K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 4 2021

- Là thắng lợi oanh liệt của trận quyết chiến chiến lược có ý nghĩa định đoạt của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. 
- Là một hình ảnh sinh động trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV, biểu thị tập trung nhất ý chí và nghị lực, quyết tâm, tinh thần quyết chiến quyết thắng và trí thông minh sáng tạo của dân tộc ta. 
- Chiến thắng lịch sử đó đã xóa bỏ hai mươi năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến gian khổ chống quân xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước, mở ra những trang mới trong lịch sử dựng nước và giữ nước quang vinh của dân tộc. 

7 tháng 5 2018

Trả lời:

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.
Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.


11 tháng 5 2018

Trên thế thượng phong giành được sau 9 năm chiến đấu chống quân xâm lược và đô hộ nhà Minh, nghĩa quân Lam Sơn lúc này đã dồn được chủ lực quân sự của địch vào tòa thành Đông Quan-chính là kinh đô Thăng Long của nước Đại Việt thời Lý, Trần và Đông Đô thời nhà Hồ mà quân Minh đã chiếm được, rồi áp đặt cái tên gọi với nghĩa miệt thị là Cổng Đông từ năm 1407-tổ chức bao vây chặt chẽ, ráo riết dụ hàng.

Lực lượng co cụm, cố thủ trong thành Đông Quan của quân Minh gồm khoảng 5 vạn người, do Tổng binh Vương Thông chỉ huy. Trước nguy cơ thảm bại, họ Vương đã khẩn thiết xin triều đình nhà Minh cấp cứu. Từ bên chính quốc, hoàng đế nước Minh, vào đầu năm 1427, đã vội vã xuống lệnh điều động hai đạo viện binh, gồm 15 vạn quân, 3 vạn ngựa, chia 2 đường sang cứu nguy cho Vương Thông.

Minh họa: MẠNH TIẾN.

Đạo viện binh thứ nhất do An Viễn hầu Liễu Thăng làm Tổng binh, chỉ huy 10 vạn quân và 2 vạn ngựa, từ Quảng Tây tràn sang Lạng Sơn, dùng con đường Cái Quan (Quốc lộ 1A ngày nay) tiến thẳng đến Đông Quan.

Đạo viện binh thứ hai do Kiềm Quốc công Mộc Thạnh làm Tổng binh, với 5 vạn quân và 1 vạn ngựa, từ Vân Nam, theo đường dọc sông Hồng, tiến xuống.

Tình hình chiến sự biến đổi nhanh chóng! Trước sự biến đổi ấy, nhiều tướng lĩnh Lam Sơn đã đề xuất chủ trương: Tập trung lực lượng, đánh hạ ngay thành Đông Quan trước khi viện binh địch tới nơi! Nhưng chủ tướng Lam Sơn Lê Lợi lại cân nhắc và quyết định khác: “Đánh thành là hạ sách! Ta đánh vào tòa thành kiên cố, hằng năm hằng tháng mà không hạ được, quân ta sẽ sức mỏi khí nhụt. Nếu viện binh giặc lại đến nữa, thì trước mặt, sau lưng đều có giặc. Đó là con đường nguy! Sao bằng dưỡng sức chứa uy để đợi (đánh) viện binh giặc! Viện binh mà bị phá thì thành tất phải hàng. Thế là làm một mà được hai. Đấy mới thực là kế vẹn toàn vậy” (sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép được câu nói này vào quyển 10, tờ 39a).

Liền ngay với quyết định sáng suốt ấy là sự phán đoán và chọn lựa chính xác: Đạo viện binh do Liễu Thăng chỉ huy là đối tượng tác chiến chủ yếu và trước tiên của quân ta!

Thế là điều binh khiển tướng, chia bớt lực lượng đang làm chiến dịch bao vây, giải phóng thành Đông Quan-như các tướng: Lê Sát, Nguyễn Xí, Nguyễn Đình Lý (đang vây giặc ở mé ngoài Cửa Nam), tướng Lê Văn An (ở mặt trận Cửa Bắc), tướng Phạm Vấn (ở mặt trận Cửa Đông), cả danh tướng Trần Nguyên Hãn (trước đã chỉ huy quân thủy, với hơn 100 chiến thuyền, đánh vào mạn đông thành Đông Quan…) nay lên hết cả trên địa đầu và giữa con đường Cái Quan, từ miền núi non biên giới Lạng Sơn về đến đất trung du Bắc Giang, chuẩn bị và sẵn sàng đón đánh, chặn đường, rồi cả phá đạo quân Liễu Thăng ở đấy.

Chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang diễn biến theo ba giai đoạn:

- Ở giai đoạn thứ nhất, chiến sự diễn ra từ ngày 8-10-1427 đến 10-10-1427, dọc theo tuyến đường Cái Quan có độ dài khoảng 60km, từ cửa ải Pha Lũy (sau gọi là Nam Quan, bây giờ là Hữu Nghị Quan) về đến bầu Chi Lăng (tức thung lũng Chi Lăng, nay thuộc huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn).

Theo kế hoạch của Bộ chỉ huy tối cao Lam Sơn-khi ấy đóng ở dinh Bồ Đề (thuộc quận Long Biên, TP Hà Nội hiện nay)-khi Tổng binh Liễu Thăng dẫn đầu đạo quân cứu viện 10 vạn người của triều Minh bắt đầu vượt biên, vào cõi (ngày 8-10-1427) thì tướng Lam Sơn giữ ải Pha Lũy là Trần Lựu phải mở ngay cửa thành ra nghênh chiến. Nhưng “chưa đánh đã thua”, tướng Trần Lựu dụ cho quân địch đuổi theo về đến Khâu Ôn (tức TP Lạng Sơn ngày nay).

Ở Khâu Ôn, lại tiếp tục giao chiến nữa, nhưng vẫn thua, tướng Trần Lựu phải rút chạy về căn cứ Ải Lưu (ở đầu huyện Chi Lăng bây giờ).

Đuổi theo Trần Lựu đến Ải Lưu và lại “thắng”, Liễu Thăng tỏ ra rất chủ quan, khinh địch. Nhất là khi Trần Lựu lại rút khỏi Ải Lưu, nhưng chạy về đến đầu cửa ải Chi Lăng (chỗ bây giờ vẫn đang còn và có quả núi Hàm Quỷ trấn giữ cửa ải), bỗng nhiên quay lại đánh tiếp một trận-lần này thì thật kịch liệt, rồi biến mất vào lòng ải (tức thung lũng Chi Lăng), thì Liễu Thăng tức giận hơn bao giờ hết, hung hăng thân dẫn cánh quân tiên phong gồm hơn 1 vạn lính tinh nhuệ, cùng 100 quân kỵ mã thân tín đi hộ vệ, bỏ lại đại quân ở phía sau, xông thẳng vào thung lũng!

Thế là sập bẫy! Từ mé sau quả núi Mã Yên giữa lòng ải và từ khắp chỗ ém quân mai phục trong thung lũng, hơn 1 vạn nghĩa quân Lam Sơn cùng 5 thớt voi trận và 100 chiến mã, dưới sự chỉ huy của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt… xông cả ra, đánh phá dữ dội. Liễu Thăng trúng một mũi lao phóng, chết tại trận. Toàn bộ cánh quân tiên phong tinh nhuệ hơn 1 vạn chiến binh, cùng 100 kỵ sĩ hộ vệ chủ tướng cũng đều bị tiêu diệt sạch!

Đòn đánh “phục binh giữ hiểm, đập gãy tiên phong”-như lời Nguyễn Trãi nói ở “Bình Ngô đại cáo”-trong thung lũng Chi Lăng ngày 10-10-1427, theo chiến thuật “đập nát đầu rắn”, được các tướng chỉ huy và nghĩa quân Lam Sơn thực hiện xuất sắc, tướng Trần Lựu khéo “trá bại dụ địch”, đã có hiệu quả và tác động vô cùng to lớn.

Tuy nhiên, dù choáng váng kinh hoàng nhưng kẻ địch vẫn còn 9 vạn quân! Chúng gắng gượng cử Phó tổng binh Bảo Định bá Lương Minh lên thay Liễu Thăng và cố sức “trườn con rắn khổng lồ” đã bị đánh giập đầu, tiếp tục tiến tới.

Đến đây thì Bộ chỉ huy tối cao Lam Sơn cũng lệnh cho giãn đội hình nghĩa quân vừa lập đại võ công ở Chi Lăng, mở đường cho đại binh giặc qua thung lũng, rồi bám theo chúng mà đánh tỉa ở phía sau, phối hợp với các đội “kỳ binh chặn đường, cắt ngang lương thực”-vẫn theo lời Nguyễn Trãi nói ở “Bình Ngô đại cáo”-đã được phân công bố trí thực hiện, ở mặt trước, trong giai đoạn thứ hai của chiến dịch.

- Ở giai đoạn thứ hai, từ ngày 10-10-1427 đến 18-10-1427, theo đà tiến binh từ trước, 9 vạn quân Minh do tướng Lương Minh cầm đầu, cố trườn thêm được khoảng 40km nữa, trên đường Cái Quan, xuống phía nam Chi Lăng. Nhưng ở tại không gian (chiều sâu) chiến dịch này, chúng đã phải chịu tiếp 2 đòn đánh ác liệt nữa của nghĩa quân Lam Sơn.

Thứ nhất là trận Cần Trạm (ở đầu huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang ngày nay) ngày 15-10-1427. Ở trận này, các tướng Lam Sơn: Lê Văn An, Nguyễn Đình Lý… đã chỉ huy 3 vạn phục binh nghĩa quân, đánh tạt ngang vào đội hình hành quân của địch, phối hợp với đội quân của các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt… vẫn quyết liệt bám đánh ở phía sau, tiêu diệt thêm được hơn 1 vạn quân Minh nữa. Đặc biệt là lại dùng lao phóng, giết chết Phó tổng binh Lương Minh tại trận.

Tiếp theo, đến ngày 18-10-1427 là trận Phố Cát (ở gần địa điểm Phố Tráng, phía nam huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang bây giờ). Địa danh đồi Mả Ngô hiện vẫn còn trên chiến địa xưa, đã phản ánh rất rõ tổn thất của địch ở giai đoạn thứ hai của chiến dịch này. Và câu tường thuật chiến sự trong “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một lần nữa nói thêm về một mất mát quan trọng nữa của Bộ chỉ huy địch: Tham tán quân vụ, Binh bộ Thượng thư Lý Khánh kế cùng phải thắt cổ tự tử!

Kết thúc giai đoạn thứ hai này của chiến dịch, nghĩa quân Lam Sơn đã tiêu diệt được khoảng 1/3 quân số, đặc biệt là nhiều tướng lĩnh đầu sỏ của địch, lực lượng quân Minh còn lại hoang mang đến mức tuyệt vọng, vì chỉ sống sót đến lúc này được 2 quan tướng cao cấp là Đô đốc Thôi Tụ và Thượng thư Hoàng Phúc, nên đôn hai họ Thôi, Hoàng này lên cầm đầu, cố gắng lần cuối cùng, đưa số tàn binh đến nương náu ở thành Xương Giang (thuộc TP Bắc Giang ngày nay). Nhưng biết rõ ý đồ của địch, Bộ chỉ huy tối cao Lam Sơn đã nhanh chóng và kịp thời điều động danh tướng Trần Nguyên Hãn lên, đánh hạ thành Xương Giang ngay trước khi quân Minh kéo đến, khiến địch chỉ còn cách tìm chỗ cánh đồng rộng ở phía bắc Xương Giang khoảng 3km chơ vơ hạ trại, chờ giờ bị tiêu diệt, ở giai đoạn thứ ba của chiến dịch.

- Ở giai đoạn thứ ba của chiến dịch, trong khi địch đã cùng đường thì nghĩa quân lại quyết tâm hơn bao giờ hết, để-vẫn theo “Bình Ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi-“Đánh một trận sạch không kình ngạc/ Đánh hai trận tan tác chim muông”, khiến địch thì: “Như ổ kiến, tan dưới bờ đê vỡ”, còn nghĩa quân thì: “Tựa gió lừng, quét sạch đám lá khô”!

Trận đánh ở trước thành Xương Giang ngày 3-11-1427 đã thực hiện mỹ mãn hình tượng thi ca hùng vĩ của Nguyễn Trãi. Quân Minh bị vây đánh 4 mặt: Phía trước là tướng Trần Nguyên Hãn và các danh tướng khác, mới được điều thêm lên từ Chiến dịch bao vây, giải phóng thành Đông Quan: Lê Khôi, Phạm Vấn, Nguyễn Xí… cùng rất đông bộ binh, kỵ binh, tượng binh; mé sau là các tướng Lê Sát, Lưu Nhân Chú, Đinh Liệt, Nguyễn Đình Lý, Lê Văn An… cùng các đội nghĩa quân đã dự trận ở các giai đoạn 1 và 2 trước đấy của chiến dịch.

Trận tổng công kích Xương Giang ngày 3-11-1427 đã giết chết tại trận hơn 5 vạn quân địch, bắt sống hơn 1 vạn (trong đó có cả Đô đốc Thôi Tụ và Thượng thư Hoàng Phúc) vừa kết thúc oanh liệt giai đoạn thứ ba, vừa tổng kết rực rỡ toàn bộ Chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang: Đánh tan và xóa sổ toàn bộ đạo viện binh 10 vạn người, 2 vạn ngựa của nhà Minh do Tổng binh Liễu Thăng chỉ huy! (Theo sách “Hoàng Minh thực lục” của Trung Hoa: Chỉ có một người-là chủ sự Phan Hậu (Phan Nguyên Đạt)-sống sót và trốn thoát được về nước).

Chiến dịch Chi Lăng-Xương Giang đúng 590 năm trước, đã diễn ra trong vòng 27 ngày đêm (từ ngày 8-10-1427 đến 3-11-1427), chiến đấu qua 3 giai đoạn, với lực lượng tham chiến của cả đôi bên lên tới khoảng 20 vạn người, gồm đủ các “binh chủng hợp thành” (bộ binh, tượng binh, kỵ binh…) trên một không gian (chiều sâu) chiến dịch liền khoảnh khoảng 100km, không những chỉ tiêu diệt một đạo viện binh Minh triều của Liễu Thăng, mà còn có hai tác động (tác dụng) và hiệu quả hết sức to lớn: Vừa khiến đạo viện binh của Tổng binh Mộc Thạnh phải sợ hãi, hoảng hốt tháo chạy về nước, và bị các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả, Nguyễn Chích… đem quân giữ ải Lê Hoa đuổi theo, giết chết hơn 1 vạn, bắt sống hơn 1.000 quân, thu được hơn 1.000 chiến mã, cùng vô vàn vũ khí, lương thực, tiền bạc… đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của cuộc chi viện lớn, cuối cùng của nhà Minh; lại vừa khiến Tổng binh Vương Thông và 5 vạn quân Minh cố thủ trong thành Đông Quan thế cùng lực kiệt, tuyệt vọng khi trông chờ viện binh, cuối cùng phải mở cửa thành, nhận dự “Hội thề Đông Quan”-mà thực chất là đầu hàng để được tha về nước, đánh dấu thắng lợi của chiến dịch bao vây, giải phóng thành Đông Quan. Đồng thời kết thúc vẻ vang toàn bộ sự nghiệp giải phóng dân tộc sau 10 năm chiến đấu-đấu tranh oanh liệt của phong trào và nghĩa quân Lam Sơn.

4 tháng 2 2021

Câu 2 : Lê Lợi đã dành lại nước ta khỏi tay nhà Minh.Mở ra thời kì Hậu Lê và dành lại cho nhân dân một quộc không phải chịu cảnh áp bức nô lê  

1 tháng 5 2021

diễn biến:

-tháng 10/1427: 15 vạn viện binh kéo vào nước ta, đạo 1 do Liễu Thăng chỉ huy, đạo 2 do Mộc Thạnh chỉ huy

-ngày 8/10/1427:Liễu Thăng bị phục kích và giết tại ải Chi Lăng, Lương Minh lên thay, dẫn quân xuống Xương Giang bị ta tiêu diệt 3 vạn quân Minh=> số còn lại xuống Xương Giang

- Liễu Thăng bị giết, Mộc Thạnh vội vàng rút quân về nước

- Nghe tin 2 đạo quân bị tiêu diệt, Vương Thông xin hòa và chấp nhận mở hội thề Đông Quan

-ngày 3/1/1428: toán quân của cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta, đất nước sạch bóng quân thù

28 tháng 4 2017

1. Trận Tốt Động - Chúc Động:

- sau khi tăng viện binh, Vương Thông quyết định mở cuộc phản công lớn để giành lại thế chủ động

- 7/11/1426 Vương Thông chiếm đánh quân chủ lực của ta ở Cao Bộ (Hà Nội). khi chúng lọt vào trận địa của ta ở Tốt Động - Chúc Động bị quân ta đánh tan tác.

- kết quả hơn 5 vạn tên địch bị tử thương, bắt sống hơn 1 vạn, Vương Thông bị thương chạy về Đông Quan cố thủ

- thừa thắng ta xông lên vây hãm thành Đông Quan giải phóng nhiều châu huyện khác

2.Trận Chi Lăng - Xương Giang:

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.

16 tháng 4 2018

Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta. Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn. Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.
Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.
Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.
Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.
Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.


Cùng lúc đó, Lê Lợi sai tướng đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trại Mộc Thạnh. Mộc Thạnh trông thấy, biết Liễu Thăng đã bại trận nên vô cùng hoảng sợ, vội vàng rút chạy về Trung Quốc.
Được tin hai đạo viện binh Liễu Thăng, Mộc Thạnh đã bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan vô cùng khiếp đảm, vội vàng xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (ngày 10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.


21 tháng 4 2019

Diễn biến:

- Đầu tháng 10-1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

+ Đạo thứ nhất: do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo hướng Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai: do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8-10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng chết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chấn chỉnh đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang xong cũng bị tiêu diệt, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.


Diễn biến:

- Năm 1427 Liễu Thăng bị mai phục và giết chết ở ải Chi Lăng.

- Lương Minh lên thay dẫn quân xuống Xương Giang liên tiếp bị mai phục ở Cần Trạm, Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạnh vội rút quân về.

Lê Lợi cho người đem các chiến lợi phẩm ở Chi Lăng đến doanh trai Mộc Thạnh vì :

Biết khi Mộc Thạnh khi thấy các chiến lợi này sẽ biết ngay là Liễu Thăng đã tử trận, hốt hoãn biết có thể mình cũng sẽ thua, quá khiếp sợ nên đã cho quân rút về nước. Vậy là khởi nghĩa kết thúc.

*Tốt Động - Chúc Động

Diễn biến:

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng.

 

Kết quả: trên 5 vạn tên giặc tử thương, bị bắt sống trên 1 vạn; Vương Thông bị thương, tháo chạy về Đông Quan. Nghĩa quân thừa thắng kéo về vây hãm Đông Quan, giải phóng thêm nhiều châu, huyện.

 *Diễn biến trận Chi Lăng – Xương Giang:

- Tháng 10/1427, 15 vạn quân Minh từ Trung Quốc kéo vào nước ta.

- Ta tập trung lực lượng tiêu diệt Liễu Thăng trước.

- Ngày 8/10/1427, Liễu Thăng dẫn quân vào nước ta đã bị phục kích ở cầu Trạm Phố Cát.

- Biết Liễu Thăng tử trận, Mộc Thạch vội vã rút quân về nước.

- Ngày 10/12/1427, Lương Thông xin hòa mở hội thề Đông Quan, rút khỏi nước ta.

 

7 tháng 5 2017

- Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Minh, giành lại độc lập tự chủ.

- Kết thúc 20 năm đô hộ của nhà Minh.

- Mở ra một thời kỳ phát triển mới cho đất nước ta.

Câu 1 Những nét chính về diễn biến và những chiến thắng tiêu biểu của khởi nghĩa Lam...
Đọc tiếp

Câu 1 Những nét chính về diễn biến và những chiến thắng tiêu biểu của khởi nghĩa Lam Sơn?

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Câu 2 Nêu diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động, Trận Chi Lăng- Xương Giang.

* Trận Tốt Động- Chúc Động

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................................................................................

*Trận Chi Lăng- Xương Giang.

................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

1
2 tháng 4 2020

Câu 2 Nêu diễn biến trận Tốt Động- Chúc Động, Trận Chi Lăng- Xương Giang.

* Trận Tốt Động- Chúc Động:

- Tháng 10-1426, 5 vạn viện binh giặc do Vương Thông chỉ huy kéo vào thành Đông Quan, nâng số quân Minh ở đây lên 10 vạn.

- Để giành thế chủ động, ngày 7-11-1426, Vương Thông tiến đánh quân chủ lực của nghĩa quân ở Cao Bộ (Chương Mĩ, Hà Nội).

- Nắm được ý đồ và hướng tiến công của giặc, nghĩa quân đã đặt phục kích ở Tốt Động và Chúc Động.

- Khi quân Minh lọt vào trận địa, nghĩa quân đã nhất tề xông thẳng, đánh tan đội hình của chúng

*Trận Chi Lăng- Xương Giang.

(1) Đầu tháng 10 - 1427, 15 vạn viện binh được chia thành hai đạo từ Trung Quốc kéo sang.

+ Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy từ Quảng Tây kéo vào Lạng Sơn.

+ Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam kéo vào theo hướng Hà Giang.

(5) Nghe tin cả hai đạo viện binh bị tiêu diệt, Vương Thông ở Đông Quan khiếp đảm vội xin hoà và chấp nhận mở hội thề Đông Quan (10 - 12 - 1427) để được an toàn rút quân về nước. Lê Lợi chấp nhận lời xin hoà của Vương Thông, cuộc khởi nghĩa chống quân Minh kết thúc thắng lợi.

- Ngày 3 - 1 - 1428, toán quân cuối cùng của Vương Thông rút khỏi nước ta. Đất nước sạch bóng quân thù.