K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2021

Đây nha em : Tuyển tập 42 đề thi HSG sinh học lớp 8.pdf - Google Drive

Sao chép đường link nhé !

https://dehocsinhgioi.com/de-hsg-hay-va-kho-sinh-hoc-8-nam-2020/

22 tháng 6 2020

Câu hỏi nâng cao thường thì thầy cô hay lấy ở phần câu hỏi cuối sách ấy bạn :v bạn dựa vào đó mà tìm mấy câu kiểu giải thích vì sao đồ nha :v Thầy mình hay ra kiểu đấy

13 tháng 4 2021

MÌnh chưa thi nhưng đề thi của quận mình thường có các câu tính toán(VD:tính khí hữu ích,vv;các bệnh,so sánh(PXCĐK,PXKĐK;hô hấp thường và hô hấp sâu...)

chúc bạn thi tốt

 

15 tháng 4 2021

Câu 1 (2,5 điểm):

          Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu 2 (1,0 điểm):

          Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.

Câu 3 (3,0 điểm):

          a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?

          b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.

- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?

- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?

Câu 4 (1,0 điểm):

   Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 5 (2,0 điểm):

          a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

          b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?  

Câu 6 (3,0 điểm):

          a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

          b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.

Câu 7 (3,5 điểm):

          a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?

          b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):

Phân tử của thức ăn ( I )

Enzim ( II )

                   1. Tinh bột

                     a. Pepsin

                   2. Lipit

                     b. Amilaza

                   3. Protein

                     c. Nucleaza

                   4. Axit nucleic

                     d. Lipaza

Câu 8 (2,0 điểm):

            Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?

Câu 9 (2,0 điểm):  

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?

Đây ạ

8 tháng 4 2018

mk nè

nhưng cô giáo mk lấy đề rùi nên mk k nhớ lắm hình như có câu khái niệm bài tiết và các sp bài tiết, cấu tạo đường dẫn khí , vì sao k nên thở bằng miệng rùi có 2 bài toán về L, P, G cho tỉ lệ là 1:3:6, mấy bài cho nhịp tim trẻ em là 120-140 lần/phút hỏi nhịp tim tăng hay giảm, tính chu kì tim ở trẻ em biết nhịp tim là 120 lần/phút .... Mk chỉ nhớ đc đến đó thui nha thông cảm cho mk

13 tháng 2 2020

nguyenquocvinh6e@gmail.com

13 tháng 2 2020

làm đủ mk mới trả tiền nhaaaaaa

15 tháng 4 2021

Câu 1. Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? Thực chất sự tạo thành nước tiểu là gì? Tại sao nước tiểu được hình thành liên tục nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định?

Câu 2

a) Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

b) Tiểu não có chức năng gì? Giải thích vì sao người say rượu thường có biểu hiện chân nam đá chân chiêu trong lúc đi?

c) Tại sao tuyến yên là tuyến nội tiết quan trọng nhất?

Câu 3  Khi vận động nhiều , một số bạn học sinh có một số hiện tượng sau :

- Nhịp thở nhanh hơn .

-  Ra mồ hôi nhiều và khát nước.

-  Đùa nghịch khi uống nước nên bị sặc .

Hãy giải thích các hiện tượng trên ?

Câu 4

1. Em hãy vẽ sơ đồ truyền máu, nêu các nguyên tắc đảm bảo an toàn khi truyền máu cho bệnh nhân?

   2. Anh Nam và anh Ba cùng đi tiếp máu cho một bệnh nhân. Sau khi xét nghiệm thấy huyết tương của bệnh nhân làm ngưng kết hồng cầu của anh Ba mà không làm ngưng kết hồng cầu của anh Nam. Bệnh nhân có nhóm máu gì? Giải thích?

(Biết rằng anh Nam có nhóm máu A, anh Ba có nhóm máu B)

Câu 5   Phân biệt sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào? Nêu mối quan hệ về sự trao đổi chất ở hai cấp độ này?

Câu 6

a/ Em hiểu như thế nào về  chứng xơ vữa động mạch?

b/ Khi đội kèn của xã tập luyện, cu Tít mang mơ ra ăn thì bị bố mắng vì đội kèn không thể tập được. Điều đó có đúng không? Vì sao.

Câu 7 . Khi tiêm phòng bệnh lao người đó có khả năng miễn dịch với bệnh lao. Sau khi mắc bệnh sởi  người đó có khả năng miễn dịch với bệnh sởi .Đó là những loại miễm dịch nào? Vì sao?

Câu 8. Mùa hè đến, thời tiết nắng nóng cộng thêm việc lao động nặng nhọc dẫn đến chúng ta cảm thấy rất khát nước.

a. Khi lao động nặng như vậy, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào? Lượng nước tiểu ở người ngày lao động nặng đó tăng hay giảm? Vì sao khi trời nóng ta nhanh khát nước hơn?

b. Tuy nhiên, vào ngày thời tiết mát mẻ nhưng nếu ta ăn mặn hơn thường ngày thì ngày hôm đó ta vẫn khát nước nhanh hơn? Tại sao? Lượng nước tiểu ở người ngày hôm đó tăng hay giảm?

c. Theo các bác sĩ khuyến cáo nếu ta thường xuyên ăn mặn sẽ dẫn đến bệnh lý về tim mạch. Theo em, ăn mặn thường xuyên có thể dẫn đến bệnh lý tim mạch nào? Tại sao?

d. Chính nhờ khuyến cáo đó của bác sĩ mà nhiều người đã từ bỏ thói quen ăn mặn để có thói quen tốt giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Theo em, đó là kết quả của quá trình nào trong hoạt động thần kinh cấp cao ở người? Ý nhĩa của quá trình đó trong đời sống con người?

Câu 9

a. Cho biết thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào bình thường nhiều gấp 7 lần thể tích khí lưu thong. Thể tích khí chứa trong phổi sau khi hít vào tận lực là 5200ml. Dung tích sống la 3800ml. Thể tích khí dự trữ là 1600ml. Hỏi

1. Thể tích khí trong phổi sau khi thở ra gắng sức

2. Thể tích khí trong phổi sau khi hít vào bình thường

b. Khi nghiên cứu hoạt động của tim ở một học sinh nữ lớp 8, các bác sĩ thấy: Tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 mililít (ml) máu và trong một ngày đêm đã đẩy đi được 7560 lít (l) máu, thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 thời gian của chu kì tim, thời gian pha nhĩ co bằng 1/3 thời gian pha thất co. Em hãy tính giúp các bác sĩ số chu kì tim trong một phút và thời gian diễn ra mỗi pha trong một chu kì tim của bạn học sinh nói trên.

Cần thêm ko ạ

15 tháng 4 2021

Câu 1 (2,5 điểm):

          Trình bày các thành phần cấu tạo của máu? Nêu chức năng của huyết tương và hồng cầu.

Câu 2 (1,0 điểm):

          Mô tả tóm tắt sự tuần hoàn máu trong hai vòng tuần hoàn của người.

Câu 3 (3,0 điểm):

          a, Huyết áp là gì? Giải thích thế nào là huyết áp tối đa, tối thiểu?

          b, Ở người bình thường, lúc hoạt động gắng sức nhịp tim là 150 lần/phút.

- Xác định thời gian của một chu kỳ tim của người đó khi hoạt động gắng sức?

- Căn cứ vào chu kì chuẩn ở người, hãy tính thời gian của các pha trong 1 chu kỳ tim trên?

Câu 4 (1,0 điểm):

   Vì sao nói: Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho và nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận?

Câu 5 (2,0 điểm):

          a, Hô hấp là gì? Hô hấp gồm những giai đoạn chủ yếu nào?

          b, Tổng dung tích của phổi ở một người là 5400ml, khi thở ra gắng sức thì trong phổi vẫn còn 1000ml khí cặn.Thể tích khí bổ sung bằng 2400ml và gấp đôi thể tích dự trữ. Tính thể tích khí lưu thông?  

Câu 6 (3,0 điểm):

          a, Bảng dưới đây là kết quả đo một số thành phần của khí hít vào và thở ra ở một người bình thường:

 

O2

CO2

N2

Hơi nước

Khí hít vào

20,96%

0,03%

79,01%

Ít

Khí thở ra

16,40%

4,10%

79,50%

Bão hoà

Hãy giải thích sự khác nhau ở mỗi thành phần của khí hít vào và thở ra của người nói trên.

          b, Nguyên nhân chủ yếu gây tử vong khi một người bị đuối nước là gì ? Giải thích nguyên nhân ngạt khí do hít phải không khí giàu CO.

Câu 7 (3,5 điểm):

          a, Trình bày các hoạt động tham gia biến đổi thức ăn ở khoang miệng. Tác dụng của các hoạt động đó?

          b, Hãy ghép phân tử của thức ăn (cột I) sao cho phù hợp với enzim phân giải chúng (cột II):

Phân tử của thức ăn ( I )

Enzim ( II )

                   1. Tinh bột

                     a. Pepsin

                   2. Lipit

                     b. Amilaza

                   3. Protein

                     c. Nucleaza

                   4. Axit nucleic

                     d. Lipaza

Câu 8 (2,0 điểm):

            Trình bày những đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ?

Câu 9 (2,0 điểm):  

Trình bày các biện pháp bảo vệ hệ tiêu hóa khỏi các tác nhân gây hại và đảm bảo sự tiêu hóa có hiệu quả?

16 tháng 3 2018

Môn Sinh học

Câu 1 (2,5 điểm)

1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn?

2. Vì sao nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người bình thường luôn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C?

Câu 2 (2,5 điểm)

1. Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em có nên nắn lại chỗ xương bị gãy không? Vì sao? Gặp người gãy xương cẳng chân em cần phải xử trí như thế nào?

2. Chứng minh xương là một cơ quan sống?

Câu 3 (3,0 điểm)

1. Giải thích tại sao người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất côlesteron?

2. Ở trẻ em, nhịp đo tim đo được là 120 - 140 lần/ phút. Theo em, thời gian của một chu kỳ tim ở trẻ em tăng hay giảm? Nhịp tim của một em bé là 120 lần/ phút, căn cứ vào chu kỳ chuẩn ở người, hãy tính thời gian các pha trong một chu kì của em bé đó.

Câu 4: (3,0 điểm)

1. Hãy giải thích câu nói: Chỉ cần ngừng thở 3 - 5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O2 để mà nhận.

2. Tại sao khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường?

Câu 5: (3,0 điểm)

1. Nếu các chất cặn bã trong ruột già vì lí do nào đó di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm so với bình thường thì sẽ dẫn đến hậu quả gì? Giải thích?

2. Có các ống nghiệm A, B, C, D. Mỗi ống A và B chứa 2ml hồ tinh bột, mỗi ống C và D chứa 2 ml dung dịch vẩn lòng trắng trứng gà. Tiếp tục nhỏ vào mỗi ống A và C 2ml nước bọt, mỗi ống B và D 2ml dung dịch pepsin. Các ống nghiệm A và B đo được pH = 7,2, các ống C và D pH = 2,5. Tất cả các ống nghiệm được đặt trong chậu nước với nhiệt độ duy trì ở 370C trong 15 phút. Hãy cho biết ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra? Nếu trong cơ thể người thì phản ứng đó có thể xảy ra ở cơ quan nào của ống tiêu hóa? Giải thích?

Câu 6: (3,0 điểm)

1. Tại sao ở tuổi dạy thì thường xuất hiện mụn trứng cá?

2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

3. Những hoạt động nào nêu dưới đây làm ảnh hưởng đến việc làm tăng, giảm lượng nước tiểu ở người? Giải thích?

a. Ăn một lượng lớn thức ăn mặn.

b. Chơi thể thao (như bóng đá).

Câu 7: (3,0 điểm).

1. Vì sao chấn thương ở sau gáy thường gây tử vong?

2. Một người bị tai nạn giao thông liệt nửa người bên phải. Theo em người đó bị tổn thương ở vị trí nào trên bộ não? Vì sao?

3. Vì sao người bị bệnh quáng gà không nhìn thấy hoặc thấy rất kém vào lúc hoàng hôn? Vì sao lúc ánh sáng rất yếu, mắt không nhận ra màu sắc của vật?

Đáp án đề thi học sinh giỏi môn Sinh học lớp 8

Câu 1

1. So sánh sự khác nhau giữa mô cơ vân và mô cơ trơn

Mô cơ vân

Mô cơ trơn

Hình trụ dài

Hình thoi, đầu nhọn

Tế bào nhiều nhân, có vân ngang.

Tế bào có một nhân, không có vân ngang.

Tạo thành bắp cơ, gắn với xương trong hệ vận động

Tạo nên thành của nội quan

Hoạt động theo ý muốn

Hoạt động không theo ý muốn

2. Nhiệt độ môi trường thay đổi mà thân nhiệt cơ thể người vẫn ổn định ở 370C và không dao động quá 0,50C là do cơ thể tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiệt và quá trình tỏa nhiệt:

  • Khi nhiệt độ môi trường tăng cao, cơ thể chống nóng bằng cách giảm sự sinh nhiệt và tăng tỏa nhiệt từ cơ thể ra ngoài: Các mạch máu dưới da dãn, tăng tiết mồ hôi vì nước được thải ra ngoài sẽ mang một phần nhiệt của cơ thể tỏa ra môi trường.
  • Khi nhiệt độ môi trường giảm mạnh, cơ thể làm giảm sự tỏa nhiệt bằng cách co các mạch máu dưới da, co cơ chân lông để giảm sự thoát nhiệt (giữ nhiệt cho cơ thể).

Câu 2

1.

* Khi gặp người bị tai nạn gãy xương em không nên nắn lại chỗ xương bị gãy vì có thể sẽ làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh và có thể làm rách cơ và da.

* Cách xử trí khi gặp người bị tai nạn gãy xương cẳng chân:

  • Đặt nạn nhân nằm yên.
  • Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
  • Tiến hành sơ cứu.
    • Đặt hai nẹp gỗ dài 30 - 40cm, rộng 4 - 5cm vào hai bên chỗ xương gãy, đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở chỗ các đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
    • Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương. Băng từ cổ chân vào và quấn chặt quanh vùng cẳng chân bị gãy. Sau đó chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

2. Xương là một cơ quan sống vì:

  • Xương được cấu tạo bởi các phiến vôi do mô liên kết tạo thành, trong chứa các tế bào xương.
  • Tế bào xương có đầy đủ các đặc tính của sự sống: Dinh dưỡng, lớn lên, hô hấp, bài tiết, sinh sản, cảm ứng...như các loại tế bào khác.
  • Sự hoạt động của các thành phần của xương như sau:
    • Màng xương sinh sản tạo ra mô xương cứng, mô xương xốp.
    • Ống xương chứa tủy đỏ, có khả năng sinh hồng cầu
    • Xương tăng trưởng theo chiều dài và chiều ngang.

Câu 3

1. Người lớn tuổi ít vận động cơ bắp không nên ăn thức ăn giàu chất chất côlesteron vì:

  • Chất côlesterron có nhiều ở trong thịt, trứng, sữa... ăn nhiều sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch.
  • Ở bệnh này côlesterron ngấm vào thành mạch kèm theo sự ngấm các ion canxi làm cho mạch bị hẹp lại, xơ cứng và vữa ra.
  • Động mạch bị xơ cứng vữa làm cho sự vận chuyển máu trong mạch khó khăn, tiểu cầu dễ bị vỡ và hình thành cục máu đông gây ứ hoặc tắc mạch (đặc biệt nguy hiểm ở động mạch vành nuôi tim gây nên các bệnh đau tim, ở động mạch não gây đột quỵ).
  • Động mạch xơ vữa còn dễ bị vữa gây các tai biến trầm trọng như xuất huyết dạ dày, xuất huyết não, thậm chí gây chết.

2.

* Thời gian của một chu kì tim ở trẻ em là: 60/120 = 0,5s < 0,8s

=> Thời gian của 1 chu kì tim ở trẻ em giảm.

* Ta có tỉ lệ thời gian co tâm nhĩ : co tâm thất : pha dãn chung = 0,1 : 0,3 : 0,4

Vậy thời gian các pha trong chu kì tim của em bé là:

  • Pha nhĩ co: 0,1 x 0,5/0,8 = 0,0625s
  • Pha thất co: 0,3 x 0,5/0,8 = 0,1875s
  • Pha dãn chung: 0,4 x 0,5/0,8 = 0,25s

(HS làm cách khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

Câu 4

1.

  • Trong 3 - 5 phút ngừng thở, không khí trong phổi ngừng lưu thông, nhưng tim vẫn đập, máu không ngừng lưu thông qua các mao mạch, trao đổi khí ở phổi cũng không ngừng diễn ra, O2 trong không khí ở phổi không ngừng khuếch tán vào máu, CO2 không ngừng khuếch tán ra.
  • Vì vậy, nồng độ O2 trong không khí ở phổi hạ thấp tới mức không đủ áp lực để khuếch tán vào máu nữa.

2. Khi dừng chạy rồi mà chúng ta vẫn phải thở gấp thêm một thời gian rồi mới hô hấp trở lại bình thường, vì:

  • Khi chạy cơ thể trao đổi chất mạnh để sinh năng lượng, đồng thời thải ra nhiều CO2
  • Do CO2 tích tụ nhiều trong máu nên đã kích thích trung khu hô hấp hoạt động mạnh để thải loại bớt CO2 ra khỏi cơ thể.
  • Chừng nào lượng CO2 trong máu trở lại bình thường thì nhịp hô hấp mới trở lại bình thường.

Câu 5

1.

  • Nếu chất cặn bã di chuyển chậm dẫn đến táo bón vì nước bị tái hấp thu quá nhiều.
  • Nếu chất cặn bã di chuyển quá nhanh, tái hấp thu nước ít dẫn đến đi phân lỏng.

2.

* Ống A và D có phản ứng hóa học xảy ra.

* Phản ứng trong ống A có thể xảy ra ở miệng, dạ dày (vào giai đoạn đầu) và ruột non vì:

  • Trong khoang miệng, một phần tinh bột chín bị enzim Amilaza trong nước bọt biến đổi thành đường Mantozo (t0 = 370C, pH = 7,2.
  • Trong dạ dày, một phần nhỏ tinh bột tiếp tục được phân giải nhờ enzim amilaza (đã được trộn đều từ khoang miệng) thành đường Mantozơ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chưa trộn đều dịch vị.
  • Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn: Tinh bột và đường đôi được enzim phân giải thành đường đơn.

* Phản ứng trong ống D có thể xảy ra ở dạ dày vào giai đoạn sau khi HCl đã thay đổi làm pH = 2,5 và xảy ra ở ruột non

  • Ở dạ dày Prôtêin trong dung dịch vẩn lòng trắng trứng bị enzim Pepsin biến đổi Protein chuỗi dài thành Protein chuỗi ngắn (3 - 10 axit amin), trong điều kiện nhiệt độ 370C, pH = 2,5.
  • Trong ruột non có đầy đủ các loại enzim phân giải các phân tử phức tạp của thức ăn: Prôtêin được en zim phân giải thành axit amin.

Câu 6

1. Ở tuổi dạy thì thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá vì ở tuổi dạy thì chất tiết của tuyến nhờn dưới da tăng lên, miệng của tuyến nhờn nằm ở các chân lông bị sừng hóa làm cho chất nhờn tích tụ lại tạo nên mụn trứng cá

2. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể.

3.

a, Ăn mặn làm cho lượng muối trong cơ thể tăng dần dẫn đến có nhu cầu uống nhiều nước để loại bớt muối ra khỏi cơ thể. Vì vậy lượng nước tiểu sẽ tăng.

b, Chơi thể thao hay lao động nặng sẽ dẫn đến ra mồ hôi nhiều, thở gấp làm thoát nhiều hơi nước do vậy lượng nước bài tiết qua thận giảm dẫn đến lượng nước tiểu giảm.

Câu 7

1. Vì hành tủy chứa trung tâm điều hòa hô hấp và điều hòa tim mạch. Nếu hành tủy bị tổn thương => ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động hô hấp và hoạt động tim mạch -> dễ tử vong

2. Người đó bị tổn thương bán cầu não trái vì: Hầu hết các dây thần kinh não có hiện tượng bắt chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Do đó mà tổn thương ở một bên đại não sẽ làm tê liệt các phần cơ thể bên phía đối diện.

3.

* Người bị bệnh quáng gà không thể nhìn rõ vào lúc hoàng hôn hay thấy rất kém là vì:

  • Ở màng lưới có hai loại tế bào thụ cảm thị giác là tế bào nón tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và kích thích về màu sắc, tế bào que tiếp nhận kích thích ánh sáng yếu giúp ta nhìn rõ về ban đêm và không nhận kích thích về màu sắc.
  • Người bệnh quáng gà thiếu vitamin A (vitamin này là nguyên liệu tạo ra rôđốpsin, thành phần giúp thu nhận ánh sáng của tế bào que) nên tế bào que sẽ không hoạt động. Vì vậy lúc hoàng hôn ánh sáng yếu, mắt không nhìn thấy hoặc thấy rất kém.

* Vào lúc ánh sáng yếu không thể nhận ra màu sắc của vật là vì vào lúc ánh sáng yếu, hoặc không có ánh sáng, tế bào nón không hoạt động, chỉ có tế bào que hoạt động. Mà tế bào que chỉ có khả năng tiếp nhận kích thích về ánh sáng chứ không tiếp nhận kích thích về màu sắc nên không thể nhận ra màu sắc của vật

16 tháng 3 2018

Môn Tiếng Anh

Câu I. a. Chọn từ có cách phát âm ở phần gạch chân khác với các từ còn lại.

1. A. marry B. manage C. damage D. many

2. A. exactly B. exhaust C. extinct D. exist

3. A. thought B. through C. enough D. weightlifting

4. A. sentenced B. laughed C. stopped D. surprised

5. A. sword B. sweet C. swear D. swing

b. Chọn một từ có trọng âm chính rơi vào âm tiết khác với các từ còn lại

1. A. engineer B. newspaper C. cigarette D. magazine

2. A. valuable B. committee C. educated D. interesting

3. A. dictionary B. developed C. important D. successful

4. A. temperature B. telephone C. document D. together

5. A.happen B. study C. appear D. wonder

Câu II: Cho dạng đúng của các động từ trong ngoặc.

1. Nam is very happy (1- help) his grandfather with (2- plant) roses in the garden.

2. He says he detests (3- read) science fiction.

3. Listen to this! I think this news (4- surprise) you.

4. The statue (5- break) while it (6- move) to another room in the museum.

5. People used (7- make) fire by (8- rub) two sticks together.

6. It’s our fault to keep Alice (9- wait) so long. We (10- inform) her in advance.

Câu III: Chọn đáp án thích hợp nhất để hoàn thành câu sau.

1. The opposite of “reduce” is ……………………………..

A. decrease B. increase C. destroy D. damage

2. Nobody is absent today, ………………………………..?

A. is he B. is she C. are they D. aren’t they

3. The team ……. by an experienced rice cook won the rice – cooking contest.

A. led B. leads C. leading D. lead

4. The prefix re – in the word reuse means ………………

A. against B. for C. no D. again

5. Farmers collect household and garden waste to make …………

A. compost B. floorcoverings C. glassware D. pipes

6. I thought you said she was going away the next Sunday, ……………………….?

A. wasn’t she B. didn’t you C. didn’t I D. wasn’t it

7. Ha Long Bay is famous for its beautiful ……island.

A. stone B. limestone C. rock D. cliff

8. I have been looking for this book for months, and ……I have found it.

A. in the end B. in time C. at the end D. at present

9. Many students found it very difficult to keep …..all the recent developments in the subject.

A. touch with B. in touch with C. touch of D. in touch of

10. Linda: “What a lovely house you have!”

Janet: “……………………………………”.

A. No problem! B. Thank you. Hope you’ll drop in

C. I think so D. Of course not. It’s not costly

Câu IV: Điền một mạo từ (a/ an/ the) vào mỗi chỗ trống trong các câu sau nếu cần thiết.

1. We’d love to visit (1)….Canada and …(2)….. United States of America.

2. Yesterday we went on …(3)….eight-hour tour to Queensland.

3. As I was walking along the street, I saw …(4)…….10 note on ……(5)….pavement.

4. Of …(6)…. two films, “Home alone” is ……(7)….. more interesting.

5. When did ……(8)…… Stone Age end?

Câu V: Tìm một lỗi sai trong mỗi câu sau và sửa lại cho đúng.

1. She smelt something burning and saw smoke rise.

2. A football match begins with the ball kicking forwards from a spot in the centre of the field.

3. She always makes her children to pick up their toys before going to bed.

4. He says that speak a foreign language always makes him nervous.

5. It is common knowledge that solar heating for a large office building is technically different from a single-family home.

6. There seem to be less tourists coming to the city this year.

7. The lion has long been a symbol of strength, power, and it is very cruel.

8. They had a discussion about training not only the new employees but also giving them some challenges.

9. What happened in the house that day were a secret because nobody was allowed to enter.

10. Every city in the United States has traffic problems because the amount of cars on American streets and highways is increasing every year.

Câu VI: Điền một giới từ vào mỗi chỗ trống trong đoạn văn sau nếu cần thiết.

Right! Your plane leaves at 14.00 hours. You should check in 2 hours (1) …….departure time, so you need to be (2)……..the airport at 12.30. You can wait in the departure lounge (3) ……….check – in time (4) ………departure time. You’ll probably wait there (5) ……….about 13.50. Now, about getting (6) ………the airport. There’s an airport bus that leaves the terminal at 11.00 hours. You could catch that, I know there’s always a lot of traffic going to the airport in the morning, from about 8.00 till about 10.00. However, you’ll be going (7) …….that period, so you’ll be OK.

Câu VII: Cho dạng đúng của các từ trong ngoặc.

1. Don’t be foolish and (greed)

2. Last Sunday, our school held a flower - (arrange) contest.

3. She is impractical person. She is always (dream)

4. She’s (wonder) fit for her age.

5. The Vietnamese (participate) took part in the 14th Asian Games with great enthusiasm.

6. Thank you for your kind (hospitable)

7. Police asked (pass) if they had seen the accident happen.

8. The room is very narrow. It needs (wide).

9. He (sleep) and missed the flight.

10. The people whose houses are to be demolished when the new road is built will be (house).

Câu VIII: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi.

A week ago we talked to our friends in another class. We didn’t have a telephone. So we made one. What do you need for a string telephone? You need two small tins and some string. That’s all. How did we make the telephone? First, we cut the tops of the tins. Then we punched a hole in the bottom of each tin. What did we do next? We put one end of the string through the hole in one tin. We tied a big knot. Then we put the string through the other hole and tied the other knot. The teacher said: “Now you have a string telephone! Let’s try it”. We opened the window of our room. Tom called Bill in the other room; “Open your window and catch this tin. I’m going to throw it”. Then Tom talked into the telephone to Bill, Bill listened. But nothing happened! Tom talked again, but Bill didn’t hear him. He tried again. Again nothing happened. “Wait a minute”, our teacher said. “Let’s look at our telephone. Perhaps something’s wrong”. We looked at the telephone. Something was wrong. The string was touching the window. We tried again. The students watched and waited. The teacher watched too. Again Tom talked to Bill. This time Bill laughed and shouted, “I hear you! I hear you!” Our telephone worked in the end.

1. Who did they talk to a week ago?

2. What do you need for a string telephone?

3. What did they do with the top and bottom of each tin?

4. What did they do with each end of the string?

5. Who was Tom going to throw one of the tins to?

6. Did Bill hear Tom on the phone when Tom talked to him at first?

7. What was wrong with the telephone?

8. What did the students do when Tom talked to Bill again?

9. Why did Bill laugh and shout?

10. Did the telephone work in the end?

Câu IX: Điền một từ thích hợp vào mỗi chỗ trống cho đoạn văn sau.

A postman’s job is sometimes difficult (1) ……… it is also rewarding and meaningful. Every morning (2) …… Sundays, and holidays, he (3) ……. at the post office (4) …….to get the mail. Carrying his mail (5) …… on his shoulder, he makes his (6) …….from building to building. On cold days, as well as (7) …….days, on rainy day, as well as (8) ………days he brings good and bad (9) ………bills, notices and advertisement to residents of the area. With his good memory, he is even (10) ……to deliver wrongly address letters to their owners.

Câu X: a. Viết lại các câu sau theo gợi ý sao cho nghĩa không thay đổi.

1. They have sold that old house at the end of the road.

That old house...…………………………………………………………………………………………….

2. “Do you realize what the time is, Steve?”, asked Chris.

Chris asked ………………………………………………………………………………………………….

3. That’s the strangest film I’ve ever seen.

I’ve never .......................……………...........…………………………………………………………….

4. The nurse covers the burn with ice. The ice helps ease the pain.

In order to ………................................……......………………………………………………………….

5. Your hair really needs cutting, doesn’t it, Paddy?

Your hair really must ....................... ................................................................................................

b. Dùng từ, cụm từ gợi ý để viết thành câu hoàn chỉnh trong bức thư sau.

1.Thank you/ much/ your letter/ I/ receive/ few days ago. It/ be lovely/ hear/ you.

2. I/ be/ sorry/ I not write/ such/ long time/ but I/ busy/ move new flat.

3. Congratulations/ passing/ driving test.

4. Now/ all you/ do/ save up/ the Toyota car/ you/ always/ want.

5. As/ know/ just start/ new job/ manager/ biggest video shop/ town.

6. I/ bit nervous/ first day/ I meet/ staff.

7. But/ the end/ everything/ turn out/ all right/ and/ I think/ we/ will/ get/ well.

8. Anyway/ main reason/ I/ write/ to invite/ you/ party/ Saturday. I/ hope/ you/ come/.

9. I/ spare bed/ I/ put you/ the night.

10. Please/ me know/ you/ come/I / give/ details/ how/ get here.

----- The end -----

Đáp án Đề học sinh giỏi môn tiếng Anh lớp 8

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THÀNH PHỐ THÁI BÌNH

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI THÀNH PHỐ

NĂM HỌC 2016 - 2017

MÔN: TIẾNG ANH 8 (Thời gian làm bài: 120 phút)

Câu I.

a.

1. D 2. C 3. C 4. D 5. A

b.

1. B 2. B 3. A 4. D 5. C

Câu II.

1. to help 2. planting 3. reading 4. will surprise

5. broke 6. was being moved 7. to make 8. rubbing

9. waiting 10. should have informed

Câu III.

1. B 3. A 5. A 7. B 9. B

2. C 4. D 6. B 8. A 10. B

Câu IV.

1. X 3. an 5. the 7. the

2. the 4. a 6. the 8. the

Câu V

1. rise: rising

2. kicking: kicked

3. to pick up: pick up

4. speak: speaking

5. from a single-family home: from that for a single-family home/ from solar heating for a single-family home.

6. less: fewer

7. it is very cruel: cruelness

8. training not only: not only training

9. were: was

10. the amount of: the number of

Câu VI.

(1). before (3). from (5). until/ till (7). after

(2). at (4). to/ till/ untill (6). to

Câu VII.

1. greedy 3. dreamy 5. participants 7. passers - by 9. overslept

2. arranging 4. wonderfully 6. hospitality 8. widening 10. rehoused

Câu VIII.

1. They talked to their friends in another class a week ago.

2. We need two small tins and some string.

3. They cut the top and punched a hole in the bottom of each tin.

4. They put each end of the string through the hole and tied a big knot.

5. He was going to throw one of the tins to Bill.

6. No, he didn’t.

7. The string of the telephone was touching the window.

8. They watched and waited when Tom talked to Bill again.

9. He laughed and shouted because he heard Tom on the telephone.

10. Yes, it did.

Câu IX.

1. but 3. arrives 5. bag 7. warm 9. news

2. except 4. early 6. way 8. sunny 10. able

Câu X.

a.

1. That old house at the end of the road has been sold.

2. Chris asked Steve if he realized what the time was.

3. I’ve never seen such a strange film before.

4. In order to ease the paint, the nurse covers the burn with ice.

5. Your hair really must be cut, mustn’t it, Paddy?

b.

1. Thank you very much for your letter I received a few days ago. It was lovely to hear from you.

2. I am sorry I haven’t written for such a long time but I have been busy moving into my new flat.

3. Congratulations on passing your driving test.

4. Now all you have to do is to save up for the Toyota you always want.

5. As you know, I’ve just started a new job as the manager of the biggest video shop in town.

6. I was a bit nervous on my first day when I had to meet the staff./ when I met the staff.

7. But in the end everything turned out all right and I think we will get on well.

8. Any way, the main reason I’m writing is to invite you to the party I’m having on Saturday I hope you will come .

9. I have got a spare bed so I can put you up for the night.

10. Please let me know if you can come so that I can give you all the details of how to get here.

4 tháng 1 2019

Trên google đầy. Bạn lên đấy mà tìm