K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2018

Hình bạn tự vẽ nhé.

a) Ta có: AH; BK là đường cao suy ra: \(\left\{{}\begin{matrix}AH\perp CD\\BK\perp CD\end{matrix}\right.\Rightarrow AH//BK\)

Theo nhận xét bài hình thang thì hình thang có 2 cạnh bên song song thì 2 cạnh bên đó bằng nhau. Suy ra \(AH=BK\)

Áp dụng Pytago vào 2 tam giác vuông \(AHD\)\(BKC\)

\(\left\{{}\begin{matrix}DH^2=AD^2-AH^2\\CK^2=BC^2-BK^2\end{matrix}\right.\)(mà \(AD=BC\Leftrightarrow AD^2=BC^2\);\(AH=BK\Leftrightarrow AH^2=BK^2\)) nên \(DH^2=CK^2\)hay \(DH=CK\)

b) Từ \(AH//BK\left(cmt\right)\),dựa vào định lí về bài hình thang, 2 cạnh bên song song suy ra 2 cạnh đáy bằng nhau. Suy ra \(AB=HK=6cm\)

\(D;H;K;C\) cùng nằm trên 1 đg thằng suy ra

\(DC=HD+HK+KC\)

\(\Rightarrow15cm=2HD+6cm\Leftrightarrow HD=\dfrac{9}{2}cm\)

\(\Rightarrow KC=\dfrac{9}{2}cm\)

Vậy...

18 tháng 7 2019

a) Vì ABCD là hình thang cân

=> AD = BC

=> ADC = BCD

Xét ∆ vuông ADH và ∆ vuông BKC ta có :

AD = BC

ADC = BCD (cmt)

=> ∆ADH = ∆BKC ( ch-gn)

=> DH = KC

b) Vì AB //DC

=> AHD = HAB = 90°

=> BKC = ABK = 90°

=> HAB = ABK = 90°

=> AH//BK

=> AB //HK

=> HK = AB = 6cm

=> DH = KC = \(\frac{15-Hk}{2}\)

=> DH =KC = \(\frac{15-\:6}{2}\)

=> DH =KC = 5,5cm

23 tháng 8 2022

bằng 4,5cm chứ.NONbanh

a: Xét ΔAHD vuông tại H và ΔBKC vuông tại K có

AD=BC

góc D=góc C

Do đó: ΔAHD=ΔBKC

Suy ra: HD=KC và AH=BK

b: Xét tứ giác ABKH có

AH//BK

AH=BK

Do đó: ABKH là hình bình hành

mà \(\widehat{AHK}=90^0\)

nên ABKH là hình chữ nhật

SUy ra: AB=KH=6cm

=>HD+KC=9cm

=>HD=KC=4,5(cm)

a: Xét ΔAHD vuông tại H và ΔBKC vuông tại K có

AD=BC

góc D=góc C

DO đó: ΔAHD=ΔBKC

Suy ra: HD=KC

b: AB=HK=6cm

=>HD=KC=(15-6)/2=4,5cm

4 tháng 7 2017

A B C D H K

a, Xét hình thang cân ABCD ta có:

\(AD=BC;\widehat{ADC}=\widehat{BCD}\)(theo tính chất của hình thang cân)

Xét tam giác AHD vuông tại H và tam giác BKC vuông tại K ta có:

\(AD=BC;\widehat{ADH}=\widehat{BCK}\left(cmt\right)\)

Do đó tam giác AHD=tam giác BKC(cạnh huyền - góc nhọn)

=> HD=KC(cặp cạnh tương ứng)(đpcm)

b, Xét hình chữ nhật ABKH ta có:

\(AB=HK\)

\(AB=6\left(cm\right)\Rightarrow HK=6\left(cm\right)\)

Ta có:

\(DH+HK+KC=DC\)

\(DH=KC\)(cmt)

nên \(2DH+HK=15\Rightarrow2DH=15-HK=15-6=9\)

\(\Rightarrow DH=\dfrac{9}{2}=4,5\left(cm\right)\)

Vậy \(DH=CK=4,5cm\)

Chúc bạn học tốt!!!