Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Ý nào không đúng về hạn chế trong sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ?
A. Nông sản có giá thành cao nên bị cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
B. Sử dụng nhiều phân bón hoá học, thuốc trừ sâu
C. Số lượng lao động ít
D. Ít sử dụng khoa học kĩ thuật trong sản xuất
Câu 2: Nền nông nghiệp ở Bắc Mỹ là nền nông nghiệp
A. Rộng lớn
B. Ôn đới
C. Hàng hóa
D. Công nghiệp.
Câu 3: Ý nào không đúng khi nói đến nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao?
A. Điều kiện tự nhiên thuận lợi.
B. Trình độ khoa học kĩ thuật cao.
C. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
D. Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Câu 4: Nền nông nghiệp ở Bắc Mĩ là nền nông nghiệp
A. Rộng lớn.
B. Ôn đới.
C. Hàng hóa.
D. Công nghiệp.
Câu 5: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ không có hạn chế
A. Giá thành cao.
B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học.
C. Ô nhiễm môi trường.
D. Nền nông nghiệp tiến tiến
Câu 6: Trong 3 nước của Bắc Mĩ, nước nào có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp cao nhất?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước như nhau.
Câu 7: Trên các sơn nguyên của Mê-hi-cô, ngoài chăn nuôi gia súc lớn, người ta còn trồng
A. Ngô và các cây công nghiệp nhiệt đới.
B. Lúa gạo và các cây công nghiệp cận nhiệt đới.
C. Cây hoa màu và các cây công nghiệp nhiệt đới.
D. Cây hoa màu và cây công nghiệp ôn đới.
Câu 8: Quốc gia có tỷ lệ dân cư tham gia hoạt động nông nghiệp ít nhất là
A. Canada
B. Hoa Kì
C. Mê-hi-cô
D. Ba nước bằng nhau.
Câu 9: Nền nông nghiệp Bắc Mỹ còn nhiều hạn chế
A. Giá thành cao
B. Nhiều phân hóa học, thuốc hóa học
C. Ô nhiễm môi trường
D. Tất cả các ý trên.
Câu 10: Sự phân hóa nông sản ở Bắc Mỹ là do tác động của
A. Địa hình
B. Khí hậu
C. Kinh tế
D. Tất cả các ý trên.
Câu 11: Sản xuất nông nghiệp vùng Bắc Mĩ được tổ chức tiến tiến, không biểu hiện ở
A. Quy mô diện tích lớn.
B. Sản lượng nông sản cao.
C. Chất lượng nông sản tốt.
D. Sử dụng nhiều lao động có trình độ.
Câu 12: Chăn nuôi gia súc lấy thịt tập trung ở
A. Đồng bằng Bắc Mĩ.
B. Phía nam Ca-na-đa và phía bắc Hoa Kì;
C. Ven vịnh Mê-hi-cô
D. Vùng núi và cao nguyên phía tây Hoa Kì
Câu 13: Nước nào có bình quân lương thực đầu người cao nhất trong các nước Bắc Mĩ?
A. Ca-na-đa.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ngang nhau.
Câu 14: Quốc gia ở Bắc Mĩ có sản lượng lương thực có hạt lớn nhất là
A. Ca-na-đa.
B. Hoa Kì.
C. Mê-hi-cô.
D. Ba nước như nhau.
Câu 15: Đặc điểm nào dưới đây không phải của nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca-na-da
A. Năng suất cao.
B. Sản lượng lớn.
C. Diện tích rộng.
D. Tỉ lệ lao động cao.
Tham khảo
Câu 1:Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Câu 2:
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
Câu 3:
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
Câu 4:
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam. - Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ. - Mật độ dân số cao nhất là vùng đông bắc Hoa Kỳ: từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây Dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây ven Thái Bình Dương do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.
refer
1.Vì sao Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát tiển được một nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn?
Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát triển được một nề nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, vì:
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi
-Máy móc, kĩ thuật sử dụng công nghệ cao
-Tận dụng ít nhân lực nhưng có lượng hàng hóa lớn
2. Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)
- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.
- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.
+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.
+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.
- Nguyên nhân:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
-Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đạt hiệu quả cao. -Sử dụng phân bón với số lượng lớn
Nông nghiệp Bắc Mỹ phát triển mạnh, đạt trình độ cao nhờ :
+ Có điều kiện tự nhiên thuận lợi (Đất nông nghiệp có diện tích lớn , có cả 3 đới khí hậu , nguồn nước dồi dào ,.....)
+ Có trình độ công nghệ tiên tiến ( Aps dụng công nghệ sinh học rộng rãi , sử dụng nhiều máy móc , phân bón , thuốc trừ sâu , được sự hỗ trợ của các trung tâm khoa học ứng dụng ,.... )
+ nền công nghiệp hoạt động hiệu quả
- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp ( 4.4% ở Hoa Kỳ , 2.7% ở Canada)
- Năng xuất lao động cao , sản xuất ra khối lượng rất lớn .
+ Công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp .
Tham khảo: (Lần sau đừng để nền chữ như vậy nhé =')
Câu 1:Nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển mạnh mẽ, đạt đến trình độ cao nhờ điều kiện tự nhiên thuận lợi và kĩ thuật tiên tiến. Đặc biệt, Hoa Kì và Ca-na-đa có tỉ lệ lao động trong nông nghiệp rất thấp nhưng sản xuất ra khối lượng nông sản rất lớn. Hoa Kì và Ca-na-đa có diện tích đất nông nghiệp lớn và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nhờ đó đã phát triển được nền nông nghiệp hàng hoá với quy mô lớn. Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho việc tăng năng suất cây trồng và vật nuôi, công nghệ sinh học được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp. Hoa Kì có số máy nông nghiệp đứng đầu thế giới, lượng phân bón sử dụng đạt 500 kg/ha.
Câu 2:
- Khí hậu Bắc Mĩ vừa phân hóa theo chiều bắc - nam, vừa phân hóa theo chiều tây - đông.
+ Theo chiều bắc - nam. Bắc Mĩ có 3 kiểu khí hậu khác nhau : hàn đới, ôn đới và nhiệt đới.
+ Theo chiều kinh tuyến :
Phía tây kinh tuyến 100° T, ngoài khí hậu ôn đới, nhiệt đới, cận nhiệt đới còn có khí hậu núi cao, khí hậu hoang mạc và nửa hoang mạc.
Phía đông của kinh tuyến 100° T hình thành một dải khí hậu cận nhiệt đới ven vịnh Mê-hi-cô.
- Nguyên nhân :
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc - nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển, ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ tạo ra sự phân hoá đông - tây.
Ngoài ra sự có mặt của địa hình núi cao dẫn đến sự phân hóa khí hậu theo độ cao, tạo kiểu khí hậu núi cao.
Câu 3:
- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến. - Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên. ... - Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.
Câu 4:
- Dân cư Bắc Mỹ phân bố không đồng đều giửa phía tây và phía đông, miền bắc và miền nam. - Mật độ dân số thấp nhất là phía bắc Canada và bán đảo A-la-xca dưới 1 người/km2 kế đó là miền núi Coóc-đi-e Hoa Kỳ. - Mật độ dân số cao nhất là vùng đông bắc Hoa Kỳ: từ dải đất phía nam Hồ Lớn đến duyên hải Đại Tây Dương. Mật độ dân số trên 100 người/km2
- ¾ dân số Bắc Mỹ sống ở thành thị.
- Trong các năm gần đây, phân bố dân cư Bắc Mỹ có sự thay đổi nhất là trên lãnh thổ Hoa Kỳ, có sự chuyển dịch dân cư trên lãnh thổ Hoa Kỳ từ các vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và Đông Bắc ven Đại Tây Dương hướng về phía nam và vùng duyên hải phía tây ven Thái Bình Dương do sự phát triển mạnh các ngành công nghiệp mới.
refer
1.Vì sao Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát tiển được một nền nông nghiệp hàng hóa với quy mô lớn?
Hoa Kì và Ca-na-đa đã phát triển được một nề nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, vì:
-Điều kiện tự nhiên thuận lợi
-Máy móc, kĩ thuật sử dụng công nghệ cao
-Tận dụng ít nhân lực nhưng có lượng hàng hóa lớn
2. Trình bày sự phân hóa khí hậu của Bắc Mĩ? Giải thích vì sao có sự phân hóa đó?
Khí hậu Bắc Mỹ có sự phân hoá rất đa dạng:
- Từ Bắc xuống Nam , có 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới.
Đây là sự phân hoá khí hậu theo vỹ độ ( quy luật địa đới, độ vỹ càng cao góc tới càng nhỏ, lượng bức xạ mặt trời càng ít…)
- Tuy nhiên, khi đi từ Bắc xuống Nam, mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều từ tây sang đông với các kiểu khí hậu bờ tây lục địa, hay bờ đông lục địa tuỳ theo vị trí gần hay xa đại dương và chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng hay dòng biển lạnh. Đặc biệt có sự khác biệt khí hậu giữa vùng lãnh thổ phía đông và phía tây kinh tuyến 1000T của Hoa Kỳ. Sự phân hoá này là do sự chi phối của quy luật phi địa đới.
- Ngoài ra, khí hậu của Bắc Mỹ cũng bị quy luật đai cao, điều này thể hiện rõ nhất trên dãi Cooc-đi-e.
+ Chân núi có khí hậu cận nhiệt hay ôn đới tuỳ thuộc vào vị trí.
+ Lên cao thời tiết lạnh dần, nhiều đỉnh cao có băng tuyết vĩnh cữu.
- Nguyên nhân:
+ Do Bắc Mĩ trải dài nhiều vĩ độ, từ vòng cực Bắc đến vĩ độ 15°B, nên đã tạo ra sự phân hoá bắc – nam.
+ Do yếu tố địa hình và vị trí gần hay xa biển đã tạo ra sự phân hoá đông – tây.
-Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất đạt hiệu quả cao. -Sử dụng phân bón với số lượng lớn
câu 13: những hạn chế của ngành nông nghiệp bắc Mỹ là:
a. giá thành cao dùng nhiều phân và thuốc hóa học, ô nhiễm môi trường
b. nền nông nghiệp lạc hậu
c. diện tích đất trong nông nghiệp ít
d. quy mô sản xuất nhỏ
câu 29: Vì sao Hoa Kỳ có tỷ lệ lao động trong nông nghiệp rất nhỏ nhưng lại là một nền nông nghiệp lớn mạnh nhất trên thế giới?
a. áp dụng khoa học - kỹ thuật
b. đất đai màu mỡ
c. nguồn lao động có trình độ cao d. khí hậu thuận lợi
câu 31: quá trình đô thị hoá ở trung và nam mĩ khác so với ở bắc mĩ là:
a. tốc độ đô thị hoá không tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế
b. gắn liền với quá trình công nghiệp hoá
c. diễn ra với tốc độ nhanh
d. trình độ đô thị hoá cao
13:A
29:A
31:A
BẠN THAM KHẢO NHA.