K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.a) - Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn...
Đọc tiếp

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

a) 

- Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc.

- Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

- Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn. 

- Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

b) Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

1
16 tháng 7 2017

 a, Đoạn trích thứ nhất

    - Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

    - Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm trong nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt.

    Mục đích: là lời cổ vũ, động viên đồng bào cả nước đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

    b, Đoạn trích thứ hai

    - Điều mong muốn cuối cùng của tôi… cách mạng thế giới.

    Thể hiện được sự quan tâm lo lắng của Bác đối với Đảng, với nhân dân trước lúc ra đi. Đó cũng là nguyện vọng của Bác với Đảng và nhà nước.

31 tháng 8 2016
  • Mở bài:
    • Giới thiệu khái quát nội dung vấn đề nghị luận ( vấn đề học tập quan trọng đối với cuộc đời của mỗi con người và của đất nước)
    • Trích lại lời căn dặn của Bác
  • Thân bài:
    • Thế nào là học tập? ( Mục đích của việc học tập? Nội dung học tập? Phương pháp học tập?....)
    • Vì sao việc học tập của học sinh lại làm cho đất nước trở nên tươi đẹp?
      • Tuổi trẻ là mầm non của đất nước
      • Thế hệ trẻ là người lãnh đạo đất nước trong tương lai
      • Tuổi trẻ có nhiều nhiệt huyết và khát khao sáng tạo
      • Nêu một số tấm gương trẻ tuổi làm rạng danh đất nước như: giáo sư Ngô Bảo Châu, Ngô Quang Liêm, Nguyễn Ngọc Trường Sơn….
      • Phê phán một số người trẻ tuổi tự phụ, kiêu căng, ham muốn vật chất tầm thường, đua đòi…
  • Kết bài:
    • Khẳng định vấn đề nghị luận
    • Nêu nhận thức, hành động bản thân
31 tháng 8 2016

Đề bài: Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ đã thiết tha căn dặn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”. Lời dạy của Bác giúp em hiểu đề trên như thế nào?.

Bài làm 1

Để khẳng định vai trò quan trọng của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và phát triển cuộc sống tương lai, tổ chức UNESCO đã đưa ra câu khẩu hiệu nổi tiếng: “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Thái độ quan tâm lo lắng ấy đã được Bác Hồ kính yêu của chúng ta cũng thể hiện qua lời căn dặn của Người trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam độc lập cách đây hơn sáu mươi năm: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” .

Trải qua nhiều thập kỷ, câu nói trên của Bác vẫn có ý nghĩa  vô cùng to lớn đối với học sinh chúng ta.

Lời căn dặn của Bác vừa thiết tha vừa hàm súc chứa đựng bao niềm tin yêu và hi vọng đối với lớp trẻ Việt Nam . Đầu tiên Bác nêu vấn đề như một câu nghi vấn : “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới dài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không” và những dòng tiếp theo cũng là câu trả lời của Bác: “chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.

Qua những lời căn dặn của Bác  ta nhận thấy sự kì vọng của một vị lãnh tụ đất nước đối với các thế hệ học sinh . Bác đã trao cho lớp trẻ trách nhiệm nặng nề nhưng không kém phần vinh quang .Đó là kế tục sự nghiệp của cha ông đi trước để xây dựng và phát triển đất nước ngày càng phồn vinh tươi đẹp , sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Để gánh vác trách nhiệm này thì  học sinh chỉ có một  con đường là phải cố công học tập rèn đức luyện tài, phấn đấu không ngừng nghỉ không chỉ trong hiện tại mà cả trong tương lai.

Tại sao Bác lại khẳng định tương lai đất nước phụ thuộc vào sự gắn công học tập của lớp trẻ .Đó bắt nguồn từ thực trạng nước ta những ngày đầu giành độc lập từ tay thực dân Pháp .Bên cạnh nạn đói đang đe dọa, giặc dốt cũng hoành hành không kém. Hơn 90%  dân số Việt Nam mù chữ.

Một đất nước có trình độ dân trí thấp luôn đồng hành với đói, nghèo, lạc hậu. Cho nên ngoài việc trừ giặc đói , Bác đã quan tâm đến phong trào diệt trừ giặc dốt. Để dất nước có một tương lai xán lạn cần phải có những con người có trình độ với học thức, tài năng và đạo đức và điều đó cần được chú trọng ngay trong thời điểm hiện tại và các thế hệ học sinh chính là những người phải thực hiện trách nhiệm nặng nề và vinh quang ấy vì tương lai vận mệnh đất nước sau này hoàn toàn phụ thuộc vảo thế hệ mai sau, học sinh là người chủ tương lai đất nước.

Một đất nước muốn vươn lên từ đói nghèo và lạc hậu và phát triển sánh vai với các nước lớn trong khu vực và trên thế giới. cần phải có một đội ngũ cán bộ khoa học-kĩ thuật giỏi để vận dụng nền công nghệ tiên tiến của thế giới vào trong việc xây dựng và phát triển, cần phải có những người có học vấn cao ,có đầu óc nhạy bén ,có tầm nhìn xa, trông rộng để định hướng cho con thuyền đất nước vượt qua giông bão của thời đại để tiến đến bến bờ thành công. Ngược lại nếu thế hệ học sinh không chăm chỉ học tập, không chuyên tâm rèn luyện ,phấn đấu thì liệu trong tương lai ta có thể gánh vác được và xây dựng đất nước hay không?

Học sinh là đối tượng luôn được Bác Hồ yêu thương quan tâm nhiều nhất. Vì vậy chúng ta phải biết vâng lời Bác tự xây dựng cho mình một phương pháp học sao cho đạt được hiệu quả tốt nhất . Mà muốn học tốt đầu tiên chúng ta cần phải xác định mục tiêu học tập đúng đắn, ý thức được trách nhiệm quan trọng của mình  là phải xây dựng Tổ quốc. Mục đích học tập càng cao đẹp thì động cơ học tập càng mãnh liệt.

Có mục đích học tập vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải có nội dung học tập đúng đắn. Trong điều kiện hiện tại, chúng ta phải chăm chỉ học tập các môn văn hóa để nâng cao trình độ, phát huy hết khả năng của mình trong mọi lĩnh vực. Không chỉ học tập trong nhà trường, chúng ta còn phải tham khảo thêm sách báo, phân tích những cái sai và học hỏi những cái hay của người khác để, tiếp thu thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm khác và tránh những sai lầm.

Chúng ta phải học các môn thể dục để rèn luyện sức khỏe vì “một đầu óc minh mẫn chỉ có trong một thân thể cường tráng”.  Nhưng học không chưa đủ chúng ta còn phải biết vận dụng những điều mình học được vào trong những thao tác thực hành.

Việc tu dưỡng phẩm chất đạo đức theo năm điều Bác dạy cũng là một phương pháp học tập. Một con người hoàn mĩ phải hội tụ hai yếu tố tài năng và phẩm chất đạo đức.

Tóm lại qua lời căn dặn trong bức thư gửi học sinh, Bác đã khẳng định vai trò quan trọng của việc học của thế hệ trẻ đối với  tương lai đất nước. Bác đã tin tưởng giao cho thế hệ trẻ chúng ta nhiệm vụ khó khăn và vinh quang,giao cho chúng ta tương lai đất nước. Vậy chúng ta phải cố gắng học hành, rèn đức luyện tài để có thể đưa đất nước phát triển sánh vai với các cường quốc năm châu đáp lại  lời mong mỏi thiết tha của Bác.

14 tháng 5 2021

Em tham khảo nhé !

 Là người nhìn xa trông rộng, là người có mong muốn to lớn vào vận mệnh và lương lai của đất nước, ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Bác Hồ đã chăm lo giáo dục và đặt niềm tin to lớn vào thế hệ trẻ, những người của tương lai. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.

       Đất nước chúng ta đã trải qua gần một thế kỉ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp. Việc giành chủ quyền, độc lập đã đưa dân tộc ta lên một địa vị mới đầy vẻ vang-địa vị làm chủ đất nước mình trong độc lập, tự do. Tuy thế, một đất nước vẻ vang là phải giữ vững quyền độc lập tự do ấy. Mặt khác, đất nước vẻ vang còn phải hùng mạnh, giàu có, phải có nền quốc phòng hùng hậu đủ sức đánh bại mọi kẻ thù xâm lược để giữ vững chủ quyền, để xây dựng một nền kinh tế phát triển dân giàu nước mạnh. Đất nước như thế sẽ được các dân tộc khác yêu mến, kính trọng. Đất nước như thế là đất nước vẻ vang. “Dân tộc Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu hay không?”, đấy là một vấn đề khác mà Bác đề ra. Một cường quốc phải là một nước giàu mạnh, hùng cường, đạt trình độ cao về mọi mặt kinh tế, văn hóa, quốc phòng, có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, một nền quốc phòng hùng hậu có thể sánh vai được với những cường quốc trên thế giới, có thể góp phần mình vào sự tiến bộ chung của nhân loại.

       Hai vấn đề to lớn trên là mong muốn của Bác Hồ, của toàn dân tộc ta. Mong muốn đó là hoàn toàn cần thiết và chính đáng, là mục tiêu to lớn và khát vọng của dân tộc chúng ta từ bao đời vươn tới tương lai.Nguyện vọng chính đáng đó chỉ có thể thực hiện được phụ thuộc vào phần lớn công lao học tập của thế hệ trẻ.

       Chúng ta biết rằng, dân tộc ta đã trải qua tám mươi năm nô lệ. Chúng ta xác định đất nước, giữ gìn độc lập với một gia tài nghèo nàn từ tay chế độ phong kiến lạc hậu hàng ngàn năm và chế độ thực dân khai thác thuộc địa. Muốn làm cho dân tộc ta vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu, có những bước tiến nhảy vọt cách xa chúng ta hàng thế kỉ, không có con đường nào khác là phải học tập để tiếp thu những tiến bộ và kinh nghiệm mà các quốc gia tiên tiến đã làm. Muốn thế, không chỉ dũng cảm và cần cù là đủ mà phải có trình độ học vấn cao để tiếp thu khoa học và những bí quyết thành công. Còn ai hơn tuổi trẻ đảm đương sứ mệnh đó. Thế hệ đang ngồi trên ghế nhà trường hôm nay, ngày mai sẽ là đội ngũ hùng hậu, tài năng xây dựng đất nước. Những kiến thức mà tuổi trẻ học tập được hôm nay sẽ áp dụng vào trong việc làm của nhiều năm sau. Đặt lòng tin và giao trách nhiệm đó cho tuổi trẻ chính là lòng yêu mến, trân trọng và một nhận thức đúng đắn, sáng suốt của một vị lãnh tụ đất nước.

       Nửa thế kỉ đã qua, lời nói cua Bác đã và đang trở thành hiện thực. Tuổi trẻ Việt Nam chúng ta trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đã học tập tốt và làm chủ được các phương tiện vũ khí chiến đấu hiện đại như xe tăng, tên lửa, máy bay..., đã góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Trong xây dựng đất nước mấy chục năm qua từ sau ngày thống nhất và trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay, tuổi trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện được mong ước và niềm tin to lớn của Bác Hồ. Tuy nhiên, những năm đầu của thể kỉ XXI, việc phấn đấu để đưa đất nước ta lên một tầm cao mới, để có thể “sánh vai các cường quốc năm châu”, lại là nhiệm vụ của lớp trẻ chúng ta trong học tập và rèn luyện, làm việc từ trong các nhà trường hôm nay.

       Lời dạy của Bác là niềm tin của đất nước, là sứ mệnh lịch sử vẻ vang dân tộc giao phó cho tuổi trẻ chúng taHọc tập tốt, học tập không ngừng, vượt qua mọi khó khăn gian khổ, vươn tới đỉnh cao của khoa học để xây dựng đất nước, sánh vai cùng các cường quốc năm châu là vinh dự, là trách nhiệm to lớn của tuổi trẻ chúng ta.

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

2
14 tháng 4 2020

1. Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn.

2. Thắng địa: chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

Thắng địa chỉ mảnh đất Đại La - Thăng Long

-> Mong muốn được dời đô về đó.

4. Câu nghi vấn - Thể hiện sự tôn trọng, chưng cầu ý kiến quần thần.

20 tháng 4 2020

cảm ơn ạ

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hộitrọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vươngmuôn đời. (2)Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanhnghĩ thế nào? (4).(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn...
Đọc tiếp

“…Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. (1) Thật là chốn tụ hội
trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương
muôn đời. (2)
Trẫm muốn dựa vào sự thuận lợi của đất ấy để định chỗ ở. (3) Các khanh
nghĩ thế nào? (4).

(Theo Ngữ văn 8, tập 2, NXB Giáo dục, 2017, tr.49)
1. Những câu văn trên được trích từ văn bản nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của
văn bản đó.
2. Giải nghĩa từ “thắng địa” trong câu văn số (1). Tác giả dùng từ “thắng địa” để
chỉ địa danh nào? Việc lựa chọn “đất ấy” để “định chỗ ở” thể hiện mong muốn,
khát vọng gì của tác giả?
3. Xét theo mục đích nói, câu văn số (4) trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nào?
Vì sao kết thúc văn bản, tác giả lại sử dụng kiểu câu này?
4. Một bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã học ở chương trình Ngữ văn 8 cũng
có câu thơ sử dụng kiểu câu theo mục đích nói được nhắc tới ở câu hỏi số 3. Hãy
chép lại chính xác câu thơ đó và cho biết tên bài thơ.

 

 

mn giúp mk vs ! sắp nộp r , ai bít câu nào thì giúp ạ , ko cần trả lời hết đâu :(((

4
12 tháng 4 2020

1. những câu văn trên được trích từ van bản "Chiếu dời đô", của Lí Công Uẩn.Hoàn cảnh ra đời :năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất [1010], Lí Công Uẩn viết bài chieus bày tỏ ý định dời đô từ Hoa Lư [nay thuộc tỉnh Ninh Bình] ra thành Đại La [tức Hà Nội ngày nay].

2. Thắng địa :chỗ đất có phong cảnh và địa thế đẹp.

   -Tác giả dùng từ thắng địa để chỉ thành Đại La [nay là thủ đô Hà Nội].

  -Việc lựa chon 'đất ấy" để "định chỗ ở" thể hiện khát vọng và niềm tin vào sự thái bình, thịnh trị của đất nước.

3. Xét theo mục đích nói, câu văn số 4 trong đoạn trích trên thuộc kiểu câu nghi vấn.

  -Tác giả sử dụng kieur câu này vì cách kết thúc này mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm với mệnh lệnh của vua với thần dân. Đồng thời thể hiên rằng nguyện vọng dời đô của nhà vua phù hợp với nguyện vọng của thần dân.

12 tháng 4 2020

một người chở hai chuyến xe,mổi chuyến chở 2 thùng hàng,mỗi thùng cân nặng 1919 kg .Hỏi người đó chở số ki_lô_gam

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta,...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

a) Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

(Lí Công Uẩn, Chiếu dời đô)

b) Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng con đi tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,… Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

- Xác định câu chủ đề (câu nêu luận điểm) trong mỗi đoạn văn.

- Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào (đầu hay cuối đoạn)?

- Trong hai đoạn văn trên, đoạn nào được viết theo cách diễn dịch và đoạn nào được viết theo cách quy nạp? Phân tích cách diễn dịch và quy nạp trong đoạn văn.

1
19 tháng 3 2017

Câu chủ đề:

    - Đoạn 1: "Thật là chốn hội tụ trọng yếu … đế vương muôn đời" – Câu chủ đề mở đoạn

    - Đoạn 2: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước" – Câu chủ đề là câu mở đoạn.

    - Đoạn 1 viết theo kiểu quy nạp, đoạn 2 viết theo kiểu diễn dịch.

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập....
Đọc tiếp

Cho cụm từ có phạm vi nghĩa rộng đó là “Truyện dân gian”. Hãy tìm các từ có phạm vi nghĩa hẹp hơn. Các từ em tìm được có phải là một trường từ vựng không? Gọi tên trường từ vựng ấy.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ cộng hòa.

                                                         (Hồ Chí Minh, Tuyên ngôn độc lập)

a, Xác định câu ghép trong đoạn trích trên?

b, Nếu tách các câu ghép thành câu đơn được không? Nếu được thì việc tách đó có làm thay đổi ý cần diễn đạt hay không?

 

4
10 tháng 4 2020

A.Các từ có nghĩa hẹp hơn là: Truyện ngụ ngôn,Truyện cổ tích, Truyện cười,...

B.Câu ghép trong đoạn trích là:Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

- Câu này có thể tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

Trả lời:

a, Câu ghép:  Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị.
b, Câu này có thê tách thành ba câu đơn. Tuy nhiên, khi tách thành ba câu đơn thì mối liên hệ, sự liền mạch của các sự việc sẽ bị phá vỡ.  Nó sẽ không thể hiện được những chiến thắng nối tiếp của dân tộc ta. Do đó, ý cần diễn đạt của câu sẽ thay đổi.

                                                           ~Học tốt!~