K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2017

Theo mk thì hiếu đã sai . Vì đúng như hiếu nghĩ cha mẹ có nghĩa vụ là phải nuôi con cái , nhưng hiếu chưa từng nghĩ đến nghĩa vụ của mk đối với cha mẹ là cần phải đối đãi cha mẹ thật tốt cố gắng học tập và phụ giúp mẹ hằng ngày .

Nếu mk là hiếu thì mk sẽ cố gắng htâp và đỡ đần cùg mẹ

Mk ko biết đúng hay sai haha

15 tháng 1 2018

Mùng 2 Tết

CHO TRÒN CHỮ HIẾU MỚI LÀ ĐẠO CON

Mỗi người Việt Nam chúng ta có một đạo rất gần gũi, đó là đạo ông bà hay Đạo Hiếu. Trong mỗi gia đình người Việt dù sang hay hèn cũng giành một nơi trang trọng nhất để đặt bàn thờ gia tiên. Ông bà cha mẹ dù có khuất đi nhưng vẫn luôn hiện diện gần gũi với con cháu. Những ngày đầu tháng, ngày rằm, ngày tết, gia đình làm mâm cơm cúng cho ông bà.

Tấm lòng của con cháu tỏ bày lòng hiếu thảo biết ơn. Mỗi khi trong gia đình có việc gì quan trọng như dựng vợ gả chồng cho con cái, hoặc con cái thi cử đỗ đạt… Cha mẹ đều dẫn con cái đến trước bàn thờ gia tiên để trình diện với các ngài, bày tỏ mọi việc để các ngài chứng giám.

Dân tộc Việt Nam rất coi trọng tình cảm gia đình. Trong ca dao có rất nhiều câu nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái. Có lẽ không ai là không biết đến bài ca dao đã trở thành lời ru quen thuộc tự bao đời:

Công cha như núi Thái Sơn,

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Nói về công lao của cha mẹ, câu ca dao trên đã đưa ra những hình ảnh to lớn, vĩnh hằng, giàu sức biểu cảm để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

Trước hết, cha mẹ có công sinh ra các con. Không có cha mẹ thì không thể có con cái. Bất cứ một anh hùng hay vĩ nhân nào cũng được sinh ra từ cha mẹ của mình. Cha mẹ đã chia sẻ một phần máu thịt để các con có mặt trên đời.

Cha mẹ cũng là người nuôi dưỡng các con từ khi mới chào đời cho đến lúc trưởng thành. Mẹ nuôi con bằng dòng sữa ngọt lành. Cha mẹ thay nhau chăm sóc mỗi khi con trái gió trở trời. Cha mẹ ra sức làm lụng để nuôi con khôn lớn. Từ một hình hài nhỏ xíu cho đến khi biết đi, biết đọc, biết viết, biết nấu cơm, quét nhà, biết làm lụng để tự nuôi thân đâu phải là chuyện ngày một, ngày hai. Các con lớn dần lên cũng là lúc cha mẹ già yếu. Cha mẹ đã dành cho đàn con tất cả sức lực của mình. Công lao ấy kể sao cho hết!

Không chỉ nuôi dưỡng, cha mẹ còn dạy dỗ các con nên người bằng chính những lời nói, những hiểu biết và kinh nghiệm về cách cư xử, về đạo làm người, về công việc hằng ngày… Sau này đi học, các con được thầy cô dạy dỗ nhưng cha mẹ vẫn là người thầy đầu tiên gần gũi nhất, gương mẫu nhất.

Thật hạnh phúc cho những đứa con được ấp ủ, yêu thương, khôn lớn trong vòng tay cha mẹ! Vậy làm con phải đối xử với cha mẹ như thế nào đế đền đáp công ơn ấy? Câu cuối của bài ca dao trên nhắc nhở chúng ta bổn phận làm con:

Một lòng thời mẹ kính cha,

cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Đạo con là đạo đức, trách nhiệm làm con. Bổn phận của các con là phải thực sự biết ơn và bày tỏ thái độ kính mến đối với cha mẹ. Sự hiếu thảo phải chân thành và được thể hiện qua lời nói, hành động xứng với đạo làm con.

Và rồi, nhìn lại đạo Công Giáo của chúng ta, chữ hiếu cũng được đặt để lên hàng đầu của các điều răn về con người.

Đối với người Công Giáo, đạo hiếu không chỉ là một bổn phận phải có đối với các bậc tổ tiên, ông bà, cha mẹ, mà còn là đòi hỏi, là lệnh truyền, là giới răn của chính Thiên Chúa.

Trong thập giới, Thiên Chúa dành ra giới răn thứ tư để truyền phải giữ, đó là: “Thảo kính cha mẹ”. Giới răn này chỉ đứng sau những giới răn tôn thờ Thiên Chúa. Như vậy, ngoài bổn phận với Thiên Chúa, người Công Giáo phải trung thành tuân giữ lòng hiếu nghĩa với tổ tiên.

Khi hiếu kính với tổ tiên, chúng ta sẽ được Thiên Chúa chúc phúc và tha thứ lỗi lầm, vì: “Ai tôn thờ cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu” (Hc 3,3-4). Thánh Phaolô thêm: “Kẻ làm con, hãy vâng lời cha mẹ theo tinh thần của Chúa, vì đó là điều phải đạo. Hãy tôn kính cha mẹ. Đó là điều răn thứ nhất có kèm theo lời hứa: để ngươi được hạnh phúc và hưởng thọ trên mặt đất này” (Ep 6,1-3); vì: “Ai vâng lời cha mẹ trong mọi sự sẽ đẹp lòng Chúa” (Cl 3,20) và sẽ được Thiên Chúa sẽ nhận lời người hiếu nghĩa cầu xin (x. Hc 3,8).

Còn với Đức Giêsu, ngài nhắc lại và kèm theo cảnh báo: “Ngươi hãy thờ kính cha mẹ; kẻ nào nguyền rủa cha mẹ, thì phải bị xử tử” (Mt 15,4).

Hôm nay, mùng 2 Tết, chúng ta được mời gọi quay về với gia đình của chúng ta. Gia đình như chiếc nôi của tình thương, gia đình chính là nơi ấp ủ ta nên người và gia đình là nơi mà cha mẹ đã sinh thành và dưỡng dục nên ta.

Tình cha nghĩa mẹ thiêng liêng lắm. Hẳn, ta còn nhớ, mỗi người chúng ta ở trong dạ mẹ 9 tháng 10 ngày. Dạ mẹ chính là nơi ấp ủ giọt máu của tình yêu thương, của mỗi người chúng ta.

Và ta thấy chính Chúa Giêsu, khi làm người, Ngài cũng đã ở trong dạ, trong cung lòng của Đức Trinh Nữ Maria. Chúa Giêsu đã sống trong tình thương, sống với tình thương của gia đình, của cha và của mẹ. Gia đình chính là chiếc nôi ấp ủ tình thương, tình người. Những ai không biết thương cha, thương mẹ, thương anh chị em mình thì ra đời biết thương ai đây ?

Ngày hôm nay, người Công Giáo chúng ta phải đối diện với trào lưu phá vỡ gia đình. Nam yêu nam, nữ yêu nữ và sống chung với nhau để không còn huyền nhiệm của tình yêu, của mái ấm gia đình nữa. Chúng ta, hơn ai hết được mời gọi làm chứng nhân của Chúa giữa cuộc đời.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngấn lệ khi phải nói rằng ngày hôm nay người ta cổ xúy cho một trào lưu, cho một nền văn hóa dửng dưng. Và như vậy, chúng ta lại càng phải nổ lực, càng làm chứng cho tình yêu gia đình của chúng ta.

Bao nhiêu tiền của, của cải giả như có cũng không thể nào bù đắp được công cha và nghĩa mẹ. Bao nhiêu sự như người Biệt Phái nghĩ có để dâng cho cha mẹ là đủ lễ rồi là sai quấy.

Cha mẹ chúng ta không cần gì nơi chúng ta. Các ngài cần nơi chúng ta đó là chữ hiếu và đời sống yêu thương của chúng ta.

Hiếu thảo với cha mẹ là biết làm hài lòng các ngài không những bằng cách đối xử mà ngay cả bằng sự biết vâng lời trong những điều ngay lẽ phải nên thực hiện trong cuộc sống: "Mẹ cha là biển là trời, làm sao con dám cãi lời mẹ cha." Biết hy sinh, quên bản thân mình để lo cho cha mẹ: "Đói lòng ăn đọt chà là, để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng," hay "Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi, gạo giã cho trắng mà nuôi mẹ già." Những việc nặng nhọc giúp đỡ cha mẹ đã đành mà cả những chuyện nhỏ cũng cần được để ý: "Cau non khéo bửa cũng dầy, trầu têm cánh phượng để thầy ăn đêm."

Tuy nhiên, cuộc đời có người nọ lại cũng có người kia; có người hiếu thảo với cha mẹ thì cũng có người chẳng coi cha mẹ ra gì: "Cha mẹ nuôi con như biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ tính tháng tính ngày." Hoặc lại có người lạm dụng hình thức hiếu thảo hầu mong lấy tiếng cho mình: "Còn sống thì chẳng cho ăn, chết thì xôi thịt làm văn tế ruồi." Những người này thường không để ý đến sự giúp đỡ cha mẹ: "Mẹ già ở tấm lều tranh, đói no chẳng biết rách lành không hay."

Bởi vậy để khuyến khích con cái hiếu thảo với cha mẹ, người đời có câu: "Con không hiếu kính mẹ cha, bàn nhơn thiên hạ người ta chê cười." Đôi khi Ca Dao dùng thuyết nhân quả để nhắc nhở người ta nên hiếu thảo với cha mẹ: "Mình chí hiếu với mẹ cha, con mình sẽ hiếu với ta khác gì," hoặc dùng sự kiện thiên nhiên nói cho con người ý thức nếu mình hiếu thảo với cha mẹ thì sau này con cái sẽ đối xử với mình như vậy: "Sóng trước đổ đâu sóng sau đổ đó," hay tục ngữ cũng có câu: "Giỏ nhà ai quai nhà nấy."

Những ai đã mất cha hay không còn mẹ hãy cầu nguyện thật nhiều cho cha mẹ. Hãy cố gắng sống làm gương sáng cho con cái để bảo tồn truyền thống yêu thương của gia đình.

Hạnh phúc cho những ai đang còn mẹ, hãy cố gắng sống, hãy làm điều gì đó cho cha mẹ khi còn có thể làm được.

Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.

Nước biển mêng mông không đong đầy tình mẹ,

Mây trời lồng lộng không phủ kín tình cha.

Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn,

Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con.

Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc,

Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không!

8 tháng 12 2019

a)Suy nghĩ của Hiếu là không đúng vì dù sao mẹ đã tần tảo,cực nhọc để nuôi lớn Hiếu,không có mẹ thì Hiếu có được như bây giờ hay không.Tuy đó là nghĩa vụ của người mẹ nhưng Hiếu cũng phải giúp đỡ mẹ trong những công việc khó khăn để xây dựng gia đình tốt hơn.Khi Hiếu lớn thì Hiếu cũng phải trả lại công lao sinh thành của mẹ dành cho Hiếu để làm tròn nghĩa vụ của một người con.

b)Nếu em là Hiếu thì em sẽ phụ giúp mẹ làm những công việc khó khăn và cực nhọc đó,ngoài ra sẽ cố gắng học tập thật giỏi để không phụ lại công ơn sinh thành của mẹ.Khi lớn lên em sẽ cố gắng kiếm thật nhiều tiền để mẹ sống sung sướng trong quãng đời còn lại vì trước kia mẹ đã vất vả nuôi nấng mình đã chịu không biết bao nhiêu là cực khổ để nuôi dưỡng em.

15 tháng 1 2018

Hiếu : Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con nhưng suy nghĩ của Hiếu cũng hok đúng, hiếu hok biết hay hok làm đúng bổn phận, nghĩa vụ của con cái, chỉ biết nghĩ đến mình
Thảo: Biết thương mẹ, biết cố gắng học để giúp mẹ --> làm tròn bổn phận 1 người con
---> tán thành ý kiến của Thảo

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Tình mẹNgười con không có khả năng nuôi mẹ già...
Đọc tiếp

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Tình mẹ

Người con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối, người con nói rằng:" Cõng mẹ lên núi dạo" . Bà mẹ liền lấy hết sức mình trèo lên lưng con. Trên đường đi, anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải xuống quãng đường đi. Anh ta tức giận hỏi mẹ:" Mẹ rải đậu làm gì thế?"."Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường . Con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn the con."

a, Câu chuyện trên khiến em liên tưởng đến bài học nào trong chương trình. Nêu quy định của pháp luật đối với các thành viên trong chủ đề đó.

b, Nhận xét của em về hành động của người mẹ và người con trong câu chuyện trên.

c, Là một người con em sẽ làm gì sau khi học chủ đề đó.

Ai giúp mik lm bài tập này vs mik ko hiểu mà lại đang cần gấp.

 

1
11 tháng 12 2016

Câu 1 :

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh , phong phú như giữ gìn trật tự an ninh , vệ sinh nơi ở ; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp ; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng ; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu . mê tín dị đoan và tích cực phòng , chống các tệ nạn xã hội

- Ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng , dân cư là góp phần làm cho cuốc sống bình yên , hạnh phúc , bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc .

- Một số việc làm là :

+ Các gia đình giúp nhau làm kinh tế , xóa đói giảm nghèo

+ Bỏ rồng cây thuốc phiện

+ Trẻ em đến tuổi đi học đều phải đến trường

+ Sinh đẻ có kế hoạch

+ Làm vệ sinh đường làng , xóm , .........

+ Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em

Câu 2 :

a) Câu chuyện khiến em liên tưởng đến bài quyền và ngĩa vụ của công dân trong gia đình . 1 Quyền và nghĩa vụ cha mẹ ông bà :

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt , bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con , tôn trọng ý kiến của con ; không được phân biệt đối sử giữa các con , không được ngược đãi , xúc pahmj con , ép buộc con làm những điều trái pháp luật , trái đạo đức

............

...........

2 Quyền và nghĩa vụ của con , cháu

Con cháu có bổn phận yêu quý ,kính trọng , biết ơn cha ,mẹ ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi cha me ông bà già yếu . Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ ông bà

b ) - Bà mẹ là một người thông minh và đầy lòng chan chứa tình yêu thương con của mình

- Mặc dù biết con mình sẽ bỏ mình nhưng bà không nói cho con mình mà còn nghe theo con

- Tình yêu của bà mẹ trong chuyện thật cảm động mà sâu lắng tình người mẹ con

c ) Em sẽ :

- Trân trọng yêu quý cha mẹ của mình

- Làm trọn bổn phận của người con

- Chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ của mình

- Không ngược đãi và xúc phạm cha me

đó là ý kiến của mk có j bạn bổ sung thêm nhé

 

30 tháng 11 2016

a) em không tán thành với suy nghĩ của Lan vì bạn Lan lớn rồi mà chưa biết tự lập còn dựa dẫm ,ỷ lại , phụ thuộc vào bố mẹ cho rằng mình là con một lên đáng được như vậy.

b) Nếu em là bình em sẽ khuyên lan ko ỷ lại vào bố mẹ nữa mà hãy tự lập giải quyết các công việc của mình không làm phiền đến bố mẹ và giúp bố mẹ việc nhà nhiều hơn.haha

14 tháng 1 2022

1. Em sẽ giải thích cho mọi người bệnh HIV lây nhiễm qua đường máu nên động chạm hay uống chung cốc .... cũng không sao . Để chị H có tinh thần luôn thoải mái , luôn yêu đời e là hàng xóm sẽ thường xuyên chơi vs chị vào thời gian rảnh , đưa chị đi giới thiệu vs mọi người .

2. Hành vi của các bạn trên là k đúng những bạn k động viên K còn xa lánh , tránh xa K như vậy K sẽ rất buồn

14 tháng 1 2022

1. Em sẽ cho chị tiếp xúc với những người xung Quanh,cho chị xem phim hài.Bởi vì,em muốn cho đầu óc chị luôn được vui vẻ.

2. cách ứng xử của các bạn học sinh và phụ huynh trên là không đúng,vì đã xa lánh bạn K,miệt thị bạn.

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao? a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. VI thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép. b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải...
Đọc tiếp

Trong những tình huống sau, theo em, tình huống nào biểu hiện hành vi giữ chữ tín (hoặc không giữ chữ tín) và giải thích tại sao?

a) Minh hứa với bố mẹ Quang và cô giáo chủ nhiệm là sẽ giúp đỡ Quang học tập tiến bộ. VI thế, những bài tập nào mà Quang không làm được thì Minh đều làm hộ và đưa cho Quang chép.

b) Bố Trung hứa đến sinh nhật Trung sẽ đưa em đi chơi công viên, nhưng vì phải đi công tác đột xuất nên bố không thực hiện được lời hứa của mình.

c) Nam cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cần phải thật thà nhận lỗi và cứ hứa sửa chữa, còn làm được đến đâu lại là chuyện khác.

d) Vì không muốn làm mất lòng người khác, nên ông Vĩnh - Giám đốc một công ti thường nhận lời, động viên, an ủi và hứa sẽ giúp đỡ khi họ đến nhờ, mặc dù ông biết rằng việc đó ông không thể làm được.

đ) Lan mượn Trang cuốn sách và hứa hai hôm sau sẽ trả, nhưng vì chưa đọc xong nên Lan cho rằng, cứ giữ lại khi nào đọc xong thì trả cho Trang cũng được.

e) Phương bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. Nga hứa với cô giáo sẽ sans nhà giúp Phương học tập, nhưng vì mải xem bộ phim hay trên truyền hình nên Nga đã quên mất.

3
3 tháng 4 2017

Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.

Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

Câu c: Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.

Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó.

Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đủng lời hứa với Nga.

Câu e. Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo.

3 tháng 4 2017

Trả lời

Câu a: Việc làm hộ bài của Minh là sai vì Minh không giữ đúng lời hứa là giúp đỡ Quang tiến bộ mà chỉ làm cho Quang lười, ỉ lại và học tập sẽ không tiến bộ lên được.

Câu b: Bố Trung không phải là người không giữ lời hứa nhưng vì có việc đột xuất, như vậy bố Trung không phải cố ý không giữ lời hứa mà do hoàn cảnh khách quan mang lại.

Câu c: Ý kiến của Nam là sai, vì nếu đã nhận lỗi và hứa sữa chữa lỗi thì phải thực hiện phải quyết tâm làm được mới tiến bộ.

Câu d: Việc làm của ông Vĩnh là sai, mặc dù ông hứa với mọi người nhưng không thể làm được những điều mình đã hứa mặc dù ông biết điều đó.

Câu đ: Việc làm của Lan là sai vì Lan đã sai hẹn không đủng lời hứa với Nga.

Câu e. Việc làm của Nga là sai vì Nga không giữ đúng lời hứa với cô giáo.


Ký ức tuổi thơCuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập...
Đọc tiếp

Ký ức tuổi thơ

Cuối lớp 8. Tôi không có việc gì ngoài học, học chỉ để làm vui lòng cha mẹ, thầy cô. Mà thầy cô ư, chắc chỉ vui vì nghề nghiệp thôi chứ ai rảnh mà đi lo cho con nhà người khác, cố dạy tốt cho con nhà người ta để mình được lợi chứ thật ra thì giáo viên đâu có vui vì chuyện tôi được kết quả học tập tốt. Còn cha mẹ nhiều người đâu phải lấy thành tích học tập tốt của con mình để làm sung sướng để vui vẻ. Chủ yếu là họ chỉ lấy thành tích của con mình ra để nở mày nở mặt, để khoe với mọi người, chứ có mấy ai suy nghĩ đến con. Riêng tui thành tích học tập từ lớp 1 đến lp 7 toàn là “ danh hiệu học sinh giỏi” đều đứng trong “ top 10 “ cả lớp. Cả 1 thời như vậy liệu bố mẹ có vui mãi. Và cho đến năm nay chỉ vì 1 cái danh hiệu “học sinh tiên tiến” thôi những điều xấu nhất như đổ hết lên đầu tôi vậy.

Nói về tiểu sử tôi. Từ nhỏ tôi đâu phải là 1 thằng được bố mẹ nuông chiều. Là con hai và chỉ được may mắn sinh ra nhờ cái chết đầy đau đớn của anh thứ tôi. Là một người may mắn tôi nghĩ chắc tôi sẽ được sung sướng vui vẻ lắm. Nhưng sự thật đâu phải vậy. Tôi càng ngày càng lớn và bước vào độ tuổi dậy thì, là 1 thằng hậu đậu nên hay bị la, không sao cả vì đó là lỗi của tôi. Nhưng sự trưởng thành của tôi hình như là một gánh nặng đè lên đôi vai của bố mẹ tôi vậy. Sa vào điện tử từ nhỏ ( không hẳn là vậy : nhà có máy tính và có anh trai lớn hơn 7 tuổi nên anh làm j với máy tính tui biết hết ) nhưng không bao giờ tôi bỏ học đi chơi net cả, việc học hành vẫn đâu vào đó. Tui vẫn lớn dần...

Nhưng năm lớp 8 một cái năm mà ôi! Mọi điều tồi tệ như đổ hết lên đầu tôi vậy. Ngay đầu năm học chỉ vì ra cổng trường mua bút  mà bị kéo vào gặp cô phụ trách đội. Mọi sự thật về chuyện mua bút tôi đều nói ra nhưng có ai tin, mọi người đều nghĩ tôi đi ăn quà và bắt tôi viết bản kiểm điểm, trong khi đó lũ bạn tôi – lũ rác rưởi ấy ăn quà đâu có bị bắt < sao người bị bắt luôn là tôi vậy cho dù tôi không làm gì sai>  Tôi nghĩ “việc gì mình phải viết” và cô gọi ngay cho gia  đình. Và điều tôi ngạc nhiên nhất là gia đình tôi < không một ai tin tôi cả cho dù biết từ nhỏ đến giờ tôi chưa lần nào ăn quà >. Gia đình ư, chỗ tôi luôn dựa dẫm ư, chỗ tôi luôn tin tưởng ư, sự việc này gây cho tôi 1 cú sộc quá lớn đến tâm lý ( ps: bạn nghĩ việc này không quan trọng ư đừng hiểu như vậy mọi việc đều đi đến 1 đích thôi )

Đến kì nghỉ tết. Mới 3 ngày thôi trong 3 ngày đó không ngày nào là tôi không bị chửi: “ mày định không học ak” , “ chắc qua tết này mày bỏ học luôn đi”, “ kiểu gì tao cũng đốt hết sách mày”. Những lời nói như vậy bạn nghĩ ai có thể chịu được, ai có thể nghe mà không có cảm giác gì. Và một nỗi buồn u ám luôn vây quanh tôi trong suốt những ngày nghỉ tết. Nhiều lúc chỉ muốn gục mặt xuống mà khóc, mong rằng giọt nước mắt kia có thể làm trôi đi những vết thương lòng, trôi đi những nỗi buồn phiền trong tôi.

Sang học kì 2 một cái mới lại nổi lên trong tôi. Tôi nghĩ ai ở tuổi này cũng vậy cả. Tôi đã yêu một người. Đây cũng không phải là chuyện gì to tát quả nhỉ, các bạn nghĩ vậy thôi nhưng 1 đống thứ sảy ra đi kèm đến với tôi. Tôi yêu cô ấy và cũng nhận lại tình cảm vì tôi không phải là quá xấu. Nhắn tin qua lại cũng không có gì lạ. Mà theo các bạn nghĩ bố mẹ bạn có quyên xâm phạm đến những bí mật riêng tư của tôi không nhỉ. Theo như giáo dục cồng dân 8 thì bố mẹ làm như vậy là trái pháp luật cho dù đó là những thứ bố mẹ mua cho tôi đi nữa vì đó đã thuộc về tôi và do tôi quyết định đúng không. Ấy thế mà mọi tin nhắn tôi nhắn với cô ấy hay những bức thư tay bố mẹ tôi đều tìm mọi cách để đọc trộm, đây là cách bố mẹ tôi làm ư? Đây là cách bố mẹ tôi giáo dục tôi ư? bố mẹ tôi nghĩ tôi là con của họ mà những điều tôi làm bố mẹ tôi đều có quyền can thiệp sao? Và bố mẹ tôi đã đọc được dù không là tất cả nhưng 1 trận đòn và  những lời chửi mắng đến với tôi dồn dập, may mà cô ấy bố mẹ tôi không biết là ai và tôi cug ko cho biết chứ không cô ấy cũng bị giống tôi rồi.

Bố mẹ tôi từng nói” những gì ở trong nhà mình không được nói cho ai biết hết, nếu nói ra có nghĩa giống như là ‘ vạch áo cho người xem lưng’ “. Haha giờ tôi nghĩ lại thật là buồn cười mọi việc tôi làm có cái gì mà mọi người xung quanh không biết, lúc nào ra đường tôi cũng phải nghe những câu như là “ người yêu mày đâu rồi”, “đem người yêu mày tao xem mặt mũi thế nào” do ai: đều là nhờ cái phúc của bố mẹ tôi cả. Các bạn nghĩ tôi có thể chịu được sao. Là bố mẹ mà không biết bảo vệ con cái ak không biết tâm lý của con cái ak. Mọi người thường nói con cái đến tuổi dậy thì là độ tuổi mà con cái cần sự quan tâm của bố mẹ nhất cần những lời khuyên bảo, cần những câu dạy dỗ. Chứ tôi không cần họ làm quá lên vậy.

Có nhiều lúc tôi nghĩ sinh ra trên đời làm gì? để bị chửi ak? để mọi người chê trách ak? để nhận được sự đối xử như vậy ak?  nhiều khi tôi mong rằng mẹ tôi không bị sẩy sẽ không có tôi và tôi chẳng phải chịu như thế này. Và đôi lúc khi sự ức chế của tôi lên đến tột cùng thì tôi nghĩ” chết đi có lẽ kiếp sau minh sẽ được sống thanh thản” nhưng có 1 sự níu kéo nào đó làm tôi không thể chết được, vì sao ư? Tôi cũng không biết nữa. Câu truyện của tôi rất dài nhưng tôi sao có thể kể hết được. Trên đây là mọi nỗi lòng của một người học sinh bước vào tuổi dậy thì và là sự thật.

Tác giả

Lương Hữu Điền

                                                  

8
24 tháng 9 2021

tội nghiệp anh quá . 

24 tháng 9 2021

dài thế

19 tháng 12 2016

a.hk đồng ý vì yêu con mà lo cho Hà quá mức như vậy, việc làm của bố mẹ Hà là chiều chuộng con và sẽ làm Hà ỷ lại .

b. Nếu là bạn thân Hà e sẽ khuyên Hà nên tự lập( tự giặc đồ, tự đạp xe..)vì Hà đã lớn rồi phải tập để quen sau này lỡ đi học, đi làm xa nhà còn tự chăm sóc cho mình dc.

25 tháng 12 2016

Cho bạn 1 l-i-k-e