Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đọc hiểu bài thơ:
+ Đề tài: tình yêu.
+ Chủ đề: mượn hình tượng sóng để diễn tả hình tượng tình yêu của con người.
+ Nhân vật trữ tình: người con gái đang yêu, là sự hóa thân của cái tôi trữ tình.
+ Thể thơ: thơ năm chữ
+ Nhịp điệu bài thơ Sóng: câu thơ được ngắt nhịp linh hoạt, mô phỏng cái đa dạng của nhịp sóng: 2/3; 3/1/1; 3/2.
+ Các biện pháp nghệ thuật: điệp ngữ, đối, ẩn dụ.
+ Thông điệp bài thơ: Dù tình duyên trắc trở thì hãy vẫn mạnh mẽ và vẫn khát khao như Xuân Quỳnh để đến được bến bờ tình yêu.
- Tác giả Xuân Quỳnh: (1942 – 1988) tên thật là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.
+ Quê quán xã La Khê, thị xã Hà Đông, Tỉnh Hà Đông, nay thuộc Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội. Bà là một trong những nhà thơ nữ Việt Nam với nhiều những tác phẩm thơ nổi tiếng và được nhiều người biết đến.
+ Xuân Quỳnh được xem là một trong nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều những bài thơ đã đi vào lòng của biết bao nhiêu thế hệ như: Thuyền và Biển, Sóng, Tiếng gà trưa, Thơ tình cuối mùa thu,…
+ Nhà thơ đã được nhà nước phong tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minh về những thành tựu bà đã làm cho nền văn học của nước nhà.
- Hoàn cảnh sáng tác bài Sóng: được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Trước khi Sóng ra đời, Xuân Quỳnh đã phải nếm trải những đổ vỡ trong tình yêu. Đây là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ và phong cách thơ Xuân Quỳnh. Tác phẩm được in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968).
Chọn C
Vì Ca dao không phải là sáng tác của văn học viết và không có tên tác giả. Ca dao thường được truyền miệng qua các thế hệ.
Cao Bá Quát là một trong những nhà thơ nối tiếng sống trong một xã hội coi trọng người Nam hơn người Bắc. Chính điều này đã gây nên nhiều điều bất bình xảy ra trong nhà Nguyễn. Ông là người có bản lĩnh, có cá tính trong cuộc sống thời ấy. Bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát có thể được tác giả làm trong khi đi thi Hội, là thời điểm ông rất muốn thi thố tài năng, thực hiện ý chí của mình. Nó biểu lộ sự chán ghét cũa một người trí thức đối với con đường danh lợi tầm thường đương thời và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trẽn đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”,
Plúa bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Mới vào bài thơ ta thấy cụm từ “bãi cát” được lặp lại hai lần: “Bãi cát lại bãi cát dài". Bãi cát ớ đây là hình ảnh được tác giả tả thực gợi lên một không gian khó khăn, dài thăm thẳm. Thông thường chúng ta đi trên cát rất khó, không giống như đi trên đường đất bình thường, chân bước tới cứ bị trượt về sau. Trên bãi cát ấy là một con đường rộng lớn, mờ mịt, rất khó mà xác định phương hướng như đứng ớ bên này nhìn qua bên kia chân trời. Đó không chỉ là ruột con đường thực, mà là con đường hiểu theo nghĩa tượng trưng cho một con đường xa xôi, mờ mịt. Để tìm được chân lí, tìm được cái đích thực sự có ý nghĩa cho cuộc đời thì con người phải vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ đầy thử thách.
Trên bãi cát ấy có hình ảnh một con người (tác giả), người đi trên bãi cát. Một con người nhỏ bé, lẻ loi, cô độc đi trên một bãi cát rộng, dài bao la, quanh quanh hình ảnh con người ấy. Bước chân của người đi cát rất khó khăn, như giậm chân tại chỗ “Đi một bước như lùi một bước”. Ta thấy được nỗi chán nản, bất mãn của tác giả khi thấy mình hành hạ thân xác để theo đuổi con đường công danh.
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước
Mặt trời đã lặn, chưa dừng được,
Lữ khách trên đường nước mắt rơi.“
Người đi trên bài cát ở đây lòng ai oán vì con đường công danh của mình mãi chưa tới đích, không đành lòng làm một kẻ “ngủ quên” để có cớ mà rời bỏ đường di.
Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất cả trên dường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người?
Tác giả còn nói đến sự cám dỗ của công danh đối với người đời. Nhận định mang tính khái quát về những kẻ ham danh lợi đều phải chạy ngược chạy xuôi, hình ảnh đó được tác giả minh hoạ bằng những hình ảnh thực tế của cuộc sống là ở đâu có quán rượu ngon người nhậu đều đổ xô đến, có được máy ai tỉnh táo để thoát ra khỏi sự cám dỗ của rượu. Từ đó tác giả cũng muốn liên tường đến người đọc vấn đề danh lợi cũng là một thứ rượu dễ làm thay đổi lòng người. Ông khinh bỉ những phường danh lợi tầm thường kia, nhưng cũng nhận ra sự cô độc của mình. Phải chăng, con đường mà ông dấn thân vào, lí tưởng mà ông đeo đuổi, chỉ là điều vô ích, chẳng ai thèm để ý, quan tâm. Ông không có người ủng hộ, đồng hành. Niềm xúc động ấy đã đưa tác giả trở về với hiện thực. Điều này chuẩn bị cho kết luận của ông đó là cần phải thoát ra khỏi cơn say danh lợi vô nghĩa. Nếu đi tiếp thì rất có thể ông cũng chỉ là một trong phường danh lợi mà ông từng khinh miệt, phê phán. Nhưng nếu dừng lại, ông cũng không biết mình sẽ đi đâu. về đâu. Có cả một khối mâu thuẫn đang đè nặng lên tâm hồn của tác giả lúc này. Sự dằn vặt ấy là sự nuối tiếc vì đường đau khổ, mờ mịt nhưng lại quá đẹp đè, cao sang. Thôi thì đành đứng chôn chân trên bãi cát vậy.
Người đi trên cát bỗng nhiên dừng lại.
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiều, đâu ít?
Hãy nghe ta hút khúc “đường cùng”,
Phía bắc núi Bắc, núi muốn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt.
Anh đứng làm chi trên bãi cát?
Nỗi băn khoăn choáng váng lấp đầy tâm hồn. Và lần đầu tiẽn, người đã phân vân tự hỏi, vậy là thế nào, có nên đi tiếp, hay từ bỏ nó “Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt". Nếu đi tiếp, cũng không biết phải đi như thế nào. Bởi vì, “Đường bằng thì mờ mịt - Đường ghê sợ thì nhiều!” vì thế, có lẽ đã đến bước đường cùng? Nỗi bế tắc và tuyệt vọng phù trùm lên cả người đi, cả bãi cát dài. Người đi chỉ còn có thể cất lên tiếng hát về con đường cùng của mình, về sự tuyệt vọng của mình.
Tóm lại bài thơ “Bài ca ngắn đi trên cát" được thể hiện theo cách đa chiều. Khi thì được miêu tả như một khách thể, khi thì lại như một người đối thoại. Thậm chí tác giả còn cho ẩn chủ thể. Mục đích là nhằm có những tâm trạng khác nhau, thái độ khi đứng trước những hoàn cảnh khác nhau. Nó biểu lộ sự chán ghét của một người trí thức đối với con đường danh lợi và niềm khao khát thay đổi cuộc sống.
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?
Cao Bá Quát là một nhà nho nổi tiếng học giỏi và viết chữ đẹp nhưng rất lận đận về đường công danh. Sống trong cảnh chính quyền phong kiến hà khắc, chuyên chế, áp bức dân lành, ông cũng như những người khác thuộc tầng lớp trí thức, dù có tài nhưng cũng không được coi trọng. Khí phách, bản lĩnh và hoài bão lớn lao của ông đã khiến ông trở nên chán ghét những khuôn khổ bó hẹp của chế độ phong kiến hủ bại. Các tác phẩm của ông thể hiện sự bất mãn đối với những bất công, ngang trái trong cuộc đời và đối với chế độ đương thời. “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” là một tác phẩm được sáng tác sau khi tác giả đi qua miền Trung, nhìn những bãi cát dài trắng chạy dài vô tận. Đó là bãi cát – hay cũng chính như cuộc đời, như đương công danh mà những người trí thức lúc bấy giờ vẫn đang theo đuổi, nhọc nhằn, mờ mịt.
Mở đầu bài thơ là hình ảnh người đi khó nhọc trên bãi cát:
“Bãi cát lại bãi cát dài,
Đi một bước như lùi một bước.”
Những bãi cát dài cứ nối tiếp nhau không bao giờ ngững nghỉ, tựa như chẳng thấy điểm kết thúc. Bốn bề đều là một màu cát trắng, núi và biển. Chỉ thấy màu nắng, màu cát mà thôi. Trong khung cảnh vắng lặng ấy, có một người đang lê từng bước khó nhọc, “đi một bước như lùi một bước”. Giữa thiên nhiên mênh mông, giữa bốn bề cát trắng, con người thật nhỏ bé, cô độc biết bao.
“Mặt trời đã lặn, chưa dừng được
Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
Mặt trời đã lặn, nhưng làm sao có thể dừng bước vì giữa biển cát, biết tìm đâu ra chỗ ngủ cho đêm nay. Một con đường đi, cứ đi, đi mãi mà chẳng thể dừng lại, mà tiếp cũng chẳng biết bao giờ sẽ tới nơi.
Hình ảnh con đương trên cát bất tận, hình ảnh người lữ khách nhỏ bé bất lực giữa thiên nhiên, hay đó chính là con đường công danh mà Cao Bá Quát, cũng như rất nhiều những trí sĩ đương thời đang dấn thân vào. Một con đường đầy gian nan, thử thách, cay đắng, mệt nhọc. Ngay chính nhà thơ, cũng rất lận đận với con đường thi cử, công danh, rất nhiều lần bị đánh tụt hạng, đánh trượt trong các khoa thi nhưng cũng chỉ biết chấp nhận.
Bất lực, bế tắc, nhà thơ chỉ biết tự oán:
“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non, lội suối, giận khôn vơi!
Xưa nay, phường danh lợi,
Tất tả trên đường đời.
Đầu gió hơi men thơm quán rượu,
Người say vô số, tỉnh bao người ?”
Nhà thơ chỉ tiếc mình không thể học được phép ngủ của tiên ông, cứ sống mà mặc kệ mọi danh lợi, mọi oán hận của thế gian. Mắt không thấy thì tâm không đau. Nhìn người, nhìn mình. Biết con đường công danh là gian nan, là phải “tất tả” ở nơi phường danh lợi, thế nhưng vẫn cứ dấn thân vào. Rồi càng đi vào, càng thấy hoang mang, không biết lối ra cũng chẳng thể dừng lại. Vì công danh phải vất vả. Vì công danh phải cố bước. Bởi công danh như hơi men rượu, lôi cuốn, hấp dẫn người ta, như hơi men trong gió từ quán rượu, cũng đủ làm người ta say trong mê muội. Vô số người tìm đến rượu, bị rượu hấp dẫn, rồi say trong đó không biết lối ra. Có biết bao người say, có được bao nhiêu người tỉnh táo để không bị cái danh lợi mê hoặc? Nhà thơ tỉnh, nhưng rồi tỉnh vói nỗi băn khoăn không biết con đường này có nên đi tiếp hay không?
Người đi trên bãi cát đã quá cùng cực, chán ngán, tuyệt vọng:
Bãi cát dài, bãi cát dài ơi!
Tính sao đây ? Đường bằng mờ mịt,
Đường ghê sợ còn nhiểu, đâu ít ?
Hãy nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía nam núi Nam, sóng dào dạt
Anh đứng làm chi trên bãi cát ?”
Người lữ khách loay hoay, cô độc, chỉ biết hỏi nơi bãi cát vô tri xem phải tính sao với con đường khó khăn này. Đường bằng thì mờ mịt, mà đường gập ghềnh ghê sợ thì cũng đâu phải ít. Đường công danh là thế, biết bao chông gai, cạm bẫy luôn rình rập. Làm thế nào để được sống như mình muốn trên con đường ấy đây? Một cảm giác tuyệt vọng, bất lực trào dâng trong lòng người khách độc hành, chỉ biết cất lên khúc hát “đường cùng” để bày tỏ tâm trạng.
Nhìn bốn bề, chỉ thấy sóng, thấy núi, chưa có một con đường nào để người lữ khách có thể bước đi cả. Nhưng chẳng lẽ đứng mãi nơi cồn cát ấy? Anh còn đứng làm gì trên bãi cát ấy. Hãy đi đi, băng qua núi, băng qua biển, có gian truân, có vất vả nhưng có lẽ sẽ không còn mờ mịt như việc anh đi cứ hoài trên bãi cát kia. Câu hỏi cuối, như dự báo một hành động dứt khoát lựa chọn rời khỏi đường công danh, mà lựa chọn một con đường, một lí tưởng cho riêng mình.
Bài thơ là lời tâm sự, băn khoăn của một trí thức có tư tưởng, có hoài bão lớn, không cam chịu bó buộc trong những gò bó của chế độ phong kiến bất công, đồng thời cũng là báo hiệu cho sự thức tỉnh của một con người, một thế hệ.
Bạn tham khảo nha!
- Tâm trạng, phẩm chất, lí tưởng của nhân vật trữ tình: Tác giả thể hiện cảm xúc nhớ thương quê nhà, nhớ thương đồng bào da diết. Đồng thời từ đó làm sáng lên khát khao được tự do, khát khao thực hiện lí tưởng đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho quê hương.
- Cảm nhận của em: Đó là cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ cộng sản yêu quê hương, yêu đất nước, mang trong mình khát khao được chiến đấu, giành tự do, độc lập cho dân tộc, cho tổ quốc.
Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.
Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt
Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ
Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.
Nỗi nhớ trong tình yêu là một đề tài quen thuộc trong thế giới ca dao. Khi thì nghẹn ngùng, bẽn lẽn, khi thì làm con người ta muốn cháy hết mình trong tình yêu. Và nỗi nhớ của cô gái trong bài ca dao “Khăn thương nhớ ai” như một khúc nhạc da diết trầm bổng réo rắt đến nao lòng.
Nỗi nhớ khắc khoải da diết khiến cho nhân vật trữ tình phải cất lên những câu hỏi dồn dập không có câu trả lời. Nỗi nhớ bị nén chặt trong lòng rồi lại trào ra mênh mông, mãnh liệt. Chủ thể ở đây là cô gái đang sống trong tâm trạng nhớ thương người yêu không nguôi:
“Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề..."
Nỗi nhớ thương trong tình yêu của người con gái được bộc lộ gián tiếp qua những hình ảnh tượng trưng, biện pháp nhân hóa, ẩn dụ, hình thức lặp kèm theo những câu hỏi tu từ. Hình ảnh “khăn” được nhắc đến đầu tiên và cũng nhiều nhất trong bài. Giống như áo khăn vốn là vật dụng gần gũi và thường là vật trao duyên ấp iu kỉ niệm.
Cấu trúc vắt dòng, lặp lại từ “khăn” ở đầu mỗi câu thơ khiến cho câu ca dao vang lên như nỗi nhớ thương triền miên, dằng dặc khắc khoải, khôn nguôi. Chiếc khăn không thể làm nên câu chuyện về tình thương nỗi nhớ. Chiếc khăn là người bạn đối với người con gái mà nhiều lần làm rơi xuống đất lại nhặt lên. Chiếc khăn như chứng nhân của tình yêu thay người nói hộ nỗi lòng, an ủi động viên người đang yêu. Đó là một chuỗi hành động tự nhiên, vô thức gắn liền với chiếc khăn như là sự lí giải cho nỗi nhớ khiến người ta không thể tự chủ được trong hành vi. Nỗi nhớ mang màu sắc nữ tính nói lên không chỉ tấm lòng mà cả nhân cách, vẻ đẹp tâm hồn của người đang nhớ, biết trân trọng, nâng niu nỗi nhớ, biết ghi lại nỗi nhớ trong lòng.
Nếu sáu câu thơ đầu gợi tả nỗi nhớ trải dài, lan tỏa trong không gian thì sáu câu thơ cuối được đong đếm bằng thời gian, chuyển từ ngày sang đêm. Cấu trúc thương nhớ vẫn được giữ lại và nhân lên. Nỗi nhớ được gửi vào “ngọn đèn”. Ngọn đèn gắn với khoảng thời gian ưu tư sầu muộn khi đêm đến. Trong không gian vò võ của đêm khuya, khi ngọn đèn cháy sáng ở đầu ngọn bấc nỗi nhớ cũng cháy rực trong lòng cô gái trẻ. Chừng nào ngọn lửa của tình yêu còn cháy thì ngọn đèn chưa tắt. Đèn chẳng tắt vì con người còn trằn trọc thâu đêm. Đèn thương nhớ ai hay cô gái thương nhớ ai. “Ai” chỉ có thể là chàng trai, người đã chiếm trọn vẹn trái tim của cô gái. Nỗi nhớ được đo bằng thời gian là nỗi nhớ sâu sắc, nỗi nhớ không bao giờ lụi tắt luôn thường trực trong trái tim của người đang yêu.
Nỗi nhớ còn được bộc lộ qua con mắt. Mượn đôi mắt để giãi bày tình cảm, cô gái trẻ đã không kìm giữ được tình cảm của mình. Qua con mắt thấy được cả khung trời yêu thương:
“Mắt em là gợn trong
Soi đời anh lấp lánh
Những sớm chiều ấm lạnh
Mắt em là quê hương”
“Mắt ngủ không yên” là hình ảnh người con gái trằn trọc, khôn nguôi. Nỗi nhớ trong tiềm thức. Hỏi khăn, hỏi đèn, hỏi mắt cũng là để hỏi chính mình, 5 lần câu hỏi vang lên cũng là 5 lần từ “ai” xoáy vào lòng mình, mãnh liệt không dứt.
Hai câu cuối chuyển sang thơ lục bát khá tự nhiên, phù hợp tháo gỡ những dằn vặt, dồn nén ở bên trên. Hóa ra những ưu phiền của cô gái là lo vì một nỗi không yên một bề. Căn nguyên của nỗi lo lắng của cô gái có thể là chàng trai không yêu cô như cô gái đã từng yêu, gia cảnh nghèo khó, áp đặt gia đình. Chỉ biết rằng nỗi lo ấy mãi ám ảnh cô gái. Nỗi lo lắng giàu giá trị nhân văn khi cho ta thấy có khao khát mới có lo âu, có lo âu thì mới xây dựng được tình yêu trọn vẹn, hạnh phúc.
Bài ca dao thể hiện tình yêu mãnh liệt của một người con gái, và sự mong ngóng chờ đợi chàng trai của mình. Qua nỗi thương nhớ và niềm lo âu được diễn tả trong bài ca, ta nhận ra tiếng hát yêu thương và khao khát yêu thương của người bình dân xưa.