra khi em đang làm việc tốt?

- Em đã ứng xử như thế nào trong tình huống bất ngờ ấy?

- Kết quả cuối cùng của việc tốt em đã làm ra sao?

c. KB: Cảm nghĩ của em sau khi làm được một việc có ích.

Đề 2:  Kể chuyện lần đầu em đi chơi xa.

Gợi ý:

a. MB: Giới thiệu về chuyến đi chơi xa của em và cảm xúc sâu đậm của em về chuyến đi ấy.

b. TB: Kể chi tiết về chuyến đi:

- Lần đầu em đi chơi xa trong trường hợp nào?

- Ai đưa em đi?

- Nơi ấy là đâu? Về quê hay ra thành phố, hoặc đi tham quan nơi nào?

- Hành trình chuyến đi ra sao?

- Em đã trông thấy những gì trong chuyến đi ấy?

- Điều gì làm em thích thú và nhớ mãi?

- Em ao ước những chuyến đi như thế nào?

c. KB: Cảm nghĩ của em về chuyến đi ấy.

Đề 3: Kể về một kỉ niệm thời thơ ấu làm em nhớ nhất.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về kỉ niệm thời thơ ấu mà em nhớ nhất và hoàn cảnh nhớ lại kỉ niệm.

b. TB: Kể chi tiết về kỉ niệm:

- Kỉ niệm bắt đầu như thế nào?

- Có những ai tham gia?

- Diễn biến của kỉ niệm ? 

- Kết quả ra sao?

c. KB: Trở về hiện tại và nêu cảm xúc của bản thân.

Đề 4Kể về một người bạn mới quen trong năm học mới này.

Gợi ý

a. MB: Giới thiệu về người bạn mới quen và tình cảm hiện tại em dành cho bạn ấy .

b. TB: 

- Em quen bạn trong tình huống nào? Ở đâu?

- Bạn có điểm đặc biệt nào về hình dáng, tính cách, sở thích?

- Khi mới quen, tình cảm và cách đối xử của bạn dành cho em ra sao ? 

- Khi đã thân thiết hơn, bạn thay đổi như thế nào?

- Em thích nhất điều gì ở bạn?   

c. KB: Cảm xúc của bản thân thi quen được người bạn ấy.

Đề 5Người để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất.

* Gợi ý: - HS dựa vào dàn ý kể người.

a. MB: Giới thiệu người định kể và mối quan hệ giữa em với người đó.

b. TB:

- Giới thiệu đôi nét về tên, tuổi tác, ngoại hình, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của người đó.

- Kể về việc làm của người đó đối với mọi người xung quanh để bộc lộ tính cách của người đó.

- Kể về tài năng, sở thích của người đó.

- Kể một kỉ niệm thể hiện sự gắn bó giữa em và người đó. Qua kỉ niệm ấy, tình cảm người đó dành cho em như thế nào?

c. KB: Tình cảm của em dành cho người được kể và mong ước của em dành cho người đó.

Đề 6Có một cây bàng non hằng ngày bị các bạn học sinh hái lá, bẻ cành. Em hãy đóng vai cây bàng non ấy để nói chuyện với các bạn.

Gợi ý

- Yêu cầu về nội dung: Phải kể được câu chuyện của một cây bàng non với các bạn học sinh trong một tình huống: bị hái lá, bẻ cành. Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh. Qua câu chuyện, giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường.

- Yêu cầu về hình thức: bài văn tự sự đầy đủ bố cục, kể theo ngôi thứ nhất, có hội thoại.

- HS kể theo ngôi thứ nhất.

a. MB: Cây bàng non tự giới thiệu về mình.

(Sau khi vừa tròn hai mươi ngày tuổi, chúng tôi – anh chị em nhà bàng được bứng đi trồng ở khắp mọi nơi. Nếu như các chị tôi được trồng ở bênh viện, công viên thì tôi rất vinh hạnh được trồng trong ngôi trường mang tên A)

b. TB:

- Hằng ngày cây bàng non làm gì ở trường? (Cung cấp oxi, làm cho trường xanh đẹp hơn, vui khi thấy các bạn HS hằng ngày vui đùa dưới dóng cây…)

- Một hôm, các bạn HS đến hái lá, bẻ cành. Lần thứ nhất, cây bàng non nghĩ gì, rồi lần thứ hai, thứ ba…thái độ của cây bàng non như thế nào?

- Cây bàng non đã quyết định như thế nào? (Nói chuyện với các bạn HS)

- Kể nội dung câu chuyện. (Nội dung câu chuyện phải thể hiện được sự xót xa, đau đớn vừa toát lên thái độ oán trách của cây bàng non và thái độ hối lỗi của các bạn học sinh.)

c. KB: Cảm nghĩ của cây bàng non lúc này như thế nào và giúp người đọc rút ra bài học về ý thức bảo vệ môi trường./.

24 tháng 2 2019

hello mik là dung senpai bét

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

Nhanh lên nha ! Tớ đg cần gấp

3 tháng 1 2020

Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD lớp 6

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất

1/ Việc làm biểu hiện biết tự chăm sóc rèn luyện thân thể là:

a. Sáng nào em cũng tập thể dục

b. Cả tuần em không thay quần áo vì lạnh

c. Tối nào em cũng ăn kẹo rồi ngủ

d. Bị ốm em cũng không nói với bố mẹ

2/ Để tự chăm sóc, rèn luyện thân thể ta phải làm gì?

a. Xem ti vi thường xuyên .

b. Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe.

c. Vì sợ muộn học nên Hùng ăn cơm vội vàng.

d. Nam hằng ngày không vệ sinh cá nhân.

3/ Việc làm thể hiện tính siêng năng, kiên trì là:

a. Chưa làm xong bài tập, em đã đi chơi

b. Sáng nào em cũng dậy sớm quét nhà

c. Gặp bài tập khó thì em không làm

d. Em không bao giờ trực nhật

4/ Những thành ngữ nào dưới đây thể hiện đức tính tiết kiệm?

a. Kiến tha lâu đầy tổ.

b. Con nhà lính tính nhà quan.

c. Cơm thừa, gạo thiếu.

d. Kiếm củi ba năm, thiêu một giờ.

5/ Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?

a. Sáng nào Hương cũng dậy sớm quét nhà.

b. Gặp bài tập khó là Bảo không làm.

c. Chưa học bài, Hùng đã đi chơi.

d. Hậu thường xuyên đi đá bóng cùng bạn.

6/ Câu thành ngữ nói về tính tiết kiệm là:

a. Vung tay quá trán

b. Kiếm củi ba năm thiêu 1 giờ

c. Góp gió thành bão

d. Ăn cây nào rào cây ấy

7/ Hành vi thể hiện tính lễ độ là:

a. Nói trống không

b. Ngắt lời người khác

c. Đi xin phép, về chào hỏi

d. Nói leo trong giờ học

8/ Học sinh rèn luyện đức tính lễ độ như thế nào?

a. Thường xuyên rèn luyện.

b. Tự kiểm tra hành vi, thái độ của cá nhân.

c. Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

d. Nói leo, ngắt lời người khác .

9/ Những hành vi nào sau đây thể hiện tính kỉ luật?

a. Đi xe đạp hàng ba.

b. Đọc báo trong giờ học.

c. Đi học đúng giờ .

d. Đá bóng dưới lòng đường.

10/ Việc làm thể hiện sự biết ơn là:

a. Ra đường, gặp thầy cô giáo em không chào

b. Em luôn cố gắng học tập tốt để bố mẹ vui lòng

c. Tết đến, em không đi viếng mộ ông bà

d. Em thích bẻ cây xanh trong trường

11/ Các câu tục ngữ ca dao nào nói về lòng biết ơn?

a. Có công mài sắt có ngày nên kim.

b. Tôn sư trọng đạo.

c. Kính thầy yêu bạn.

d. Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.

12/ Hành vi thể hiện việc sống chan hòa với mọi người là:

a. Không góp ý cho ai cả vì sợ mất lòng

b. Không dám phát biểu vì sợ bạn cười.

c. Chia sẻ với bạn bè khi gặp khó khăn

d. Không tham gia hoạt động của lớp

13/ Hành vi thể hiện tính lịch sự, tế nhị là:

a. Nói trống không/ Ăn nói thô tục

b. Quát mắng người khác

c. Nói năng nhẹ nhàng.

14/ Biểu hiện nào dưới đây là lịch sự, tế nhị?

a. Cử chỉ điệu bộ kiểu cách.

b. Có thái độ, hành vi nhã nhặn, khéo léo trong giao tiếp.

c. Dùng từ ngữ một cách bóng bẩy, chải chuốt.

d. Nói chuyện ngon ngọt với người khác.

15/ Hành vi nào dưới đây biểu hiện tính tích cực tham gia hoạt động tập thể và hoạt động xã hội?

a. Lan ở nhà chơi không đi cắm trại cùng lớp.

b. Tham gia tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội.

c. Trời mưa không đi sinh hoạt Đội.

d. Chăm chỉ học để tiến bộ.

16/ Hành vi không biểu hiện đức tính tiết kiệm:

a. Không tắt điện trong lớp học trước khi ra về.

b. Không ăn quà vặt, để dành tiền bỏ ống heo

c. Cắt giấy còn thừa, đóng tập làm vở nháp

d. Thu gom giấy vụn, nhôm nhựa để bán làm kế hoạch nhỏ.

17/ Câu tục ngữ thể hiện đức tính biết ơn:

a. Trên kính, dưới nhường

b. Uống nước nhớ nguồn

c. Ăn cây nào rào cây ấy

d. Lá lành đùm lá rách

18/ Tiết kiệm không thể hiện ở biểu hiện nào dưới đây:

a. Thời gian

b. Công sức

c. Của cải vật chất

d. Lời nói

19/ Nếu tiết kiệm cuộc sống của chúng ta sẽ:

a. Cơ cực hơn vì không dám ăn.

b. Không mua sắm thêm được gì cho gia đình.

c. Tích lũy được của cải cho gia đình.

d. Trở thành người keo kiệt, bủn xỉn.

20/ Cho biết hành vi nào sau đây là thực hiện đúng kỉ luật?

a. Luôn đi học muộn.

b. Xem tài liệu khi kiểm tra.

c. Học bài và làm bài đầy đủ khi đến lớp.

d. Dọn vệ sinh lớp sạch sẽ hằng ngày.

21/ Việc làm nào dưới đây thể hiện tôn trọng kỉ luật?

a. Bạn Hùng chỉ thắt khăn quàng khi vào lớp còn khi ra khỏi lớp là cất ngay.

b. Cường thường xuyên làm bài tập và học bài trước khi lên lớp.

c. Hoa thường hay đọc truyện tranh trong giờ học.

d. Bạn Nam thường nghỉ học mà không viết đơn xin phép.

22/ Sống chan hòa là:

a. Sống hòa thuận với chị em ruột thịt, xóm giềng.

b. Sống vui vẻ, hòa hợp với mọi ngườì, sẵn sàng cùng tham gia các hoạt động có ích.

c. Sống vì bản thân, sống vui vẻ, thân thiện.

d. Thường xuyên giúp đỡ người khác nhưng không quan tâm các hoạt động xã hội.

23/ Hành vi nào dưới đây thể hiện yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên?

a. Nam rất thích tắm mưa ở ngoài trời.

b. Ngày đầu năm, cả nhà Lan đi hái lộc.

c. Đi tham quan, Tú thường hái hoa mang về để thưởng thức vẻ đẹp.

d. Hồng rất thích chăm sóc hoa và cây ở trong vườn.

24/ Giữ gìn tài sản của lớp, của trường là:

a. Tiết kiệm.

b. Tôn trọng kỉ luật.

c. Lễ độ.

d. Biết ơn.

25/ Mục đích học tập của học sinh để làm gì?

a. Học để khỏi hổ thẹn với bạn bè.

b. Học để kiếm được việc làm nhàn hạ.

c. Học để góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

d. Học để có bạn cùng chơi.

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1: Tại sao học sinh phải tự chăm sóc, rèn luyện thân thể?

- Sức khỏe là vốn quý của con người. Mỗi người phải biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, ăn uống điều độ, hàng ngày luyện tập thể dục, năng chơi thể thao để sức khỏe ngày một tốt hơn.

- Chúng ta cần tích cực phòng bệnh. Khi mắc bệnh, phải tích cực chữa cho khỏi bệnh.

- Sức khỏe giúp chúng ta học tập, lao động có hiệu quả, sống lạc quan, vui vẽ.

Câu 2: Siêng năng, kiên trì là gì? Vì sao cần phải có tính siêng năng, kiên trì?

- Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên và đều đặn.

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ.

- Siêng năng kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

Câu 3: Em hãy nêu những câu tục ngữ, ca dao nói lên đức tính siêng năng kiên trì?

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Cần cù bù thông minh.

- Miệng nói tay làm.

Câu 4: Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ nói lên đức tính Tiết Kiệm?

- Tích tiểu thành đại.

- Ăn phải dành có phải kiệm.

- Ăn chắc mặc bền.

- Ăn có chừng dừng có mực.

Câu 5: Thế nào là tiết kiệm? Em đã làm gì để thực hành tiết kiệm?

- Tiết kiệm là sử dụng một cách hợp lí, đúng mức của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

- Thực hành tiết kiệm :

+ Ăn mặc giản dị.

+ Tận dụng đồ củ để sử dụng.

+ Tắt điện, khoá nước khi không sử dụng.

+ Thu gom giấy vụn.

Câu 6: Lễ độ là gì? Vì sao cần phải Lễ độ?

- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao

- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa có đạo đức giúp cho quan hệ trong giao tiếp trở nên tốt đẹp hơn.

Câu 7: Biểu hiện của lễ độ là gì?

- Biết cám ơn, xin lỗi.

- Chào hỏi, thưa gửi.

- Vâng lời.

- Đi thưa về trình.

- Đưa nhận bằng hai tay.

- Ăn nói nhẹ nhàng.

Câu 8: Tôn trọng Kỉ luật là gì?

- Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi lúc mọi nơi. Tôn trọng kỉ luật còn thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan,…

- Mọi người đều tôn trọng kỉ luật thì cuộc sống gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có nề nếp, kỉ cương.

- Tôn trọng kỉ luật không những bảo vệ lợi ích cộng đồng mà còn bảo đảm lợi ích của bản thân.

Câu 9: Biểu hiện tính Tôn Trọng kỉ Luật của học sinh là gì?

- Tôn trọng nội quy của trường, lớp như đi học đúng giờ, học bài, làm bài đầy đủ.

- Nơi công cộng: không đi trên cỏ, không chơi lửa, tôn trọng luật giao thông …

- Trong gia đình: tuân theo quy định của gia đình.

Câu 10: Biết ơn là gì? Biết ơn tạo ra mối quan hệ như thế nào đối với mọi người? Tìm những câu tục ngữ, ca dao nói lên lòng biết ơn? Ví dụ.

- Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng, tình cảm và những việc làm đền ơn đáp nghĩa đối với những người đã giúp đở mình, với những người có công với dân tộc, đất nước.

- Biết ơn cũng tạo nên mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người.

- Tục ngữ:

Uống nước nhớ nguồn.

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

- Ví dụ: Vâng lời ông bà, cha mẹ, thăm viếng bà mẹ Việt Nam anh hùng,…

Câu 11: Thiên nhiên bao gồm những gì? Vì sao chúng ta cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên?

- Thiên nhiên: Bao gồm không khí, bầu trời, sông suối, rừng cây, đồi núi, động thực vật

- Con người cần phải yêu quý và bảo vệ thiên nhiên là vì:

+ Thiên nhiên rất cân thiết cho cuộc sống của con người.

+ Thiên nhiên cung cấp cho con người phương tiện, điều kiện để sinh sống.

+ Nếu thiên nhiên bị tàn phá thì cuộc sống con người sẽ bị đe dọa (xảy ra lũ lụt, hạn hán…)

Câu 12: Những hành động nào biểu hiện sống chan hòa với mọi người?

- Sống chan hòa là sống vui vẻ, hòa hợp với mọi người và sẵn sàng cùng tham gia vào các hoạt động chung có ích: Thể dục thể thao, văn nghệ, đố vui, vệ sinh trường, lớp.

- Sống chan hòa sẽ được mọi người quý mến và giúp đỡ, góp phần vào việc xây dựng mối quan hệ xã hội tốt đẹp.

Câu 13: Lịch sự, tế nhị được biểu hiện như thế nào?

Lịch sự, tế nhị thể hiện ở lời nói và hành vi giao tiếp, biểu hiện ở sự hiểu biết những phép tắc, những quy định chung của xã hội trong quan hệ giữa con người với con người.

Câu 14: Mỗi học sinh cần có ước mơ gì và để đạt được ước mơ đó các em đã làm gì?

- Mỗi người cần có mơ ước, phải có quyết tâm thực hiện kế hoạch đã định để học giỏi và tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

- Tích cực tự giác tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội sẽ mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt, rèn luyện được những kĩ năng cần thiết của bản thân.

Câu 15: Mục đích học tập trước mắt của học sinh là gì? Để đạt được mục đích đã đề ra, học sinh cần phải làm gì?

- Mục đích học tập của học sinh: Là phải nỗ lực học tập để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt. Trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao đông để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

- Phương hướng để đạt mục đích học tâp đề ra:

+ Cần phải tu dưỡng đạo đức, học tâp tốt.

+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội để phát triển toàn diện nhân cách.

Đ

14 tháng 7 2018

lên google bạn ơi!!!!!!

28 tháng 12 2017

bạn đừng lo đề ko khó

28 tháng 12 2017

Biết chứ nhưng đề mỗi trường mỗi khác bạn ạ

20 tháng 12 2018

biết thế là tốt

21 tháng 12 2018

Mik thi xong hết rồi nên cx cs .

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1: Vì sao khi trồng cây lấy gỗ hoặc lấy sợi người ta thường tỉa cành xấu, cành bị sâu?

A. Để rút ngắn thời gian ra hoa, kết quả của cây

B. Để tăng khả năng chống sâu bệnh của cây

C. Để tập trung chất dinh dưỡng vào thân chính, tăng chiều dài của thân cây

D. Để tập trung chất dinh dưỡng cho chồi hoa, chồi lá phát triển

Câu 2: Khi nói về cách sắp xếp của mạch rây và mạch gỗ trong thân non của cây Hai lá mầm, nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Mạch rây nằm ở phía ngoài, mạch gỗ nằm ở phía trong

B. Mạch rây nằm ở phía trong, mạch gỗ nằm ở phía ngoài

C. Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau

D. Mạch rây và mạch gỗ xếp lộn xộn

Câu 3: Thân to ra do sự phân chia các tế bào của mô phân sinh ở

A.mạch gỗ và mạch rây

B.mạch rây và ruột

C.thịt vỏ và ruột

D.tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ

Câu 4: Để bảo vệ cây xanh, chúng ta nên làm điều nào sau đây?

A. Bẻ cành, ngắt ngọn, bóc vỏ cây

B. Dùng vật nhọn rạch vào vỏ cây, dây thép buộc ngang thân cây

C. Giáo dục, tuyên truyền cho mọi người ý thức bảo vệ cây xanh

D. Chặt cây làm nhà, đóng bàn ghế, phá rừng làm nương rẫy

Câu 5: Quan sát hình “cấu tạo trong của thân non” dưới đây và điền chú thích tương ứng với các số cho hình

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Câu hỏi tự luận

Câu 1: Trong nhà bạn Vân trồng rất nhiều chậu cây cảnh, theo em cây cảnh trồng trong nhà thì có xanh tốt không? Tại sao?

Câu 2: Rễ có mấy miền?nêu chức năng của mỗi miền?

Câu 3: Em hãy kể tên 10 cây có rễ biến dạng mà em biết

Câu 4: Em hãy kể tên một số loại rễ biến dạng và chức năng của chúng? Cho ví dụ minh hoa.

Đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm

Câu 1:CCâu 2: ACâu 3:DCâu 4: C

Câu 5: chú thích

1. Biểu bì

2. Thịt vỏ

3. Mạch rây

4. Mạch gỗ

5. Ruột

Câu hỏi tự luận

Câu 1:

   Nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt vì các cây cảnh trồng trong nhà chủ yếu là cây ưa bong, ánh sáng yếu vẫn đủ cho lá quang hợp

Câu 2:

      Rễ mọc trong đất gồm 4 miền:

Đề kiểm tra Sinh học 6 có đáp án

Các miền của rễChức năng chính của từng miền
Miền trưởng thành có các mạch dẫnDẫn truyền
Miền hút có các lông hútHấp thụ nước và muối khoáng
Miền sinh trưởng ( nơi tế bào phân chia)Làm cho rễ dài ra
Miền chóp rễChe chở cho đầu rễ

Câu 3 :

   Củ sắn, củ cải, củ cà rốt, cây trầu không, hồ tiêu, tầm gửi, dây tơ hồng, cây bụt mọc, bần, mắm

Câu 4 :

Một số loại rễ biến dạng là

   - Rễ củ chứa chất dinh dưỡng dự trữ

      Ví dụ : củ sắn, củ cải

   - Rễ móc giúp cây leo lên cao nhận được nhiều ánh sáng

      Ví dụ : cây trầu không, cây hồ tiêu

   - Rễ thở giúp cây tăng khả năng hô hấp khi sống trong môi trường thiếu không khí do ngập nước

      Ví dụ : cây bần, cây mắm

   - Giác mút đối với cây kí sinh như tư hồng, tầm gửi rễ biến thành giác mút lấy thức ăn từ cây chủ cung cấp cho cây