Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tương phản: Nhiệm vụ của quan phụ mẫu là phải chăm lo cuộc sống của nhân dân (phụ = cha ; mẫu = mẹ) . Trong lúc vỡ đê, không những quan không lo mà còn đánh bài trong đình của mình , trong khi ngoài kia là những người nhân dân đang cực khổ gồng mình chống chọi với sức trời
- Tăng cấp: Mưa càng ngày càng to trong khi quan phụ mẫu đánh bài càng ngày càng hăng
Tiếng nói là một giá trị văn hoá Dt, yêu tiếng nói là yêu văn hoá dân tộc, là biểu hiện sâu sắc của lòng yêu nước. Sức mạnh của tiếng nói DT là sức mạnh của văn hoá, không một thế lực nào có thể thủ tiêu. Tự do của một DT gắn liền với việc giữ gìn và phát triển tiếng nói của DT mình. Đó là các ý nghĩa gợi lên từ truyện BHCC.
Thầy Ha-men đã so2 dân tộc mình với h/ả là:KHi 1 dân tộc rơi vào vòng nô lệ , chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khóa trốn lao tù.Câu nói của thầy Ha-mentheer hiện lòng yêu nc tha thiết sâu sắc bởi thầy đã nêu bật đc giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh dành độc lập tự do
Phải biết yêu quý,giữ gìn và học tập để nắm vững đc tiếng nói của dân tộc mình nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ. Tiếng nói k chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện để dấu tranh dành độc lập tự do.
- Tác giả sử dụng các động từ, tính từ gợi tả để khắc họa đậm nét tư thế hi sinh của Lượm vừa hiện thực, vừa lãng mạn - Lượm ngã xuống trên đồng lúa quê hương, tay nắm chặt bông lúa như muốn níu lấy quê hương, níu lấy tuổi trẻ và sự sống của mình. - Đất quê hương, “lúa thơm mùi sữa” của quê hương như ôm ấp, ru giấc ngủ dài cho Lượm. Linh hồn bé nhỏ và anh hùng ấy đã hóa thân vào quê hương, đất nước. - Câu thơ “Lượm ơi, còn không?” được tách thành một khổ thơ riêng, ngang hàng với các khổ thơ 4 câu trước và sau đó, cách dùng hô ngữ và câu hỏi tu từ. + Diễn tả cảm xúc ngạc nhiên, bất ngờ, bàng hoàng, đau đớn trước cái chết của Lượm, như không tin đó là sự thật. + Sự hi sinh của chú bé liên lạc đã trở thành bất tử trong lòng tác giả và mỗi chúng ta.
Mỗi dòng văn, mỗi nhà thơ đều mang lại một cảm xúc riêng như tôi thích nhất là nhà thơ cách mạng Tố Hữu. Và tôi đặc biệt ấn tượng với đoạn thơ trong bài Lượm ông viết:
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng".
Một cái chết bất ngờ và đột ngột, gợi cho tác giả lẫn chúng ta sự xót thương vô bờ . Ở những câu thơ trên là hình ảnh vui tươi, nhí nhảnh và đầy hồn nhiên của chú bé liên lạc làm chúng ta phấn khích, vui vẻ bao nhiêu thì hình ảnh Lượm hi sinh lại làm chúng ta xúc động và có phần hụt hẫm bấy nhiêu . Xót xa như chính hai tiếng "thôi rồi!" mà Tố Hữu đã thốt lên.
Nhưng sự ra đi của Lượm lại vô cùng thanh thản. Kẻ thù chỉ cướp đi mạng sống của em nhưng không thể cướp đi sự thanh thản và hồn nhiên ở con người em.Tố Hữu quả là quá thơ mộng khi đã vẽ ra một bức tranh về sự ra đi đột ngột của Lượm.
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông".
Cảm giác sự ra đi của Lượm thật êm đềm. "nằm" trên lúa, không phải ngã , "lúa" chứa không phải mặt đất cằn cỗi, "tay nắm chặt bông". Một sự thanh thản đến lạ kì. Và còn tuyệt diệu hơn :
"Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng".
Mùi "sữa" ngọt ngào như chính sự ra đi của em. Cảm giác chua xót được nguôi ngoai phần nào. "Hồn bay giữa đồng", hồn của Lượm đang bay thật nhẹ nhàng cũng giống như hình ảnh nhí nhảnh khi em đang sống, giấc mơ cách mạng vẫn đang bay không ngừng dù em đã ngã xuống. Sự ra đi của Lượm tưởng chừng rất chua xót đã được Tố Hữu làm dịu lại, ngọt ngào và lắng đọng, làm ta yêu thêm về tâm hồn của chú bé Lượm can trường, bất khuất, hồn nhiên.
Lượm hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn, em đã hi sinh trên đất mẹ quê hương - mọt sự hi sinh thiêng liêng, cao cả để lại ấn tượng đẹp trong lòng người đọc. Thiên thần nhỏ yên nghỉ giữa cánh đồng quê hương với hương mùi thơm lúa non thanh khiết. Linh hồn bé nhỏ ấy đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước.Sự hi sinh cho tổ quốc của Lượm thật cao đẹp. Một tấm gương sáng mà thế hệ chúng ta phải noi theo. Một tình yêu ! Một trái tim! Một tâm hồn của một chú bé tưởng chừng chỉ sống trong thơ ca nhưng lại mang cho chúng ta những cảm xúc dạt dào, day dứt. Cái cách mà chú bé Lượm đang sống thật đáng yêu biết chừng nào!
câu này đã được giải rồi bạn nha :
https://hoc24.vn/hoi-dap/question/203709.html
Phạm Duy Tốn là một cây bút viết truyện ngắn xuất sắc nhất của những năm đầu ...Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã tái hiện khá sinh động bức tranh đối lập ... Nước sông Nhị Hà lên to quá; khúc đê làng X thuộc phủ X xem chừng núng ... Bảnchất vô nhân đạo, lối sống "sống chết mặc bay" của tên quan huyện đã lộ rõ.
mk thấy câu trả lời của bạn Họ Phạm ko liên quan gì đền câu hỏi của bạn nguyen the quang gì cả
Hai khổ thơ cuối láy lại khổ thơ thứ hai và khổ thơ thứ ba như một điệp khúc để khẳng định Lượm vẫn còn sống mãi với quê hương đất nước, sống mãi trong lòng tác giả. Bài thơ hết nhưng ý thơ lại mở ra vẫn còn tiếp nối mãi trong lòng người đọc hình ảnh một chú bé liên lạc hồn nhiên mà dũng cảm, đáng yêu và đáng cảm phục. Lượm vẫn còn công mãi trong lòng chúng ta như bài ca bất diệt về tuổi thơ trong sáng đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc.