K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 10 2018

Vladimir Ilyich Lenin (22 tháng 4 năm 1870 - 21 tháng 1 năm 1924) là một lãnh tụ của phong trào cách mạng vô sản Nga, là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818-1883) và Friedrick Engels.

Ông sinh tại làng Gorki, Simbirsk, nay là Ulyanovsk. Tên họ thật là Vladimir Ilyich Ulyanov. Lenin là người tổ chức Đảng Cộng sản Liên Xô và thành lập nhà nước Xô Viết.

Ông mất tháng 1 năm 1924, thi hài được lưu giữ trong lăng Lenin trên Quảng trường Đỏ, Moskva.

19 tháng 10 2018

Lenin sinh tại Simbirsk, Nga (hiện là Ulyanovsk), là con trai của vợ chồng Ilya Nikolaevich Ulyanov (1831–1886), một quan chức dân sự Nga làm việc để mở rộng dân chủ và giáo dục đại chúng miễn phí ở Nga, và Maria Alexandrovna Ulyanova (1835–1916)..

Tháng 5 năm 1887 anh cả của ông Aleksandr Ilyich Ulyanov bị treo cổ vì tham gia vào một âm mưu ám sát Sa hoàng Aleksandr III. Việc này đã làm Lenin trở thành người cấp tiến.

Năm 24 tuổi, Lenin vào Đảng Xã hội dân chủ Nga. Từ đó, Lenin trở thành người tổ chức, lãnh đạo cách mạng. Năm 1905, Lenin tham gia lãnh đạo cách mạng tư sản dân chủ Nga đầu tiên. Năm 1917, Lenin lãnh đạo cách mạng Tháng Mười Nga thành công.Ông còn là người phát triển học thuyết của Karl Marx (1818 - 1883) và Friedrich Engels.

Năm 1919, Lenin cùng các lãnh tụ cách mạng các nước lập nên Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba), để lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò vĩ đại của Lenin: “Lenin là người đã thực hiện và phát triển chủ nghĩa Marx - Engels. Là người cha của cách mạng vô sản và cách mạng dân tộc giải phóng. Là người thầy đã đào tạo ra những chiến sĩ cách mạng khắp thế giới, chẳng những bằng lý luận cách mạng khoa học nhất, mà còn bằng đạo đức cách mạng cao cả nhất”.

V. I. Lenin được vinh danh là một trong 100 nhân vật có ảnh hưởng nhất đến lịch sử thế giới.

Câu 1: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai?A. Tiểu tư sảnB. Nông dânC. Công nhânD. Công nhân và nông dânCâu 2: Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.D. Hội đồng công xã...
Đọc tiếp

Câu 1: Lực lượng hỗ trợ cho các chiến sĩ ở Quốc dân quân ở đồi Mông-mác là ai?

A. Tiểu tư sản

B. Nông dân

C. Công nhân

D. Công nhân và nông dân

Câu 2: Ngày 26 - 3 - 2872, diễn ra sự kiện lịch sử gì ở Pháp?

A. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời.

B. Lá cờ cách mạng phất phới tung bay trên nóc nhà thị chính.

C. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.

D. Hội đồng công xã làm lễ ra mắt trước quốc dân đồng bào.

Câu 3: Đến ngày 1 - 5 - 1871 Hội đồng Công xã thành lập thêm ủy ban nào?

A. Ủy ban quân sự.

B. Ủy ban An ninh,

C. Ủy ban Đối ngoại.

D. Ủy ban Cứu quốc.

Câu 4: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/03/1971 của nhân dân Pa-ri là gì?

A. Mâu thuẫn gay gắt không thể điều hòa giữa quần chúng nhân dân Pa-ri với chính phủ tư sản.

B. Bất bình trước thái độ hèn nhát của chính phủ tư sản khi bị quân Phổ tấn công.

C. Chống lại sự đầu hàng phản bội lợi ích dân tộc của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

D. Chi-e cho quân đánh úp đồi Mông-mác.

Câu 5: Khi quân Phổ chuẩn bị tấn công vào nước Pháp, giai cấp tư sản Pháp thành lập chính phủ lâm thời với tên gọi là gì?

A. Chính phủ Lập quốc

B. Chính phủ Vệ quốc

C. Chính phủ Cứu quốc

D. Chính phủ yêu nước

Câu 6: Công xã Pa-ri tồn tại trong bao nhiêu ngày?

A. 70 ngày.

B. 71 ngày.

C. 72 ngày.

D. 73 ngày.

Câu 7: Hội đồng Công xã Pa-ri được tập trung trong tay các quyền lực nào?

A. Quyền hành pháp

B. Quyền lập pháp

C. Quyền hành pháp và lập pháp

D. Quyền hành pháp, lập pháp và tư pháp.

Câu 8: Bài học lớn nhất được rút ra từ Công xã Pa-ri là gì?

A. Phải có đảng vô sản lãnh đạo.

B. Phải liên minh công nông.

C. Phải đập tan bộ máy nhà nước cũ.

D. Phải lôi kéo được đông đảo quần chúng ủng hộ.

Câu 9: Nhân dân Pari bầu Hội Đồng Công xã vào ngày, tháng, năm nào?

A. 26/3/1872

B. 26/4/1871

C. 27/3/1871

D. 26/6/1871

Câu 10: Chi-e tấn công Quốc dân quân khi nào?

A. 18/4/1871

B. 19/3/1871

C. 18/3/1872

D. 18/3/1871

Câu 11: Cuộc chiến tranh Pháp - Phổ nổ ra vào thời gian nào?

A. Ngày 2 - 9 - 1870.

B. Ngày 18 - 7 - 1870.

C. Ngày 19 - 7 - 1870.

D. Ngày 7 - 9 - 1870.

Câu 12: Để xoa dịu mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức, chính phủ Pháp đã có hành động gì?  

A. Tiến hành cải cách sâu rộng đất nước.  

B. Thành lập chính phủ lâm thời.  

C. Gây chiến với Phổ.  

D. Giao chính quyền cho tư sản.

Câu 13: Năm 1870, cuộc chiến tranh Pháp – Phổ nổ ra trong bối cảnh lịch sử như thế nào?

A. Nước Pháp có ưu thế hơn hẳn so với Phổ  

B. Điều kiện không có lợi cho Pháp  

C. Đế chế thứ III đang ở Pháp đang ở giai đoạn cực thịnh  

D. Hoàng đế Pháp bị bắt làm tù bình

Câu 14: Bản chất của cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1871 là:  

A. cuộc chiến tranh giải phóng nước Pháp khỏi sự chiếm đóng của quân Đức. 

B. cuộc cách mạng tư sản lần thứ tư ở Pháp.  

C. cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới.  

D. cuộc chính biến lật đổ Đế chế III, thiết lập nền Cộng hoà III ở Pháp. 

 

Câu 15: Năm 1913 quốc gia đứng vị trí thứ 4 trong sản xuất là:

A. Anh

B. Pháp

C. Mĩ

D. Đức

Câu 16: Nước có nhiều thuộc địa đứng thứ hai thế giới là gì?

A. Anh

B. Pháp

C. Đức

D. Mỹ

Câu 17: Cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX, Anh là một nước 

A. Quân chủ lập hiến

B. Quân chủ chuyên chế

C. Cộng hòa tổng thống

D. Cộng hòa liên bang

Câu 18: Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa đế quốc Đức là

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân

B. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt

C. Chủ nghĩa đế quốc xâm lược

D. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến

Câu 19: Chế độ chính trị của Mĩ do hai đảng cầm quyền là 

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ.

C. Đảng Cộng hoà và Đảng Tự do.

D. Đảng Tự do và Đảng Dân chủ.

Câu 20: Nguyên nhân chủ yếu làm cho nền công nghiệp của Anh vào cuối thế kỉ XIX phát triển chậm hơn các nước Mỹ, Đức là gì?

A. Công nghiệp Anh phát triển sớm, nên máy móc nhanh chóng bị lỗi thời, cũ kĩ.

B. Giai cấp tư sản không chú trọng đầu tư công nghiệp, mà đầu tư nhiều vào khai thác thuộc địa.

C. Anh tập trung phát triển các ngành khác tạo thế cân bằng đối với sự phát triển của công nghiệp.

D. Sự vươn lên mạnh mẽ của công nghiệp Mỹ, Đức.

Câu 21: Trong 30 năm cuối thế kỉ XIX, vị trí kinh tế của Mĩ trong nền kinh tế thế giới có sự thay đổi như thế nào? 

A. Vươn lên đứng thứ 2 thế giới

B. Vươn lên đứng thứ 1 thế giới

C. Đứng hàng thứ 3 thế giới

D. Đứng hàng thứ 4 thế giới

Câu 22: Nhân tố nào đã khiến cho nhịp độ phát triển của nền kinh tế Pháp chậm lại từ cuối thế kỉ XIX?   

A. Hậu quả của chiến tranh Pháp- Phổ.

B. Pháp chỉ lo đầu tư khai thác thuộc địa.

C. Pháp tập trung cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều.

Câu 23: Chủ nghĩa Đế quốc cho vay lãi là quốc gia nào

A. Mĩ

B. Anh

C. Đức

D. Pháp

Câu 24: Vì sao Lê-nin gọi chủ nghĩa đế quốc Anh là : Chủ nghĩa đế quốc thực dân”?

A. Nước Anh có thuộc địa và lãnh thổ rộng lớn.

B. Tư sản Anh chú trọng đầu tư vào thuộc địa.

C. Tư sản Anh xâm chiếm và bóc lột một hệ thống thuộc địa rộng lớn trên thế giới.

D. Anh có một nền kinh tế công nghiệp phát triển bậc nhất thế giới.

Câu 25: Đến cuối thế kỉ XIX, tại sao nền kinh tế Pháp phát triển chậm lại?

A. Pháp thua trận và phải bồi thường chiến phí, tài nguyên.

B. Pháp tập trung nhiều vào việc khai thác thuộc địa.

C. Pháp chỉ tập trung phát triển các ngành ngân hàng, cho vay lấy lãi.

D. Kinh tế Pháp phát triển không đều giữa các ngành.

Câu 26:  Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư vào các nước thuộc địa? 

A. Tạo điều kiện cho nền kinh tế chính quốc phát triển

B. Đầu tư vào thuộc địa cần ít vốn, thu lãi nhanh

C. Thuộc địa có nguồn nhân lực dồi dào

D. Mở rộng ảnh hưởng trên toàn cầu

Câu 27: Trước năm 1870, công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28: Sự phát triển của công nghiệp Mĩ cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX không xuất phát từ yếu tố nào sau đây? 

A. Thị trường trong nước không ngừng mở rộng.

B. Ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất.

C. Lợi dụng nguồn đầu tư của châu Á.

D. Tài nguyên thiên nhiên phong phú.

Câu 29: Tại sao nước Mĩ được mệnh danh là xứ sở của các “ông vua công nghiệp”?

A. Hình thành các Các-ten không lồ.

B. Hình thành các tập đoàn kinh tế lớn.

C. Hình thành các Tơ-rớt khổng lồ.

D. Hình thành các Xanh-đi-ca khổng lồ.

Câu 30: Chính sách đầu tư tư bản ra nước ngoài của Pháp có gì khác so với Anh? 

A. Pháp cho vay lãi để thu lợi nhuận, Anh đầu tư khai thác ở thuộc địa

B. Pháp cho các nước giàu vay, Anh đầu tư chủ yếu vào thuộc địa.

C. Pháp cho các nước nghèo vay, Anh chủ yếu đầu tư cho các thuộc địa Bắc Mĩ.

D. Pháp cho các thuộc địa vay, Anh đầu tư tất cả vào các thuộc địa.

Câu 31: 1913 Đức đã vươn lên vị trí thứ mấy thế giới.

A. 1                          B. 2                         C. 3                           D. 4

Câu 32: Hạn chế lớn nhất của các nhà chủ nghĩa xã hội không tưởng là gì?

A. Chưa đánh giá đúng vai trò của giai cấp công nhân.

B. Chưa đề ra được phương pháp đấu tranh cho giai cấp công nhân,

C. Chưa thấy được bản chất của giai cấp tư sản.

D. Chưa vạch ra con đường đúng để thủ tiêu việc bóc lột, xây dựng xã hội mới.

 

Câu 33: Ba nhà tư tưởng tiến bộ nhất của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:

A. Xanh xi-mông, Phu-ri-ê và Crôm-oen.

B. Phu-ri-ê, Mông-te-xki-ơ và Ô-oen.

C. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ru-xô.

D. Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.

Câu 34: Thuyết vạn vật hấp dẫn là của ai?

A. Niu-tơn

B. Lô-mô-nô-xốp

C. Puốc-kin-giơ

D. Đác-uyn

Câu 35:  Phát minh của ai đã đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của sinh vật?

A. Hê-ghen

B. Lô-mô-nô-xốp

C. Đác-uyn

D. Niu-tơn

Câu 36: Tác dụng của văn học tiến bộ trong cuộc đấu tranh về quyền sống và hạnh phúc của nhân dân là gì?

A. Vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, đấu tranh cho Tự do hạnh phúc và chính nghĩa.

B. Dùng văn học làm vũ khí chống bọn cầm quyền.

C. Ca ngợi cuộc đấu tranh vì tự do của nhân dân.

D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân.

Câu 37: Vai trò quan trọng nhất của việc máy móc ra đời là gì?

A. Tạo điều kiện cho công nghiệp, nông nghiệp phát triển.

B. Tạo điều kiện cho lĩnh vực quân sự phát triển.

C. Tạo điều kiện cho giao thông vận tải, thông tin liên lạc phát triển.

D. Là cơ sở kĩ thuật, vật chất cho sự chuyển biến từ công trường thủ công lên công nghiệp cơ khí.

Câu 38: Thành tựu quan trọng nhất trong nền nông nghiệp đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Sử dụng phân hóa học, máy kéo, tăng hiệu quả làm đất và năng suất cây trồng.

B. Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

C. Áp dụng phương pháp canh tác mới.

D. Máy móc được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp.

Câu 39: Thành tựu cơ bản nhất trong nền công nghiệp cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Kỹ thuật luyện kim được cải tiến.

B. Nhiều máy chế tạo công cụ ra đời.

C. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.

D. Phát triển nghề khai thác mở.

Câu 40: Thành tựu lớn nhất trong lĩnh vực quân sự cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX là gì?

A. Nhiều vũ khí mới được sản xuất: Đại bác, thủy lôi,…

B. Chế tạo được đại bác bắn nhanh và xa.

C. Chiến hạm chân vịt có trọng tải lớn.

D. Khí cầu dùng để giám sát trận địa đối phương.

Câu 41: Ý nghĩa quan trọng nhất của những phát minh về khoa học tự nhiên thế kỉ XVIII-XIX là gì?

A. Giúp con người hiểu biết thêm về thế giới vật chất xung quanh.

B. Khẳng định vạn vật chuyển biến, vận động theo quy luật.

C. Đặt cơ sở cho những nghiên cứu ứng dụng sau này thúc đẩy sản xuất và kỹ thuật phát triển.

D. Tấn công mạnh mẽ vào những giáo lý của thần học.

Câu 42: Để chiến thắng hoàn toàn chế độ phong kiến, giai cấp tư sản cần phải làm gì?

A. Xóa bỏ hoàn toàn sự thống trị của giai cấp phong kiến.

B. Tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp.

C. Tiến hành cách mạng cải tiến kĩ thuật sản xuất.

D. Tăng năng suất lao động, thu lợi nhuận cao.

Câu 43: Sắt là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất máy móc nên thế kỷ XIX được gọi là

aA. Thế kỉ của máy móc

B. Thế kỉ động cơ hơi nước

C. Thế kỷ của sắt

D. A, B, C đúng

Câu 44: Đầu máy xe lửa hơi nước ở Anh được phát minh năm nào?

A. 1902

B. 1802

C. 1702

D. 1690

Câu 45: Tại sao nói thế kỉ XIX là thế kỉ của sắt, máy móc và động cơ hơi nước?

A. Sắt thép, máy móc và động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực  

B. Nhờ có sắt thép, máy móc đã chế tạo đc nhiều vật liệu mới  

C. Động cơ hơi nước quyết định sự phát triển của một quốc gia  

D. Hoạt động sản xuất của thế giới chuyển từ thủ công sang sử dụng máy móc

1
18 tháng 12 2021

B

D

A

 

25 tháng 9 2018

mk cần gấp gấp gấp gấp lắm lắm !!!!!!!yeu

Điền từ thích hợp vào chỗ (… ) trong đoạn Sử  về những hiểu biết của em về những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.( 1.C. Mác, 2. Ph. Ăng-ghen, 3. quý trọng, 4. hiểu rõ, 5. tìm hiểu)  - .................sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất...
Đọc tiếp

Điền từ thích hợp vào chỗ (… ) trong đoạn Sử  về những hiểu biết của em về những hoạt động, đóng góp của C. Mác và Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế.( 1.C. Mác, 2. Ph. Ăng-ghen, 3. quý trọng, 4. hiểu rõ, 5. tìm hiểu)

  - .................sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Ti-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất ...................người lao động. Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng Đức và châu Âu.

    - ..........................sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen ...................những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.

- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.

2
2 tháng 1 2022

- C. Mác sinh năm 1818 trong một gia đình trí thức gốc Do Thái ở Tơ-ri-ơ (Đức). Từ nhỏ, Mác nổi tiếng là người thông minh, rất quý trọng người lao động.

Sau khi đỗ Tiến sĩ Triết học, Mác vừa nghiên cứu khoa học, vừa có nhiều đóng góp cho phong trào cách mạng ở Đức và châu Âu.

- Ph. Ăng-ghen sinh năm 1820 trong một gia đình chủ xưởng giàu có ở Bác-men (Đức). Khi lớn lên, Ăng-ghen hiểu rõ những thủ đoạn bóc lột của giai cấp tư sản đối với người lao động. Vì vậy, năm 1842, ông sang Anh để tìm hiểu thêm về đời sống của người công nhân và đã viết cuốn "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh".

- Năm 1844, Mác và Ăng-ghen gặp nhau ở Pháp. Hai người có cùng chí hướng nên đã kết bạn với nhau, cùng hoạt động cách mạng.

C.Mác

quý trọng

Ph.Ăng-ghen

hiểu rõ

25 tháng 10 2021

TL :
Anh hùng Cù Chính Lan (1930-1951)

Quê quán : Quỳnh Lưu, Nghệ An

Tiểu sử :

- Nhập ngũ : 1946

- Hi sinh : 29/12/1952 ở trận đánh đồn Gô Tô

25 tháng 10 2021

Cù Chí Lan

Quê quán:quỳnh Lưu,Nghệ An

16 tháng 5 2018

- Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi tìm đường cứu nước:
+ Ngày 5 - 6 - l 911 ; từ cảng Nhà Rồng, Người ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm l9l7, Người từ Anh trở về Pháp, tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước ở Pa-ri.
+ Người tích cực tham gia hoạt động trong phong trào công nhân Pháp và tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

15 tháng 5 2018

Trả lời:

Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.