K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 2 2018

Câu 1:

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Kho tàn ca dao, tục ngữ của Việt Nam vô cùng phông phú và đa dạng. Đó là những kinh nghiệm đúc kết từ thời xa xưa của ông bà ta về những kinh nghiệm trong cuộc sống thường ngày. Ca dao, tục ngữ không những phản ánh những kinh nghiệm trong cuộc sống mà còn những hầm ý chúng ta ít ai biết được. Trong đó có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không phải ai cũng hiểu rõ về câu tục ngữ này, sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu về câu tục ngữ này.

II. Thân bài
1. Giải thích câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần dèn thì sáng”

a. Nghĩa đen
- Mực: là một loại mực mà người xưa thường dùng để viết, để sử dụng được mực này phải rất khó khăn. Mực này màu đen và dễ bị dính bẩn, nên thường dùng rất khó khăn.
- Đèn: là một vật dụng được thắp sáng trong gia đình, đây là một dụng cụ rất hữu ích.
b. Nghĩa bóng
- Mực: lấy hình ảnh của mực đen, thể hiện cho những điều xấu xa, tiêu cực và sai trái trong cuộc sống.
- Đèn: đèn là hình ảnh sáng thể hiện cho sự trong sáng, tượng trưng cho những điều tốt lành, tích cực.

2. Bình luận câu tục ngữ : Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
- Hoàn cảnh sống quyết định mỗi con người, hoàn cảnh tốt thì cn người tốt, yêu thương chan hòa
- Hoàn cảnh khó khăn thì gây nên những con người xấu xa
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ tốt
- Khi chơi với bạn xấu thì sẽ xấu
- Câu tục ngữ là một lời dạy hết sức ý nghĩa và đúng đắn
- Nên học tập và làm theo câu tục ngữ

3. Ý nghĩa của câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
a. Đối với gia đình
- Gia đình hạnh phúc ấm no thì con gái ngoan hiền, lễ phép và học giỏi
- Gia đình bất hòa thì con cái sẽ vô lễ, hư hỏng
b. Đối với xã hội
- Khi tiếp xúc và giao du với bạn xấu sẽ học những thói hư tật xấu và trở nên hư hỏng
- Khi chơi với bạn tốt thì sẽ trở thành một người con tốt, một học sinh con ngoan trò giỏi
- Giúp đỡ những bạn xấu theo những điều tốt đẹp.

III. Kết bài: nêu cảm nhận về câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” là một câu tục ngữ hết sức ý nghĩa. Câu tục ngữ khuyên ta nên học những điều hay lẻ phải và tránh xa những điều sai trái, xấu xa. Để trở thành một con người tốt và ý nghĩa, chúng ta nên học tập theo câu tục ngữ.

BÀI LÀM

Từ xưa,trong cuộc sống lao động và chiến đấu của mình,nhân dân ta đã rút được biết bao bài học quý giá.Đó là những kinh nghiệm trong sản xuất,chiến đấu và cách ứng xử trong xã hội.Đó là cách nhìn nhận mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của mỗi người.
Câu tục ngữ : “Gần mực thì đen,gần đen thì rạng” đã nói lên kinh nghiệm đó.
Để nêu lên một bài học,một kinh nghiệm trong cuộc sống,ông cha ta thường mượn hình ảnh một sự vật có liên quan đến con người để thể hiện ý của mình.Mực màu đen,tượng trưng cho những cái xấu xa,những cái không tốt đẹp.Đèn là vật phát ra ánh sáng,soi tỏ mọi vật xung quanh,tượng trưng cho những cái tốt đẹp,sáng sủa.Từ hai hình ảnh tương phản nhau “mực và đèn”,câu tục ngữ đã đưa ra kết luận : “Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng”.Đó là quy luật của sự vật.Dựa vào thực tế cuộc sống của con người,ta thấy câu tục ngữ hoàn toàn đúng khi xét trong mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách mỗi người.Nhưng trong vài trường hợp đặc biệt,có thể gần mực mà không đen,gần đèn mà không rạng.Vì con người có khả năng vượt khỏi hoàn cảnh,chế ngự môi trường xung quanh.

Trong thực tế,hai mặt khả năng này không loại trừ nhau mà chúng bổ sung cho nhau,giúp chúng ta hiểu một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách.
Trong kho tàng văn học dân gian,nhân dân ta có câu tương tự :
Ở bầu thì tròn,ở ống thì dài
Và :
Thói thường gần mực thì đen
Anh em bạn hữu phải nên chọn người.
Những câu ca dao,tục ngữ đó đã khẳng định ảnh hưởng quyết định của môi trường xã hội đối với việc hình thành nhân cách.Trong thực tế cuộc sống,nhà trường làm công tác giáo dục tốt vì nhà trường đã chú ý đến quang cảnh sư phạm và xây dựng môi trường xã hội tốt.Ở gia đình cũng vậy,cha mẹ là những tấm gương sáng,anh chị em hòa thuận,thì gia đình sẽ có những người con ngoan.Ở lớp học cũng thế,lớp nào biết quan tâm xây dựng tập thể tốt,quan hệ giữa thầy và trò,bạn bè đúng đắn,thân ái đoàn kết,thì lớp đó có nhiều học sinh giỏi,đạo đức tốt.Gần gũi hơn,trong quan hệ bạn bè,nếu ta chơi với một người bạn tốt,chăm ngoan,học giỏi,thì chúng ta sẽ học tập được những đức tính tốt ấy và sẽ trở thành người tốt.Ngược lại,trong một gia đình,nếu cha mẹ không quan tâm đến con cái,anh em không nhường nhịn nhau,thì con cái trong gia đình cũng dễ lười biếng,ăn chơi,đua đòi.
Ở những môi trường xã hội phức tạp càng dễ sinh ra những hành vi phạm pháp.
Trong thực tế,khó mà tạo ra một môi trường hoàn toàn lành mạnh và tốt đẹp.Trong xã hội cũ cũng như trong xã hội chúng ta ngày nay,những yếu tố lành mạnh và chưa lành mạnh,tốt đẹp và xấu xa thường xen kẽ vào nhau để cùng tồn tại và phát triển.Có lúc,có nơi,cái chưa lành mạnh,cái chưa tốt đẹp lại lấn át cái đẹp,cái lành mạnh.Đó là lúc môi trường xã hội không thuận lợi cho việc hình thành nhân cách.Nhưng chính trong môi trường không thuận lợi ấy,vẫn có những con người có phẩm chất cao đẹp,có tình cảm đạo đức tốt đẹp,có những hành động cao cả.Chính trong môi trường không thuận lợi đó vẫn nở rộ những bông sen thơm ngát từ chốn bùn đen hôi tanh.Đó là những con người biết vượt lên trên mọi cám dỗ thấp hèn,làm được những việc có ích cho đất nước và cho chính bản thân mình.

Ngày nay,trên đất nước ta còn nhiều hiện tượng tiêu cực,mặc dù chế độ ta về cơ bản là tốt đẹp.Do đó,bất cứ lúc nào,vẫn có những trường hợp gần mực mà không đen,gần đèn mà vẫn tối tăm.
Sống trong môi trường tốt đẹp,nhưng chúng ta vẫn phải tiếp xúc với những hiện tượng không lành mạnh,những hiện tượng tiêu cực trong xã hội.
Câu tục ngữ là một lời khuyên bảo sâu sắc,đã mang đến cho chúng ta một bài học bổ ích,có cách nhìn đúng đắn về mối quan hệ giữa môi trường xã hội với việc hình thành nhân cách của bản thân.Câu tục ngữ giúp chúng ta xác lập một thế đứng vững chắc trước những tác động tiêu cực ngoài xã hội và nếu bị rơi vào một hoàn cảnh không thuận lợi,đầy rẫy những tiêu cực thì chúng ta nên có quyết tâm vượt qua.Nó giúp chúng ta có tinh thần cảnh giác trước những tác động tiêu cực của môi trường xung quanh để luôn luôn “gần mực mà vẫn không đen” và chúng ta nên có ý chí quyết tâm trở thành một ngọn đèn luôn luôn tỏa sáng.

19 tháng 2 2018

Câu 2:

DÀN Ý

I. Mở bài

– Giới thiệu giá trị của rừng.

– Rừng mang lại nhiều lợi ích to lớn cho con người.

II. Thân bài: Chứng minh lợi ích to lớn của rừng

– Xưa:

– Rừng là môi trường sống của người nguyên thủy:

– Rừng cho ta hoa thơm quả ngọt, vỏ cây che thân, củi đốt

– Nay: 

+ Rừng cho tre nứa làm nhà

+ Rừng cho gỗ quí đóng bàn ghế, bắc cầu

+ Rừng cho lá chằm nón, cho song mậy làm quang gánh

+ Rừng là kho dược liệu vô tận

– Rừng cho nguyên vật liệu làm giấy viết, làm tơ sợi nhân tạo. làm nhà cửa, đóng tàu lớn vượt đại dương

+ Rừng còn giúp điều hòa khí hậu.

II. Kết bài

– Khẳng định vấn đề

– Nhiệm vụ chúng ta là bảo vệ rừng.

BÀI LÀM

Nhân dân ta thường nói “rừng vàng biển bạc”. Không phải vô cớ mà người ta kết luận như vậy. Bởi lẽ rừng là nguồn tài nguyên rất phong phú, nó tiềm ẩn kho báu vô tận và lúc nào cũng sẵn sàng phục vụ cho đời sống con người. Rừng mang lại nhiều lợi ích cho con người, chính vì vậy con người phải bảo vệ rừng.

Thực sự rừng có ích lợi gì?

Nhìn lại cuộc sống hằng ngày của con người ta sẽ thấy được giá trị quý báu của rừng và từ đó có ý thức tốt hơn trong việc bảo vệ rừng.

Càng tìm hiểu ta càng thấy rõ ích lợi của rừng. Trước hết, rừng đã cung cấp cho ta các loại gỗ: gồ tạp dùng làm vật dụng, làm củi đốt... để phục vụ đời sống hằng ngày; gỗ quý thì làm vật liệu xây dựng, đóng tủ bàn ghế, cung cấp nguyên liệu cho nền công nghiệp hiện đại. Những cột nhà to bằng gỗ lim bóng láng, những bộ tràng kĩ trong các gian nhà cổ, những tủ thờ bằng các loại gỗ hiếm... có được là chính từ nguyên liệu của rừng mà ra.

Bên cạnh đó rừng còn cung cấp thảo dược phục vụ cho y học. Các loại cây quý hiếm có thể trị các bệnh nan y thường có trong rừng sâu được những thầy thuốc đông y tìm tòi nghiên cứu để chế biến theo phương pháp gia truyền. Ngoài ra, những cánh rừng già, rừng nguyên sinh ấy còn là nơi nuôi dưỡng sinh sống của các loài vật quý phục vụ lợi ích cho con người như hổ, báo, hươu, nai, voi... và nhiều loài chim quý lạ. Cả một thế giới loài vật thật phong phú là nguồn tài sản vô giá của rừng dành cho con người.

Hơn thế nữa rừng còn là “Vạn Lí Trường Thành” vững chắc bảo vệ đời sống con người. Không có rừng thì con người sẽ khổ bởi thiên tai lũ lụt. Không có rừng xanh thì làm sao bảo vệ môi trường sống cho con người, cung cấp động vật quý hiếm và cảnh đẹp thiên nhiên nữa. Rừng giúp cho việc điều hòa khí hậu, làm trong lành không khí do khói tỏa từ các nhà máy, xe cộ gây nên. Đặc biệt trong chiến tranh rừng còn cùng con người đánh giặc, “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Phải nói rằng, rừng đã trao tặng con người cả một nguồn tài sản vô giá bất tận. Đây chính là sự ưu đãi của thiên nhiên đối với loài người.

Hiểu được sự ích lợi của rừng cho nên chúng ta cần phải bảo vệ nó. Trước đây vì chưa hiểu hết sự cần thiết của rừng mà người ta đốt phá rừng bừa bãi. Và những trận lũ lớn gây biết bao hậu quả khôn lường cho con người chính là do sự khai thác phá rừng bừa bãi mà ra. Do vậy, chúng ta bảo vệ rừng tức là bảo vệ môi trường sống của con bảo vệ nguồn lâm sản, động vật quý hiếm của nước ta. Ngày nay vấn đề bảo vệ rừng là quốc sách, là vấn đề bức thiết của cả thế giới. Muốn có được môi trường tốt sạch và xanh, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng, đốn một cây cổ thụ phải chuẩn bị trước hàng loạt cây con để thav thế. Có như thế mới giữ màu xanh của rừng được xanh tươi mãi. Vì vậy, ngoài việc khai thác sử đụng nguồn lâm sản phải đúng kế hoạch, Đảng và Nhà nước đã ban hành những đạo luật bảo vệ rừng, bảo vệ động vật trong rừng, nhất là những loài vật có nguy cơ bị diệt chủng. Cụ thể là ngành kiểm lâm đã thành lập những đội bảo vệ thường trực ngày đêm canh gác rừng và thông tin tuyên truyền mọi người dân phải có ý thức bảo vệ giữ gìn nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú do rừng tạo ra.

Quả thật, rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Vậy mỗi chúng ta khi đã thấu hiểu vấn đề thì cần phải tích cực hơn, có ý thức cao hơn trong việc trồng cây gây rừng và bảo vệ rừng. Yêu quý rừng, bảo vệ rừng là nhiệm vụ của tất cả mọi người chứ không phải của riêng ai. Được như vậy tức là ta đã biết bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

8 tháng 2 2017

Dân gian ta có câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rang”. Tôi thấy câu tục ngữ này rất đúng với thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, trong lớp tôi lại có một vài ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” nên tôi thấy cần phải viết bài này để tranh luận cùng các bạn đó.

Trước hết tôi xin làm sáng tỏ ý kiến của câu tục ngữ này. Câu này có hai nghĩa. Nghĩa đen là nếu ta tiếp xúc với loại mực có màu đen dùng để viết chữ Hán ngày xưa, thì tay ta, quần áo của ta rất dễ bị giây vết mực đen; còn nếu ta gần một ngọn đèn đã được thắp sáng lên thì ta sẽ nhận được một phần ánh sáng của đèn. Nghĩa bóng của câu là: Trong cuộc sống, nêu ta luôn gần gũi, tiếp xúc với người xấu, ta luôn sống trong một môi trường xấu thì ta cũng rất dễ bị lây nhiễm những cái xấu; ngược lại nếu ta luôn gần gũi, quan hệ với người tốt, ta luôn được sống trong một môi trường tốt đẹp, lành mạnh thì ta cũng dễ dàng học tập được những điều tốt đẹp. Như vậy là ý nghĩa của câu tục ngữ đã được giải thích rõ ràng. Tôi cho rằng mấy bạn còn nghi ngờ tính chân thực của câu đó là các bạn chưa suy xét vấn đề thật thấu đáo. Chắc các bạn đã nghĩ: mình cứ gần gũi kẻ xấu nhưng mình nhất quyết không làm theo chúng thì làm sao mà “đen” được; mình tiếp xúc với người tốt nhưng chẳng thích học theo anh ta thì sao “rạng” lên đây?

Tôi thấy đó là một cách nghi hết sức chủ quan. Trong thực tế hiện nay, một số thanh niên chơi bời giao du với bọn trộm cắp, bọn xì ke ma túy và chỉ một thời gian ngắn sau đó họ cũng trở thành dân trộm cắp, họ cũng thành “tù binh” của ma túy xì ke. Một số cô gái ở quê ra thành phố thích giao lưu với những kẻ ăn chơi đàng điếm có vẻ như rất giàu sang, lắm tiền nhiều bạc thì cũng dễ trở thành gái nhảy, gái “bán hoa”, một cái nghề bị gia đình và xã hội phản đối, lên án. Đọc truyện Chí Phèo của Nam Cao, tôi thấy anh Chí vốn là một nông dân rất hiền lành nhưng rồi anh bị ném vào tù; luôn tiếp xúc với bọn lưu manh trong một môi trường thù hận và kết quả là anh trở thành con quỹ dữ của làng Vũ Đại, làm hại cả những gia đình lương thiện trong làng khiến bao cơ nghiệp tan nát, bao nhièu nước mắt và máu phải đổ xuống. Đọc báo chí ngày nay ta cũng biết có bao nhiêu thanh niên nghiện ngập đi cai nghiện đã cai thành công trở về nhưng rồi lại lân la đến chỗ bạn bè nghiện cũ thế là “ngựa quen đường cũ”, lại trở về con đường hút hít.

Các bạn nói khi gần kẻ xấu nhưng quyết không học theo cái xấu của bọn chúng. Xin hỏi rằng các bạn có thật sự có được bản lĩnh vững vàng ấy chưa? Nhiều người gần bọn xấu, cũng thấy điều xấu là không nên làm nhưng rồi bị bọn họ ép buộc, đe dọa, lừa vào bẫy và cuối cùng trở thành một phần tử xấu. Còn gần “đèn” mà không trực tiếp nhận một chút ánh sáng nào ư? Đó là do các bạn hoặc do kiêu căng, tự ái, hoặc do thiếu ý thức, thiếu nghị lực nên đã không học theo cái tốt.

Tóm lại, tôi thấy câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng" là hoàn toàn đúng, chỉ có mấy bạn phản bác lại nó là sai thôi.

Câu tục ngữ này đúng là một lời răn dạy hết sức đúng đắn và hay. Chúng ta cần suy nghĩ về nó để tìm một môi trường tốt đẹp mà sống và quyết xa lánh môi trường xấu.

8 tháng 2 2017

Bạn có thể tham khảo:

Nói về sự tác động của môi trường sống đến sự hình thành nhân cách của con người cũng được đề cập đến trong rất nhiều tác phẩm văn học, những câu chuyện dân gian, như chuyện: Mẹ hiền dạy con, kể về người mẹ hiền từ của nhà triết học nổi tiếng Trung Quốc, Mạnh Tử, vì muốn con có môi trường học tập tốt nhất, bà đã nhiều lần chuyển nhà, từ khu chợ đến trường học. Nói về sự tác động của môi trường đến con người, tục ngữ dân gian của Việt Nam cũng có một câu nói nổi tiếng như: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra ở đây là, liệu có thực sự đúng như câu nói “gần đèn thì rạng” không. Có rất nhiều người lại cho rằng, gần mực chưa chắc đã đen mà gần đèn chưa chắc đã rạng. Vậy, ta nên hiểu câu tục ngữ này như thế nào?

Câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là câu tục ngữ nói về sự tác động của môi trường đối với nhân cách của con người. Theo như câu tục ngữ, khi con người ta sống trong một môi trường lành mạnh, văn minh, được tiếp xúc với những con người có lí tưởng, có lối sống lành mạnh, sống có ích thì người đối diện cũng sẽ học hỏi được ở môi trường sống ấy, con người nơi ấy những phẩm chất tốt đẹp, những nét tính cách tích cực. Nghĩa là, khi tiếp xúc với những nhân tố tích cực, con người ta sẽ được ảnh hưởng, được “cảm hóa” theo chiều hướng ngày càng tốt. Vì vậy, hình ảnh “đèn” trong câu tục ngữ là hình ảnh biểu tượng cho những nhân tố tốt đẹp, tích cực.

“Gần mực thì đen” là nói đến môi trường sống nhiều yếu tố tiêu cực, những con người có tính cách không đúng chuẩn mực của xã hội. Vì vậy, khi sống trong môi trường, tiếp xúc với những con người tiêu cực như vậy thì người sống trong môi trường ấy ít nhiều cũng bị tác động theo hướng tiêu cực, cho dù họ vốn là những con người lương thiện, tốt bụng. Nói chung, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” thể hiện được vai trò của môi trường sống đối với con người. Đồng thời là cơ sở để đánh giá về nhân cách của một người. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa ý nghĩa của câu tục ngữ này, đánh giá con người một cách cứng nhắc, rập khuôn thì sự đánh giá ấy lại trở nên phiến diện, tiêu cực, chưa phản ánh đúng được bản chất, tính cách của một người.

Xung quanh câu tục ngữ này cũng có rất nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, có người cho rằng gần mực chưa chắc đã đen, còn gần đèn chưa chắc đã rạng. Theo em, những ý kiến này cũng không phải hoàn toàn sai. Bởi để nhận biết tính cách của một người, ta cần xem xét họ trong nhiều mối quan hệ, không nên đánh giá họ chỉ qua vẻ bề ngoài, qua môi trường sống và trong những mối quan hệ với những người có lối sống tiêu cực. Bởi tính cách của con người không chỉ bị ảnh hưởng, tác động bởi môi trường sống, mà còn nằm ở bản chất thật sự của mỗi con người. Mỗi người có một xu hướng tính cách khác nhau, vì vậy đôi khi môi trường sống tiêu cực nhưng họ có lối sống lành mạnh và có bản tính thích nghi cao thì họ hoàn toàn sống đúng với nhân cách của mình, không hề bị tác động bởi bất cứ yếu tố nào, có lẽ đúng như câu tục ngữ “Giang sơn khó đổi/ Bản tính khó rời”. Nhưng ở đây ta không hiểu theo nghĩa tiêu cực của câu tục ngữ mà hiểu theo đúng nghĩa đen của nó để thấy được tính cách là cái vốn có ở mỗi con người.

Chẳng hạn, một người sống trong môi trường tương đối lành mạnh, xung quanh là những người rất tốt bụng, gia đình gia giáo, có nề nếp nhưng do sự suy đồi của tính cách, họ vẫn có thể trở thành những người xấu, có tính cách tiêu cực, thậm chí có thể trở thành những phần tử nguy hiểm đối với xã hội. Ví dụ như vụ án gây chấn động dư luận một thời ở Hải Dương, Nghiêm Viết Thành vì tiền mà giết chết chính bố ruột của mình bằng những hành động man rợ nhất, sau đó chặt xác, phi tang xuống sông. Vụ án này dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người trong xã hội, giá trị đạo đức đang bị mai một ở một bộ phận không nhỏ trong xã hội. Tuy nhiên, ở đây ta không xét theo mức độ nghiêm trọng của vụ án. Điều đáng nói trong vụ án này, đó là sát thủ Nghiêm Viết Thành từng là một người rất hiền lành, ngoan có tiếng, bố mẹ đều là những người tử tế, có điều kiện. Sự biến thái trong nhân cách là do thủ phạm tự tiêm nhiễm vào mình và thể hiện ra bằng những hành vi man rợ.

Còn đối với một người sống trong một môi trường được cho là tiêu cực hơn, tiếp xúc với những con người có tính cách không chuẩn mực, nhưng nếu họ có bản lĩnh, lập trường vững chắc thì những yếu tố tiêu cực ấy cũng không thể tác động, ảnh hưởng đến họ. Như vậy, xem xét tính cách của một người, ta không thể đánh giá một cách phiến diện hay tuyệt đối hóa một cách nhìn nào. Cần dựa vào nhiều bối cảnh, đặt họ trong nhiều mối quan hệ mới có thể biết được bản chất, con người thực sự của một người. Nếu đánh giá một cách phiến diện không những ta không nhận ra bản chất đích thực của họ mà còn có những phán đoán chủ quan, sai lầm. Từ đó, mối quan hệ giữa ta và họ cũng khó có thể trở nên tốt đẹp, tích cực hơn.

Như vậy, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” là một câu tục ngữ hay, đánh giá được tương đối đúng sự tác động của môi trường sống đối với con người. Tuy nhiên, nếu ta tuyệt đối hóa câu tục ngữ thì cách đánh giá của ta sẽ trở nên phiến diện, ngộ nhận. Bởi, gần mực thì chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng.

11 tháng 10 2016

để so sánh và chỉ có những hình ảnh vĩ đại ấy (núi Thái Sơn, nước trong nguồn) mới diễn tả nổi. Thái Sơn là một ngọn núi cao và đẹp nổi tiếng ở Trung Quốc, tượng trưng cho những gì lớn lao, vĩ đại trong văn chương. Khi so sánh Công cha như núi Thái Sơn, nhân dân ta muôn nhấn mạnh công lao của người cha trong việc nuôi dạy con cái trưởng thành. Còn hình ảnh nước trong nguồn chảy ra khẳng định tình yêu thương vô hạn của người mẹ đối với đàn con.

Người xưa ví công cha với ngọn núi cao chất ngất, còn nghĩa mẹ lại so sánh với nước trong nguồn bất tận. Đọc kĩ bài ca dao, ta sẽ ngạc nhiên trước chi tiết rất tinh tế, sâu sắc này. Nhà thơ dân gian đã khai thác sự khác biệt về tâm lí và cách biểu hiện tình cảm của cha mẹ và sự cảm nhận của các con mà chọn hình ảnh so sánh cho hợp lí. Vì thế chữ công hướng về cha, chữ nghĩa hướng về mẹ. Hình ảnh núi và nước nguồn phù hợp với vai trò và vị trí của cha mẹ đối với con cái nhưng cả hai đều tượng trưng cho sự lớn lao, vô cùng, vô tận.

15 tháng 10 2016

bạn ko đọc kĩ câu hỏi à.chỉ kể ra lỗi sai và sửa lại thôi mà,sao dài thế

 

 

5 tháng 8 2021

nhận lớp 5 ko ạ

25 tháng 8 2021

cho em vào được ko anh, em năm nay lên lớp 4 rồi ko biết có được ko ạ

9 tháng 10 2016

1. Thừa QHT qua
2. Thừa QHT đối với
3. Thừa QHT với

12 tháng 10 2016

trong câu 1 thì thừa quan hệ từ "qua"

trong câu 2 thì thừa quan hệ từ " đối với "

còn câu 3 thì thừa quan hệ từ " với "

8 tháng 4 2017

K chép trên mạng nha, càng dài càng chi tiết càng tốt. Mơn mấy bn nhìu

7 tháng 10 2018

Nội dung: Nhiều kiến thức khoa học, nhiều điều bổ ích, các bí ẳn chưa cố lời giải thích đã đc lm sáng tỏ... một số phát minh thú vị, khám phá đc nhiều loại  động vật và thực vật, ...

Ý nghĩa: Giúp ta hiểu hơn về thế giới xung quanh, tầm hiểu biết mở rộng

Cảm nhận: Cuốn sách rất bổ ích, làm cho em hiểu biết hơn về thế giớt lẫn xung quanh

TÍCH CHO MK NHA!

7 tháng 10 2018

ch biết nhiều điều về thiên nhiên ;khoa hok;cho biết về thế giới mênh mông củ chúng ta

cho bt về 1 số kì qua nhiều  cảnh  quang thiên nhiên kì thú

=> bổ ích ;hay 

nếu đúng k

hok tốt nhé

21 tháng 2 2018

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

5 tháng 5 2018

Từ ngày xưa, rừng đã được coi là tài sản quý báu vào bậc nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Trong thực tế, rừng đã đem lại nhiều lợi ích to lớn. Ông cha ta đã nhận xét giá trị của rừng qua câu: Rừng vàng, biển bạc.

Trước hết, rừng là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý giá cần thiết cho cuộc sống. Nói đến rừng là người ta nghĩ ngay đến gỗ. Từ đinh, lim, sến, táu cứng bền như sắt (được gọi là tứ thiết) có độ bền hàng ngàn năm là nguyên liệu để xây dựng đình chùa, lăng tẩm, đến lát chun, cẩm lai, vàng tâm, giáng hương... rất được ưa chuộng để làm đồ gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ và để làm nhà cửa. Từ cây gỗ chống lò trong hầm mỏ đến cành củi, mẩu than... tất cả đều từ rừng mà ra.

Ngày nay, với khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại, con người đã chế tạo ra nhiều nguyên liệu tổng hợp giống gỗ từ các sản phẩm hoá học, nhưng vẫn không thể thay thế được vai trò của gỗ lấy từ rừng. Tre, nứa, trúc, mai, vầu... cùng với gỗ là nguyên liệu chính để sản xuất giấy và hàng ngàn vật dụng quen thuộc khác.

Rừng còn cung cấp hàng trăm sản vật quý hiếm khác. Nhiều loại cây cỏ của rừng là những vị thuốc đem lại sức khoẻ và sự sống cho con người. Không thể kể hết những nguồn lợi do rừng đem lại.

Rừng còn giữ vai trò điều hoà khí hậu, bảo vệ sự sống. Rừng cây xanh bạt ngàn là lá phổi khổng lồ thanh lọc không khí, cung cấp nguồn dưỡng khí duy trì sự sống cho con người. Có loại rừng chắn gió, chắn cát ven biển. Có loại rừng ngăn nước lũ trên núi. Rừng giúp con người hạn chế thiên tai. Đặc biệt, rừng là khu bảo tồn thiên nhiên vô giá với hàng ngàn loài chim, loài thú, loài cây quý giá, là nguồn đề tài nghiên cứu bất tận cho các nhà sinh vật học.

Đối với dân tộc Việt Nam, rừng còn gắn chặt với từng chặng đường lịch sử. Trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, rừng trở thành căn cứ cách mạng : Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù. Trong thời bình, rừng là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng, là điểm tham quan du lịch của mọi người.

Rừng đem lại nhiều lợi ích như thế nhưng con người chưa biết bảo vệ nguồn lợi quý giá từ rừng. Bọn lâm tặc săn lùng gỗ quý khắp nơi. Muốn lấy một cây gỗ, chúng sẵn sàng chặt phá hàng trăm cây cối to nhỏ xung quanh. Vì tiền, chúng bẫy hổ, săn gấu, bò tót, hươu, nai, lợn rừng... ngay cả trong mùa sinh sản. Tập quán đốt rừng làm rẫy của đồng bào miền núi đã thu hẹp rất nhiều diện tích rừng. Nguy hại của việc làm đó là phá huỷ vành đai rừng phòng hộ, dẫn đến hiểm hoạ sạt núi, lở đất và những cơn lũ lớn không thể nào ngăn chặn được, gây ra hậu quả ghê gớm khó lường.

Khai thác rừng để phục vụ cuộc sống con người là việc làm cần thiết, nhưng muốn hưởng lợi ích lâu dài thì con người phải biết bảo vệ rừng. Cùng với việc chặt cây lấy gỗ, chúng ta phải biết trồng cây gây rừng. Khai thác lâm sản cũng phải có kế hoạch, có mức độ, nếu không, chẳng mấy chốc mà tài nguyên rừng cạn kiệt. Khi đó, thử hỏi con người lấy gì để chống đỡ với gió, với cát, với nước lũ... và lấy đâu ra rừng vàng cho con cháu mai sau?

Để bảo vệ rừng, Nhà nước ta đã có pháp lệnh cụ thể về khai thác rừng. Với sự ủng hộ của các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới, phong trào thực hiện vườn rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc... đang được tiến hành rộng khắp. Chúng ta hi vọng rằng rừng Việt Nam sẽ được bảo tổn và ngày càng phát triển.

Như thế nào là một tình bạn đẹp?Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân. Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ...
Đọc tiếp

Như thế nào là một tình bạn đẹp?

Có lẽ cả tôi và các bạn đều có cho riêng mình một đáp án cho câu hỏi ấy rồi. " Tình bạn đẹp là trong hoạn nạn khó khăn vẫn có nhau", đó là câu nói nổi tiếng của nhà văn A.Julia, và giờ đây, nó lại trở thành tuyên ngôn của những người bạn...được gọi là thân.

 

Phải chăng cứ ai được gọi là "bạn thân" thì sẽ là một tình bạn đẹp với bạn! Có thể có mà cũng có thể không. Vì khi ta đã gọi một ai đó là "bạn thân" thì hẳn người đó phải đem lại cho ta một cảm giác bình an và an toàn nào đó để ta có thể dễ dàng chia sẻ những buồn vui, những bí mật trong cuộc sống. Thế nhưng, đôi khi hai chữ "bạn thân" được dùng sai nghĩa hoặc gọi quá sớm đối với một tình bạn vừa mới chớm nở. Khi người bạn kia còn dấu ta nhiều điều, khi người bạn ấy còn chưa thực sự mở lòng sẻ chia với ta và khi ta chưa thực sự hiểu họ thì ta với họ chỉ dừng lại ở mức độ bạn bè thông thường mà thôi. Còn "bạn thân" ư, có lẽ nên để thời gian chứng nhận...

 

Những người bạn lâu năm có phải đã cho ra những tình bạn đẹp không? Tình bạn của ba tôi với bạn của ông đã có từ cách đây 30 năm trước, từ khi hai người còn là hai cậu thanh niên trẻ và độc thân. Và khi hai người đã cách xa nhau gần ngàn cây số, tình bạn ấy vẫn luôn tồn tại và bền chặt thông qua những cuộc gọi qua điện thoại hoặc skyber, hay những tin nhắn chúc mừng những ngày trọng đại trong cuộc đời hai người. Ba tôi từng nói với tôi rằng: "Cuộc đời ba có được người bạn như bác ấy thực sự là điều quý giá đáng trân trọng". Có lẽ với ba, đó thực sự là một tình bạn đẹp!

 

Tình bạn đẹp có chớm nở với những người bạn mới quen hay không! Đã rất nhiều lần tôi cho là có. Khi tôi trao hết những thứ được coi là bí mật, quý giá nhất của mình cho những người bạn mới quen hoặc mới gọi nhau là bạn. Bởi tôi nghĩ, một khi ta mở rộng tấm lòng thì người kia cũng sẽ nhiệt tình cởi mở với ta, và dù hai bên có những bất đồng, những tính cách khác nhau thì chỉ cần cùng nhau giải quyết, tất cả sẽ trở thành bình thường. Thế nhưng hình như tôi đã nhầm, một vài người không như tôi nghĩ, họ khép kín bản thân như những con hến, khó có thể bậy nắp nó ra bởi sự cởi mở và chân thành. Và nếu họ có cởi mở với ta thì đó cũng chỉ là một phần nhỏ của tảng băng chìm, họ coi đó là một thứ có thể dễ dàng tạo mối quan hệ và xa hơn, xấu hơn là lợi dụng ta.

Vai trò của ta trong mối quan hệ tình bạn là gì?

Tôi rất thích thuyết "Chính Danh" của Nhà Nho, nhà giáo dục nổi tiếng của Trung Quốc thời Chiến Quốc - Khổng Tử. Ông đã cho rằng, mỗi người khi sinh ra trên cõi đời này đều mang một cái "danh" nhất định, và ta phải làm tròn tốt bổn phận với cái "danh" ấy. Hiển nhiên, trong tình bạn, mỗi người sẽ có một "danh phận" nhất định tạo nên một tập thể vững mạnh. Trong tình bạn giữa hai người, đó là sự phối hợp tung hứng giữa cả hai, khi người kia bực bội, người này cần hiểu được tính cách người kia để làm dịu đi cơn bực bội ấy, và thế là mối quan hệ trở nên êm thấm. Tất nhiên cũng tùy trường hợp người bạn của ta đang bực chuyện gì đã. Còn trong tình bạn của hơn hai người, hiển nhiên sẽ là tập hợp những cá thể có nhiều điểm khác nhau về tính cách, mỗi người cần chọn cho mình một chỗ đứng nhất định trong nhóm. Ví dụ như tôi chọn cho mình một chỗ đứng im lặng trong nhóm, tôi im lặng với những gì nhóm tranh luận, bất đồng hay thảo luận, còn bạn của tôi, bạn ý chọn cho mình một chỗ đứng nổi loạn trong nhóm, để tất cả mọi người có thể dễ dàng để ý tới bạn ấy!

 

Thực chất, tình bạn đẹp nhất không phân biệt bất cứ rào cản nào của xã hội, chỉ cần chúng ta có thể mở lòng với nhau, chia sẻ buồn vui cho nhau và ở bên nhau mỗi lúc hoạn nạn là đã đẹp lắm rồi. Đâu cần phải kiếm tìm một ai hợp tính với bạn, chỉ cần tim một người sẵn sàng cùng bạn bước tới cuối đường là đã đủ, đó đã được gọi là "bạn tri kỷ" rồi...

7

Mink hiểu mình rất hiểu mà!~Tình bạn đôi lúc rất phức tạp không thể biết được!Mink góp ý nha!~

9 tháng 11 2018

chùi lồn nhà chúng mày lồn lồn