K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 2 2016

Bài thơ rất hay em thấy trái tim mình đang rung lên những sợi dây cảm xúc dạt dào về biển đảo quê hương. Em nguyện hóa thân cho dáng hình xứ sở để làm nên đất nước muôn đời. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh

17 tháng 2 2016

 

53aa2399_1403659161.jpg

Phút giải lao của các chiến sĩ trực chiến trên đảo. Ảnh: A.Đ

(THO) - Bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của nhà thơ Nguyễn Việt Chiến đăng trên báo Thanh Niên ngày 28 tháng 5 năm 2011, sau sự kiện ngày 26 tháng 5 năm 2011, tầu hải giám Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp quang thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam trong vùng biển Việt Nam. Bài thơ đã được bạn đọc cả nước mến mộ và nhạc sĩ Phạm Minh Thuận đã phổ nhạc bài hát. Ngày 1-5-2014 vừa qua, Trung Quốc ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 lên vùng biển chủ quyền Việt Nam, gây nên làn sóng phản đối Trung Quốc trong và ngoài nước. Dịp này, bài thơ “Tổ quốc nhìn từ biển” của Nguyễn Việt Chiến lại được nhiều người nhắc đến.

Bài thơ có mười khổ, mỗi khổ bốn câu theo thể thơ tự do.  Mỗi câu thơ đọc lên,  ta cảm như có tiếng nấc uất nghẹn, đau xót tận tâm can khi những câu thơ dẫn dắt về khoảng thời gian dằng dặc mấy ngàn năm, máu người Việt tưới xanh cỏ nước Việt,  nhằm chống giặc ngoại xâm để giữ lấy hòa bình và độc lập dân tộc:“Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển/ Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa/.../ Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc/ Các con nằm thao thức phía Trường Sơn/ Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả/ Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn”. Đọc khổ thơ mở đầu của bài,  ta bỗng nhớ đến câu ca của những người dân biển: “Đến mùa tu hú kêu thanh/ Cá chuồn đã mãn mà anh chưa về”. Tiếng tu hú hằng đêm khắc khoải kêu trên những ngôi mộ gió nhân dân vun lên từ cát ở đảo Lý Sơn, để ghi nhớ những linh hồn hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải mấy trăm năm trước, theo lệnh vua ban, vượt ngàn hải lý, lớp cha đi trước, con tiếp bước theo sau, bằng thuyền ván ra trấn giữ Hoàng Sa. Biết bao vọng phu đời này qua đời khác tiễn chồng đi giữ nước mà một đi không hẹn ngày về: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn/ Máu đã đổ ở Trường Sa ngày ấy/ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Câu thơ trên đẹp như một bức tranh với những vần thơ chỉ đọc một lần, những hình ảnh bi tráng đã khắc sâu vào tâm trí chúng ta:“  ... bóng giặc chập chờn”, “ Máu đã đổ...”, “ Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân”. Thi pháp của văn chương dù giỏi kỹ năng bao nhiêu trong cách dùng từ,  cũng không thể thoát ra khỏi hiện thực. Chính hiện thực là viên ngọc tỏa sáng hào quang cho ý hay, lời đẹp bay lên. Vì vậy, hình ảnh người lính hy sinh để bảo vệ biển đảo quê hương: “Bạn tôi nằm dưới sóng mặn vùi thân” là một hình ảnh đẹp tráng lệ, không hề mang yếu tố bi lụy hay kém phần dũng khí... Cứ hãy để “hơi thở “ nóng hổi của thời cuộc cho dù  là những ngọn lửa đau đớn thổi vào văn chương, thì văn chương ấy mới thực sự “vị nhân sinh”, mới thực sự hay, đẹp vì sự thật. Với câu:“Những ngọn sóng hóa Bạch Đằng cảm tử/ Lũ Thoát Hoan bạc tóc khiếp trống đồng”, tác giả chủ định đưa vào nhiều sự kiện lịch sử và dùng những từ ngữ giàu hình ảnh, giàu gợi tưởng để muốn chúng ta nhớ lại cảnh hàng ngàn chiến thuyền của cánh quân thủy Ô Mã Nhi đã bị quân Đại Việt đánh chìm ở cửa sông Bạch Đằng, 30 vạn quân do Thoát Hoan cầm đầu tấn công nước Việt bằng đường bộ bị đánh tan tác nơi biên giới. Vì muốn cứu Vương Thông mà Liễu Thăng đem 10 vạn quân, 2 vạn ngựa tràn sang nước Việt để rồi  bị chặt đầu ở ải Chi Lăng... Là nước lớn, có lúc họ vỗ về chúng ta,  khi họ tàn sát chúng ta trong quá khứ, cũng có thời họ vừa bắt tay hữu hảo, nhưng rồi lại đem xe tăng và những binh đoàn rầm rập húc đổ mốc biên, tàn sát dân lành, giết bao chiến sĩ khi áo chiến sĩ chúng ta chưa kịp rũ bụi bom ở chiến trường miền Nam, đã vội vàng ra trấn nơi cửa Bắc...

Văn học nghệ thuật ngoài “vị nhân sinh”, những tác phẩm có giá trị còn mang tính dự báo về số phận con người, số phận cả đất nước: “Nếu Tổ quốc nhìn từ bao hiểm họa/ Đã mười lần giặc đến tự biển Đông”  và: “Thương đất nước trên ba ngàn hòn đảo/ Suốt ngàn năm bóng giặc vẫn chập chờn”. Sự kiện Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển Việt Nam, dẫu đã kìm nén, nhưng sóng lòng 90 triệu dân nước Việt đã nổi giận:“Đêm trằn trọc nỗi mưa nguồn chớp bể/ Thương Lý Sơn đảo khuất giữa mây mù/ Thương Cồn Cỏ gối đầu lên sóng dữ/ Thương Hòn Mê bão tố phía âm u”. Từ sự kiện Hoàng Sa, không ai biết trước hòn đảo nào của nước Việt Nam sẽ được bình yên trước tham vọng của nước lớn, kể cả đảo Lý Sơn con tú hú vẫn hằng đêm kêu khắc khoải, hay đảo Cồn Cỏ bây giờ con cua đá cũng chẳng thiết rong chơi, đảo Hòn Mê chẳng còn mơ màng nhìn vẻ đẹp Biện Sơn như ngày nào nữa... Tiếng sóng biển Đông đã dội vào ký ức, dội vào tiềm thức và dội vào bao trái tim con dân Việt cũng như những trái tim của tất cả mọi người yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Chúng ta nào có ao ước gì hơn Độc lập - Hòa bình - Tự do - Hạnh phúc. Chúng ta muốn bình yên để nỗ lực dựng xây đất nước, tiến kịp các nước anh em, đem lại ấm no và hạnh phúc cho nhân dân, không hề muốn bất kỳ một phát súng nào nổ ra trên đất nước Việt Nam nữa, dẫu lòng vẫn đau đáu một niềm: “ Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát/ Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời”.

Toàn bộ bài thơ kết lại là niềm thương đau đất nước hàng ngàn năm dày đặc vết thương với lòng yêu chuộng hòa bình, độc lập dân tộc và truyền thống yêu nước không bao giờ vơi cạn. Giờ đây tinh thần đó vẫn tràn đầy với khí phách hiên ngang, tinh thần lạc quan, tin tưởng ở sức mạnh chính nghĩa đời đời của dân tộc Việt Nam. Một  khi đã bị dồn ép, thì sức mạnh đoàn kết quật cường của dân tộc sẽ chiến thắng tất cả các thế lực mang dã tâm xâm lược. Câu kết trong bài thơ đã nói lên điều đó: “Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất/ Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi”.

Cán bộ, chiến sĩ Đảo Mê anh hùng luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. 

10 tháng 10 2018

a. BPTT: Điệp từ (Nếu, Tổ Quốc, biển)

- Tác dụng: Làm cho nhịp thơ sôi trào, thể hiện nỗi trăn trở niềm đau đáu khi nhớ về Tổ Quốc.

b.. Biển đảo quê hương là một phần máu thịt của anh em ta, ngực biển chưa bao giờ nguôi những nhịp đập phập phồng của những con sóng cả dựng đứng chấm trời, em xin một lòng khắc ghi tất cả những trang sử bi tráng hào hùng của dân tộc, giữ trong tim mình hình ảnh của những người lính biển không tiếc tuổi đôi mươi cống hiến cuộc đời tuổi trẻ nơi đảo xa để hoàn thành nhiệm vụ BẢO VỆ TỔ QUỐC. Trái tim em ở với đất liền những vẫn đang đợi chờ tiếng gọi của Tổ quốc quyết ra đi, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh [có vẻ lạc đề ^^]

10 tháng 10 2018

Cảm ơn bạn nhiều nha

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển MẹÂu...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Tổ quốc đang bão giông từ biển

 Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ

Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu. Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

0
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi “Nếu Tổ quốc neo mình đầu sóng cả Những chàng trai ra đảo đã quên mình Một sắc chỉ về Hoàng Sa thuở trước Còn truyền đời con cháu mãi đinh ninh Nếu Tổ quốc nhìn từ bao mất mát Máu xương kia dằng dặc suốt ngàn đời Hồn dân tộc ngàn năm không chịu khuất Dáng con tàu vẫn hướng mãi ra khơi.” (Trích Tổ quốc nhìn từ biển - Nguyễn Việt Chiến) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn thơ trên? Câu 2: Xác định các phương thức biểu dạt trong đoạn thơ trên. Câu 3: Tìm và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ? Câu 4: Qua đoạn thơ trên, em rút ra được bài học gì cho bản thân?

 

giúp mình với mình đang cần gấp đó !!!!

0
Giúp tôi please. Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4. " Bao giờ cho tới mùa thu trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm bao giờ cho tới tháng 5 mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao Ngân hà chảy ngược lên cao quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm... bờ ao đom đóm chập chờn trong leo lẻo những vui buồn xa xôi Mẹ ru cái lẽ ở đời sữa nuôi phần xác hát nuôi phần...
Đọc tiếp

Giúp tôi please.

Đọc đoạn thơ sau rồi Trả lời câu hỏi từ 1 đến 4.

" Bao giờ cho tới mùa thu

trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm

bao giờ cho tới tháng 5

mẹ ra trải chiếu ta nằm đếm sao

Ngân hà chảy ngược lên cao

quạt mo vỗ khúc nghêu ngao thằng Bờm...

bờ ao đom đóm chập chờn

trong leo lẻo những vui buồn xa xôi

Mẹ ru cái lẽ ở đời

sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn

bà ru mẹ...mẹ ru con

liệu mai sau các con còn chớ chăng?"

(Trích " Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa" - Nguyễn Duy)

1. Chỉ ra Hai biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn thơ "Bao giờ cho đến mùa thu/trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm/bao giờ cho đến tháng năm/mè ra trải chiếu ta năm đén sao" và phân tích hiệu quả tu từ của 2 biện pháp đó.

2. Trong câu thơ "trong leo lẻo những vui buồn xa xôi" thì cũng từ " trong leo lẻo" có giá trị biểu đạt như thế nào, hãy phân tích ngắn gọn.

3. Anh/chị nhận xét thế nào về quan niệm của Nguyễn Duy: "Mẹ ru cái lẽ ở đời/ Sữa nuôi phần xác hát nuôi phần hồn"?

4. Trong đoạn thơ, nhân vật trữ tình nghĩ về khoảng thời gian nào trong cuộc đời mình? Quãng thời gian đó hiện lên như thế nào?

3

1. Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ trên là:
+ Biện pháp lặp cấu trúc ở hai dòng thơ :
"Bao giờ cho tới tháng năm"
"Bao giờ cho tới mùa thu"
=> Biện pháp này nhằm nhấn mạnh ý, tạo sự nhịp bhàng, cân đối cho bài thơ. Đồng thời nó cũng giúp diễn tả nỗi khao khát, nỗi nhớ da diết của tác giả qua các câu hỏi "bao giờ".
+ Biện pháp nhân hóa ở câu thơ :
"Trái hồng trái bưởi đánh đu giữa rằm"
=> Biện pháp này làm cho hình ảnh "trái hồng, trái bưởi" trở nên sống động, gần gũi với mọi người hơn. "Trái hồng, trái bưởi" như có sức sống giống như con người, "đánh đu" như những đứa trẻ đáng yêu, hiếu động, tinh nghịch.
2. Trong câu thơ:
"Trong leo lẻo những vui buồn xa xôi"
Tác giả đã sử dụng cụm từ "trong leo lẻo". Đây là một cụm từ láy. Từ láy này giúp cho câu thơ có sắc thái riêng, có giá trị biểu đạt cao, có nhiều tầng nghĩa hơn: Biểu lộ tình cảm, khắc họa hình tượng, đường nét một cách rõ nét và phong phú hơn. Đó là nỗi nhớ da diết, những hoài niệm về những kí ức ngọt ngào xa xăm.
3. Quan niệm của Nguyễn Duy qua câu thơ:
"Mẹ ru cái lẽ ở đời
Sữa nuôi phần xác hat nuôi phần hồn"​

Lời ru của mẹ luôn chứa đựng những ý nghĩa sâu xa. Đó là những kinh nghiệm về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta, đưa chúng ta đến với những chân trời mới, chân trời đầy tình yêu thương. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của nngười mẹ.
4. Đoạn trích thể hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình: nỗi nhớ, niềm thương, tình yêu và lòng biết ơn sâu nặng của người con dành cho mẹ. Là nỗi nhớ về quãng thời gian trước đây tảo tần của mẹ, quãng thời gian ngọt ngào trước đây bên cạnh mẹ, với những nao nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị, về nhưngbx hoài niệm về quê hương yêu dấu.

23 tháng 7 2019

a) Hai biện pháp tu từ: lặp cấu trúc (ở hai dòng thơ bao gi cho ti…), nhân hóa (trong câu trái hng trái bưởi đánh đu gia rm).

c) Lời ru của mẹ chứa đựng những điều hay lẽ phải, những kinh nghiệm, bài học về cách ứng xử, cách sống đẹp ở đời; sữa mẹ nuôi dưỡng thể xác, lời ru của mẹ nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta. Đó là ơn nghĩa, là tình cảm, là công lao to lớn của mẹ.

d)Đoạn thơ thể hiện hồi tưởng của tác giả về thời ấu thơ bên mẹ với những náo nức, khát khao và niềm vui bé nhỏ, giản dị; đồng thời, cho thấy công lao của mẹ, ý nghĩa lời ru của mẹ và nhắn nhủ thế hệ sau phải ghi nhớ công lao ấy.

3 tháng 2 2020

I. Mở bài: Giới thiệu về ngày tết cổ truyền

- Ngày tết là ngày lễ quan trọng nhất của con người và dân tộc Việt Nam.

- Là thời gian nghỉ ngơi của con người sau 1 năm làm việc mệt mỏi.

- Thời điểm gia đình sum họp

- Để cầu mong một năm mới ăn khang thịnh vượng, làm ăn phát đạt.

II. Thân bài:

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Từng công việc và giai đoạn chính trong ngày tết

- Cuối năm: đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới, trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

- Tất niên: Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, mâm cỗ thờ cúng tổ tiên.

- Giao thừa: Mỗi địa phương có một tục lệ đón giao thừa khác nhau: nhà thắp hương thờ cúng ông bà, người làm mâm cỗ, người đi hái lộc đầu năm.

- Xông đất: tục lệ xông nhà vào năm mới

- Chúc tết: Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

- Thăm viếng: Thăm những người lớn tuổi trong gia đình, đi tảo mộ đầu năm

- Mừng tuổi: Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

3. Ba ngày tết: (Có thể phân tích thêm nếu muốn)

- Ngày thứ nhất: "Ngày mồng Một tháng Giêng"

+ Đây là ngày đầu tiên của một năm

+ Là một ngày rất quan trọng

+ Vào ngày này, mọi người thường không ra khỏi nhà khi chưa có người xông đất

+ Mọi người thường cúng vào ngày này để gia đình cùng sum họp

+ Tục lệ “ mùng một tết cha” thì những người trong gia đình về thăm gia đình

- Ngày thứ 2: "Ngày mồng Hai tháng Giêng"

+ Vào ngày này thường có những lễ cúng tại gia

+ Tục lệ “mùng hai tết mẹ”

- Ngày thứ 3: "Ngày mồng Ba tháng Giêng"

Theo tục “mùng ba tết thầy” thì học trò sẽ đến thăm thầy cô của mình.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về ngày tết

- Khẳng định đây là một lễ rất có ý nghĩa, không thể thiếu của dân tộc Việt Nam.



3 tháng 2 2020

Phần 1 : đọc hiểu:

1) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ: Biểu cảm

2) Hai biện pháp tư từ có trong đoạn thơ là :

_điệp từ xanh

_liệt kê (trong câu Xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh biển. Xanh trời, xanh của những giấc mơ...)

Tác dụng : Ca ngợi vẻ đẹp giản dị, nên thơ của quê hương đất nước. Đồng thời thể hiện lòng trân quý, tin yêu của tác giả với mảnh đất yêu dấu gắn bó với tuổi thơ mình.

3) Tình cảm của nhà thơ được thể hiện qua đoạn thơ :

- Trân trọng, yêu thương vẻ đẹp muôn màu của quê hương

- Tâm trạng : vui mừng, hân hoan, tự hào của nhà thơ trước vẻ đẹp của Tổ quốc

Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam airline đến Vũ Hán đã nói thế này: "Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!" Chúng ta có 1 chuyến bay "ngạo nghễ" trên bầu trời Trung Quốc. 1 chuyến bay làm nhiệm vụ Quốc tế và Quốc gia - mang hàng hóa viện trợ cho anh bạn láng giềng với quy mô kinh tế 12 nghìn tỷ đô, đón những đồng bào...
Đọc tiếp

Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam airline đến Vũ Hán đã nói thế này: "Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về!"

Chúng ta có 1 chuyến bay "ngạo nghễ" trên bầu trời Trung Quốc. 1 chuyến bay làm nhiệm vụ Quốc tế và Quốc gia - mang hàng hóa viện trợ cho anh bạn láng giềng với quy mô kinh tế 12 nghìn tỷ đô, đón những đồng bào đang ở Vũ Hán về nước, bảo vệ họ trước nguy cơ bệnh dịch. Để cả thế giới biết rằng: "Việt Nam cao thượng, Việt Nam đoàn kết, Việt Nam trọng tình nghĩa!"

Như đã từng khẳng định: "Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!"

1. XĐ PTBĐ ?

2.Nêu nội dung chính

3.Câu " Như đã từng khẳng định: "Bạn có thể từ bỏ Tổ quốc nhưng Tổ quốc thì không bao giờ từ bỏ những người con của mình!" nếu phân loại theo cấu trúc ngữ pháp thì thuộc loại câu nào ? phân tích cấu tạo ?

0
21 tháng 4 2020

1. Biểu cảm

2. So sánh

Liệt kê

3. Câu trần thuật, cảm thán -> thể hiện cảm xúc tự hào về vẻ đẹp của Tổ quốc